Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT QTKD đối với CSVC trong khu mới trường đại học an giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Trường Đại học An Giang được xem là trường Đại học trẻ nhất ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long, và là trường Đại học công lập đứng thứ hai ở khu vực này (sau
Đại học Cần Thơ). Nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học,
thấp hơn đại học cho tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận. Đồng thời còn nghiên cứu ứng
dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh và các
vùng lân cận trong khu vực.
Được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng nguồn nhân lực của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long còn hạn chế. Sự ra đời và phát triển của trường ĐHAG góp phần
quan trọng vào việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tạo động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế_xã hội trong vùng. Ngoài gần 16,5 hecta của cơ sở cũ,
vào tháng 1 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định cho phép xây dựng trường
trên khu đất 40 hecta với tổng kinh phí đầu tư lên đến 35 triệu USD. Trường được sự
quản lý và hỗ trợ tài chính của UBND tỉnh An Giang và chịu sự giám sát chuyên môn
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Nhờ đó mà cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học
tập cũng được tăng cường. Song, với cơ sở hoàn toàn mới về quy mô và kết cấu hạ tầng,
lẫn CSVC đó có nâng cao được chất lượng dạy và học tại trường ĐHAG hay chưa?
Vậy, giảng viên và sinh viên ở trường có cảm nghĩ gì, thái độ của họ như thế nào đối
với khu mới này? Ở đây quan tâm nhiều nhất đó là kết quả học tập của sinh viên khi
được học ở khu này.
Nói về thái độ, thái độ là một trạng thái mở đầu cho hành động, cho nhận thức,
cho suy nghĩ, cũng như cho việc cảm nhận đối với một đối tượng nào đó. Thái độ rất
khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người hành động theo thói quen khá bền vững mà người
ta có thể tiết kiệm được công sức và sự suy nghĩ khi hành động. Vì thế, đánh giá chất
lượng học tập của sinh viên trường ĐHAG hiện nay là điều rất cần thiết. Nhưng trước
tiên phải biết được cảm tình của sinh viên đối với khu mới ra sao, trong đó có cơ sở vật
chất_những thứ cần được trang bị kỹ lưỡng nhằm mục đích cho sinh viên cảm thấy
thoải mái hơn để có thể tiếp thu bài thật tốt khi đến lớp.
Tóm lại, việc tìm hiểu thái độ của sinh viên trường ĐHAG đối với CSVC khu mới
đáng được nghiên cứu. Qua đó, đề tài “ Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD đối với cơ sở vật chất trong khu mới trường Đại học An Giang” này cũng sẽ
góp phần vào việc tìm hiểu và thúc đẩy chất lượng dạy và học của trường lên cao hơn
nữa trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu này nhằm hướng đến hai mục tiêu, đó là:
- Đánh giá mức độ cảm nhận của SV như thế nào và có thấy thích thú khi học ở
khu mới với CSVC được trang bị như hiện nay.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ về CSVC của SV.
- Đề xuất một số kiến nghị có thể nâng cao CSVC trong khu mới giúp SV có thể
học tập tốt hơn.
GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 1
SVTH: Lương Âu Mai Phương
Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung tìm hiểu SV khóa 8 khoa KT-QTKD
của trường.
Nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD.
Thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu: từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp
Trong nghiên cứu này sử dụng dàn bài phỏng vấn sâu để thảo luận với 5 bạn
sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD. Kết quả của lần phỏng vấn này là một bản câu
hỏi, sẽ phỏng vấn thử 5 bạn SV nhằm chỉnh sửa cho bản câu hỏi được hoàn chỉnh.
Và cuối cùng là thu thập dữ liệu thông qua bản câu hỏi phỏng vấn chính thức về
thái độ của SV khóa 8 đối với CSVC trong khu mới.
1.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập về tiến hành xử lý, mã hóa bằng Excel và
phần mềm SPSS rồi đem tổng hợp lại. Sau khi dữ liệu đã được mã hóa, làm sạch
sẽ được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong
khu mới trường ĐHAG giúp:
Cung cấp thông tin cho khoa KT-QTKD hiểu rõ hơn về thái độ của SV. Bên cạnh
cũng thấy được những vấn đề trước mắt về trang thiết bị của trường nhằm tăng cường,
củng cố ngày càng hoàn thiện hơn.
Khi biết được những mặt tích cực cũng như những hạn chế, từ đó tìm các biện
pháp khắc phục nâng chất lượng Giáo dục_Đào tạo của trường ngày càng cao hơn.
Ngoài ra, đề tài này cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Kết cấu của chuyên đề
Đề tài nghiên cứu Thái độ của SV khoa KT-QTKD gồm có 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu, nêu cơ sở hình thành đề tài, đưa ra
được mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là ý nghĩa
thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu. Các lý thuyết này là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình
nghiên cứu. Từ đó lập ra mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài.
Chương 3: Các phương pháp được trình bày trong chương này nhằm thực hiện
việc nghiên cứu và xây dựng các thông tin cần thiết về thái độ của SV như: cách thu
thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thang đo cũng như cỡ mẫu và thông tin về mẫu. Sau đó
là thiết lập quy trình nghiên cứu hoàn chỉnh.
GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 2
SVTH: Lương Âu Mai Phương
Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG
Chương 4: Nêu lên tiến độ thực hiện việc nghiên cứu. thấy rõ được thời gian bắt
đầu và kết thúc tiến trình.
Chương 5: Trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên
cứu có được sau khi xử lý.
Chương 6: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận những kết quả chính. Cuối cùng
nêu lên các đề xuất cũng như hạn chế của đề tài.
GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 3
SVTH: Lương Âu Mai Phương