Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thái độ của học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền - tp. đà nẵng đối với tệ nạn cờ bạc.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thái độ của học sinh trƣờng T PT Nguyễn Thƣợng iền
TP. à Nẵng đối với tệ nạn cờ bạc
Sinh viên thực hiện : Lê Nhƣ Linh Ngọc
Chuyên ngành: Tâm lý iáo dục
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Phi
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nước ta đang trên đà bước vào công cuộc công nghiệp hóa _ hiện đại hóa đất
nước. Bên cạnh những thời cơ mới mà công nghiệp hóa _ hiện đại hóa mang lại cho
chúng ta, cũng có nhiều khó khăn, thách thức và những bất cập mới mới, nổi bật lên là
mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội mang
tính phức tạp. Trong đó có sự gia tăng của các loại tệ nạn xã hội nói chung và đặc biệt
là sự gia tăng của tệ nạn cờ bạc.
Tệ nạn cờ bạc phát triển rộng trên tất cả các thành phố lớn nhỏ, từ thành thị đến
nông thôn, ở các khu dân cư với nhiều loại hình khác nhau mang tính đa dạng và
phong phú. Tệ nạn cờ bạc lan rộng khắp mọi tầng lớp trong đó có tầng lớp thanh niên
– học sinh. Tệ nạn cờ bạc không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến người tham gia mà còn
gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, làm gia tăng tệ nạn xã hội, gây mất trật
tự an toàn xã hội.
Theo đánh giá của cơ quan công an, bên cạnh sự gia tăng về số lượng, ngoài những
loại hình cờ bạc "truyền thống", thời gian qua nhiều đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá qua
mạng internet cũng hoạt động khá mạnh, với số lượng tiền chuyển ra nước ngoài rất lớn. Từ
đầu năm đến nay, công an các đơn vị, địa phương đã phát hiện, triệt phá gần 2 nghìn vụ
đánh bạc, bắt và xử lý gần 9.600 đối tượng. Tệ nạn cờ bạc còn diễn ra trên diện rộng, qua
công tác nắm tình hình địa bàn, trinh sát hình sự phát hiện tại nhiều khu vực công cộng như
bến xe buýt, quán cóc vỉa hè đã trở thành bãi đáp cho tệ nạn cờ bạc.
Năm 2010, lực lượng công an tỉnh Nghệ An phát hiện và xử lý 519 vụ đánh
bạc với 2.079 đối tượng, tăng 36 vụ (6,48%) so với năm 2009. So với cùng kì năm
2009, số đối tượng tham gia đánh bạc tăng 620 đối tượng (42,49%). Trong đó có 23 vụ
có 39 cán bộ công chức nhà nước và đảng viên tham gia, chiếm tỷ lệ 1,87%. Hình thức
chủ yếu là đánh phỏm, đánh liêng (262 vụ), ghi đề (128 vụ), xóc đĩa (43 vụ), cá độ
bóng đá (3 vụ)…Lực lượng công an đã thu giữ 2,8 tỷ đồng, 2.000 USD, 154 bảng cáp
3
đề, 331 ĐTDĐ, 5 ô tô, 171 mô tô, xe máy, 1 máy fax, 2 bộ vi tính…Điều đó là minh
chứng cho sự phát triển của tệ nạn cờ bạc trong xã hội hiện nay.
Nhận thức đầy đủ tính chất nghiêm trọng và tính cấp bách của tệ nạn cờ bạc,
các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chủ trương triệt phá và bắt
giữ các đối tượng liên quan đến tệ nạn cờ bạc bất cứ dưới hình thức nào bằng nhiều
biện pháp kiên quyết, đồng bộ nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tệ nạn cờ bạc ra
khỏi đời sống xã hội.
Thanh niên – học sinh là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực,
đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh
niên – học sinh là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và sự phát triển trí truệ, thanh niên
– học sinh luôn năng động, sáng tạo và luôn muốn tự khẳng định mình. Vị trí của
thanh niên – học sinh trong xã hội là lực lượng xung kích cách mạng, việc phát triển
và bồi dưỡng thế hệ thanh niên – học sinh là vấn đề sống còn của dân tộc. Và trong
công tác về tệ nạn cờ bạc, thanh niên – học sinh cũng là lực lượng xung kích, đóng vai
trò cốt cán tham gia tích cực vào các công tác liên quan đến tệ nạn cờ bạc. Thanh niên
– học sinh sẽ có những kiến thức, sự hiểu biết về tác hại của cờ bạc gây ra cho bản
thân họ và cho mọi người xung quanh. Nhưng trong thực tế nhiều thanh niên – học
sinh chưa tích cực tham gia công tác phòng chống tệ nạn cờ bạc. Hơn nữa, vấn đề thái
độ của thanh niên – học sinh đối với công tác phòng chống tệ nạn cờ bạc chưa được
nghiên cứu nhiều. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thái độ của học sinh trường
THPT Nguyễn Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng đối với tệ nạn cờ bạc” để nghiên cứu, từ đó
đưa ra những khuyến nghị góp phần định hướng thái độ đúng đắn, tích cực cho học
sinh trường THPT Nguyễn Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng đối với tệ nạn cờ bạc đạt hiệu
quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thái độ của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng
Hiền_TP. Đà Nẵng về tệ nạn cờ bạc.
Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm làm cho học sinh có thái độ tích cực
đối với tệ nạn cờ bạc.
4
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, khách thể khảo sát.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của học sinh trường trung học phổ thông
Nguyễn Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng về tệ nạn cờ bạc.
3.2. Khách thể nghiên cứu và khách thể khảo sát
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng
Hiền_TP. Đà Nẵng.
- Khách thể khảo sát: 300 em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn
Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế nên trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu thái độ
của học sinh đối với tệ nạn cờ bạc trong phạm vi trường THPT Nguyễn Thượng
Hiền_TP. Đà Nẵng.
5. Giả thuyết khoa học
- Học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng nhìn
chung đã có thái độ đối với tệ nạn cờ bạc tuy nhiên một số em học sinh chưa hiểu đúng
về tệ nạn cờ bạc.
- Thái độ đối với tệ nạn cờ bạc giữa các khối lớp, giữa nam và nữ học sinh của
trường có sự khác nhau.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về thái độ, tệ nạn, tệ nạn cờ bạc, thái độ
của học sinh về tệ nạn cờ bạc.
- Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn
Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng về tệ nạn cờ bạc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi tệ nạn cờ bạc, nâng cao
nhận thức, thái độ của các em học sinh về vấn đề này.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Để xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài, tôi đã sử dụng
phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
5
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài để thu thập thông tin về thái
độ của học sinh trường THPT Nguyễn Thượng Hiền_TP. Đà Nẵng về tệ nạn cờ bạc.
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cấu trúc của thái độ là: mặt nhận thức, mặt
xúc cảm_tình cảm và mặt hành vi của học sinh về vấn đề này.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xác hơn thái
độ của học sinh về tệ nạn cờ bạc nhằm bổ trợ cho quá trình điều tra bằng phương pháp
bảng hỏi.
7.4. Phương pháp thống kê trong toán học
Xử lý số liệu thu được, nhằm đưa ra những kết luận chính xác, khách quan cho
đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học: tính tỉ lệ % và
tính trung bình cộng.
6
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG CỦA Ề TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ
1.1.1. Các nghiên cứu ở trong nƣớc.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái độ nói chung, thái độ xã hội nói
riêng còn ít, nhiều chịu ảnh hưởng của Tâm lý học Liên Xô. Tuy nhiên, gần đây các
quan niệm của Tâm lý học Phương Tây về thái độ đã bắt đầu được các nhà Tâm lý học
Việt Nam chú ý. Có thể kể tới một vài tác giả như: “Thái độ đối với quan hệ tình dục
trước hôn nhân của sinh viên Học Viện Ngân Hàng, phân viện Thành phố Hồ Chí
Minh” (Lê Thị Trang - luận văn thạc sĩ), “Thái độ của sinh viên Đại học luật Hà Nội
đối với vịêc bảo vệ môi trường tự nhiên” (Chu Liên Anh - luận văn thạc sĩ). Nhìn
chung các nghiên cứu đều mang tính thực tiễn ở qui mô nhỏ. Việc nghiên cứu thái độ
mới chỉ bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Như vậy, Thái độ được các nhà Tâm lý học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau, các tác giả đã dựa vào nhiều tiền đề lý thuyết khác nhau và đã xem xét thái độ
với những mục đích khác nhau. [14, tr.7]
1.1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.
1.1.2.1. Ở Liên Xô và Cộng Hòa dân chủ ức
- Thuyết tâm thế: Ở Liên Xô (cũ) việc nghiên cứu thái độ chủ yếu dựa trên nền
tảng của Tâm lý học hoạt động (A.N. Leonchiev) và Tâm lý học tâm thế. Các nghiên
cứu theo trường phái tâm thế ít sử dụng khái niệm “thái độ” mà hay dùng khái niệm
tương đương là “tâm thế xã hội” khi giải thích hành vi xã hội của cá nhân.
Trong một cuốn từ điển Tâm lý học Nga, thái độ được coi là “tâm thế xã hội đã
được củng cố, có cấu trúc phức tạp bao gồm thành phần nhận thức, tình cảm, hành
vi”[14, tr.7]
- Thuyết thái đô – nhân cách: A.Ph.Lazurxki là người đầu tiên đề xuất việc
nghiên cứu thái độ trong Tâm lý học Xô viết khi ông nghiên cứu tính cách. Theo
7
A.ph.Lazurxki, khía cạnh quan trọng của nhân cách là thái độ của cá nhân đối với môi
trường, theo nghĩa rộng bao gồm giới tự nhiên, sản phẩm lao động và những cá nhân
khác, các nhóm xã hội và những giá trị tinh thần như khoa học, nghệ thuật.
A.Ph.Lazurxki đặc biệt chú ý đến thái độ cá nhân đối với nghề nghiệp, với lao động,
với sở hữu, với người khác và xã hội. Các thái độ này được ông coi là chủ đạo khi định
nghĩa tính cách và phân loại nhân cách.
