Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo việc làm thỏa đáng cho người lao động ở khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VI VĂN NGHĨA
TẠO VIỆC LÀM THỎA ĐÁNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ở KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VI VĂN NGHĨA
TẠO VIỆC LÀM THỎA ĐÁNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ở KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào. Các số liệu và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Bắc Kạn, ngày 02 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Vi Văn Nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình nhiều mặt của các tổ chức, cá nhân. Tôi xin trân trọng
cảm ơn sâu sắc tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Chí Thiện, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban
Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Ban chủ nhiệm
Khoa Kinh tế và các thầy cô giáo của nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi
được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị: Chi cục Thống kê thị xã
Phổ Yên, Ban quản lý Các khu Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Khu Công
nghiệp Yên Bình, các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và công nhân lao động tại
khu Công nghiệp Yên Bình ... đã cung cấp thông tin, số liệu điều tra trong quá
trình tôi nghiên cứu luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
để tôi hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu!
Bắc Kạn, ngày 02 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Vi Văn Nghĩa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM
THỎA ĐÁNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG........................................................ 6
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm việc làm ................................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm tạo việc làm ........................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm Lao động và người lao động.................................................. 8
1.1.4. Khái niệm tạo việc làm thỏa đáng cho người lao động .......................... 9
1.3. Nội dung tạo việc làm thoả đáng cho người lao động ............................. 13
1.3.1. Công tác tuyển dụng.............................................................................. 13
1.3.2. Bố trí và sử dụng lao động .................................................................... 17
1.3.3. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực................................................ 21
1.3.4. Công tác tiền lương và các chế độ đãi ngộ ........................................... 24
1.3.5. Đãi ngộ tinh thần................................................................................... 27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm thoả đáng cho
người lao động ...................................................................................... 28
1.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong............................................ 28
1.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài ......................................... 33
1.5. Kinh nghiệm tạo việc làm thỏa đáng cho người lao động tại một số
KCN và bài học rút ra cho KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên............ 37
1.5.1. Kinh nghiệm của KCN Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên ....................... 37
1.5.2. Kinh nghiệm của KCN Đình Trám, Bắc Giang.................................... 38
1.5.3. Các bài học kinh nghiệm được rút ra cho KCN Yên Bình ................... 39
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 40
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 40
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 40
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 42
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 42
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 44
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tuyển dụng ................................................................ 44
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về công tác sử dụng lao động và môi trường làm việc ....... 45
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về công tác đào tạo và bồi dưỡng.................................. 45
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về tiền lương và các chế độ đãi ngộ.............................. 45
2.3.5 Nhóm chỉ tiêu về vị thế của người lao động.......................................... 46
Chương 3: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI KCN YÊN BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN............................................... 47
3.1. Khái quát về khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên................... 47
3.1.1. Giới thiệu chung về KCN ..................................................................... 47
3.1.2. