Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của
Ngân Hàng Đông Á
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài :
Thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng, ngày 02/03/2009, Ngân hàng Đông Á đã tổ
chức buổi họp báo chính thức đưa ra chương trình “Vay 24 phút” dành cho mọi người dân,
kể cả những người không chứng minh thu nhập qua giấy tờ.
Với khẩu hiệu “Cần tiền ngay Vay 24 phút”, chương trình “Vay 24 phút” của Ngân
hàng Đông Á ra đời nhằm hỗ trợ cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn tức thời.
Với chương trình này, người dân có thể vay với hạn mức đa dạng từ 500.000 đồng đến 1
triệu rồi 3 triệu… hoặc có thể lên đến 50 triệu đồng, đối với khách hàng được chi lương qua
Ngân hàng Đông Á, lãi suất cho vay là 1,07%/ tháng. Khách hàng chỉ cần thỏa điều kiện vay
vô cùng đơn giản: là chủ Thẻ Đa năng Đông Á, có đăng ký dịch vụ thông báo thay đổi số dư
qua SMS Banking và xác minh công việc hiện tại là được xét vay, với thủ tục đơn giản,
người dân có thể đến bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch nào của Ngân hàng
Đông Á, để tìm hiểu và đăng ký vay.
Ra mắt chương trình này, Ngân hàng Đông Á hướng đến phục vụ đông đảo các đối
tượng khách hàng để ai cũng có thể vay nhanh, giải quyết nhu cầu cấp bách của bản thân.
Điều đặc biệt của sản phẩm này, là khách hàng được cấp một hạn mức trong tài khoản thẻ đa
năng và chỉ khi sử dụng khoản tiền này thì ngân hàng mới tính lãi suất kể từ ngày sử dụng.
Riêng với đối tượng vay là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên toàn
quốc và thời gian còn theo học tại trường từ 04 tháng trở lên, thì Ngân hàng Đông Á sẽ cho
vay tối đa là 1 triệu đồng, thời gian vay tối đa 12 tháng và không quá thời gian còn theo học
tại trường.
Chính sự kiện trên mà tôi muốn biết thái độ của sinh viên đối với dịch vụ mới “Vay 24
phút” của Ngân hàng Đông Á như thế nào ? Giữa nam - nữ và giữa các khóa học có sự khác
biệt nhau về thái độ hay không ? Nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Thái độ của SV Khoa
KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á”.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu :
1.2.1 Mục tiêu :
Mô tả thái độ của sinh viên đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân hàng
Đông Á.
Gia tăng số lượng sinh viên hiểu biết về chương trình.
Để tìm ra khó khăn của những sinh viên đã ,đang và sẽ tham gia chương trình vay
này.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa kinh tế - quản trị
kinh doanh trường đại học An Giang.
1.3 Phương pháp nghiên cứu :
GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 1
Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của
Ngân Hàng Đông Á
1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu :
• Dữ liệu thứ cấp : thông qua internet để thu thập một số thông tin liên quan đến
chương trình vay và Ngân hàng Đông Á.
• Dữ liệu sơ cấp : tiến hành qua 2 bước : Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính, sử dụng dàn bài thảo luận đã soạn
sẵn và thông qua phương pháp phỏng vấn cấu trúc với 8 sinh viên dễ tiếp cận
trong khoa kinh tế (mỗi khóa chỉ chọn 1 sinh viên nam và 1 sinh viên nữ), để
khai thác những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần trao
đổi này, sẽ đưa ra được một bản câu hỏi trực tiếp, hoàn chỉnh cả về ngôn ngữ
lẫn cấu trúc trình bày.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này căn cứ vào
kết quả của lần nghiên cứu sơ bộ, sử dụng bản câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành
làm cuộc tham vấn trực tiếp với 80 sinh viên khoa kinh tế (chọn mỗi khóa 20
sinh viên, trong đó có 10 sinh viên nam và 10 sinh viên nữ).
1.3.2 Phân tích và xử lý dữ liệu :
Các dữ liệu sau khi thu thập xong, sẽ được làm sạch, sắp xếp, xử lý sơ bộ nhằm
bảo đảm độ tin cậy và giá trị cho các kết quả phân tích ở bước sau. Việc phân tích này
được tiến hành dưới sự hổ trợ của phần mềm excel và SPSS 15.0
1.3.3 Phương pháp chọn mẫu :
Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để phỏng vấn và tham vấn bằng bản câu
hỏi với bất kỳ sinh viên khoa kinh tế.
Cỡ mẫu 2 lần nghiên cứu như sau :
♦ Nghiên cứu sơ bộ: 8 sinh viên của cả 4 khóa 7, 8, 9, 10, mỗi khóa chọn 2 sinh
viên (1 nam và 1 nữ).
♦ Nghiên cứu chính thức: 80 sinh viên của cả 4 khóa 7, 8, 9, 10, mỗi khóa chọn
20 sinh viên ( 10 nam và 10 nữ).
1.3.4 Thang đo :
Sử dụng 4 loại trong nhóm thang đo mức độ như : Nhị phân, Likert, số hóa và
định danh mức độ.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu :
Nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên về chương trình “Vay 24 phút” của ngân hàng
Đông Á, cũng như để sinh viên có cơ hội đóng góp ý kiến và nguyện vọng của mình đối
với chương trình.
Làm tài liệu tham khảo cho ngân hàng Đông Á khi ngân hàng có nhu cầu sử dụng, nhằm
giúp cho ngân hàng biết được thông tin chính xác hơn của đối tượng sinh viên dành cho
chương trình. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn không những cho sinh viên mà còn
đối với những khách hàng khác đang, đã và sẽ “Vay 24 phút”.
Chương 2
GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 2
Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của
Ngân Hàng Đông Á
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Qua chương 1, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phuơng pháp và ý nghĩa nghiên
cứu của đề tài đã được trình bày. Nội dung chương 2 này, sẽ tiếp tục trình bày lý thuyết thái
độ và trên cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu.
2.1 Thái độ :
2.1.1 Khái niệm thái độ :
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tính chất và những xu hướng hành động có
tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một tổng thể nào đó (Nguồn dẫn: Theo Kretch
& Crutchfield – Marketing căn bản – Christian, Lê Thị Đông Mai – NXB Thanh Niên).
Qua khái niệm trên, thái độ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không
thích, có thể gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó.
2.1.2 Các thành phần cơ bản của thái độ :
Thái độ có một cấu trúc lôgic bởi nhiều yếu tố phức tạp, gồm 3 thành phần cơ bản:
nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi. Do đó, việc chuẩn bị nó đối với con người rất
khó khăn, nó đòi hỏi người tiêu dùng khi hình thành một quan điểm (thái độ), mới phải
thay đổi cả về nhận thức lẫn những thói quen vốn có và họ cần có thời gian để thích nghi
(theo nguồn đã dẫn).
Hình 2.1 Mô hình ba thành phần của thái độ
Nhận thức : là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định nghĩa là một quá
trình, mà thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để
tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh (theo nguồn đã dẫn).
Bước khởi đầu của quy trình hình thành thái độ chính là sự nhận thức, hiểu biết
của một người về một đối tượng nào đó.
Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của tác nhân kích thích, mà còn tùy
thuộc vào mối tương quan giữa các tác nhân kích thích với môi trường xung quanh và
bản thân của cá thể (chủ thể của nhận thức).
GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 3
Xu hướng
hành vi
Tình
cảm
Nhận
thức