Sau này dựa trên tư tưởng của A.Ph.Lazurxki và xuất phát từ lập trường Macxit,
V.N.Miaxisev đã đề ra thuyết tâm lý và thái độ chủ quan của cá nhân – đó là thuyết
“thái độ nhân cách”.
V.N.Miaxisev đã coi nhân cách như một hệ thống thái độ. Ông viết : “Thái độ
dưới dạng chung nhất là hệ thống trọn vẹn các mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc, có ý
thức của nhân cách với khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này
xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát triển của con người, nó thể hiện khái niệm cá nhân và
qui định hành động và các thể nghiệm của cá nhân từ bên trong”. Như vậy, theo
V.N.Miaxisev, dưới góc độ Tâm lý học, thái độ là điều kiện khái quát bên trong của hệ
thống các hành động của con người. Thái độ có các tính chất cơ bản là: tính có ý thức,
tính trọn vẹn, tính có hệ thống. Tuy nhiên, V.N.Miaxisev lại cho rằng: nhu cầu, hứng
thú, tình cảm, ý chí, thị hiếu, tính cách, các quá trình tâm lý, sự đánh giá đều là thái độ.
Ông viết: “Tất cả các dạng hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa rộng có thể xem như một
dạng nào đó của thái độ”.
Như vây, với “thuyết thái độ nhân cách”, V.N.Miaxisev là một trong những
người đặt nền móng cho Tâm lý học thái độ theo quan điểm Macxit. Tuy vậy, “ Thuyết
thái độ nhân cách” còn có một số hạn chế nhất định. Nó chưa làm rõ được ảnh hưởng
qua lại giữa quan hệ xã hội với thái độ chủ quan của cá nhân đối với hiện thực khách
quan. Việc ông xếp các quan hệ xã hội ngang hàng với thái độ, nhận thức, xúc cảm, ý
chí, thị hiếu là chưa thỏa đáng. Cũng như ông coi một loạt các hiện tượng tâm lý nêu
trên là chưa có cơ sở khoa học.[14, tr.8]
- Thuyết định vị: Khắc phục các sai lầm của phương pháp nghiên cứu thái độ và
tâm thế là: chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trong môi trường vi mô, Iađôp. V.N
đã phát triển khái niệm tâm thế và đưa ra „thuyết định vị”. Theo thuyết này, hệ thống
8
định vị của cá nhân bao gồm tâm thế, tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản của hứng thú,
hệ thống định hướng giá trị xã hội. Như vây, tâm thế chỉ là một dạng định vị, điều
chỉnh hành vi, phản ứng của cá nhân trong những tình huống đơn giản. Khi có sự gặp
gỡ của nhu cầu, hệ thống định vị này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao điều
chỉnh hành vi xã hội của cá nhân. Trong một hệ thống định vị, định vị bậc cao có thể
chi phối định vị bậc thấp [14, tr.9]
- Thuyết thái độ chủ quan: Khi nghiên cứu nhân cách, Ph.Lômôv đã phân tích
vai trò định hướng của giá trị, sự liên kết, sự ràng buộc. Sự tình cảm, ác cảm, hứng thú
và các mặt khác trong nhân cách, từ đó ông cho rằng, khái niệm chung nhất chỉ rõ các
đặc điểm nêu trên của nhân cách là khái niệm “thái độ chủ quan của cá nhân”. Vì theo
Lômôv, “thái độ” ở đây không chỉ là mối quan hệ khách quan của cá nhân với xung
quanh, mà còn bao hàm cả việc đánh giá, biểu hiện hứng thú của cá nhân.[14, tr.9]
- Theo quan điểm của tâm lý học Macxit: Thái độ là sự sẵn sàng của cá nhân để
phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ
rệt, hình thành theo qui định nhất quán phương thức xử thế của các cá nhân.[14, tr.9]
Tóm lai, nhờ vận dung cách tiếp cận hoạt động và nhân cách trong nghiên cứu
thái độ, gắn thái độ với xu hướng cá nhân, với các điều kiện hoạt động, coi thái độ là
một hệ thống có thứ bậc. Tâm lý học Xô viết đã đưa ra cách lý giải hợp lý về thái độ, vị
trí của thái độ trong cấu trúc nhân cách, về chức năng thái độ trong điều chỉnh hành vi.
1.1.2.2. Ở phƣơng Tây
Vấn đề thái độ thường xuyên là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học,
gồm có 3 thời kỳ
- Thời kì đầu tiên (từ năm 1918 đến chiến tranh thế giới thứ hai): W.l.thomas và
F.Znanecki (Mỹ), là những người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ khi nghiên cứu sự
di cư của công dân Ba Lan sang Mỹ, trong thời kỳ này, các công trình nghiên cứu tập
trung vào định nghĩa, cấu trúc, chức năng, mối quan hệ thái độ hành vi. Đáng chú ý
là có tác giả đã phát hiện không nhất quán giữa thái độ và hành vi (nghịch lí
Lapier).[14, tr.10]
- Thời kì thứ hai (từ chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50): Nét
đặc trưng của nghiên cứu thái độ trong thời kỳ này là sự hoài nghi của thái độ trong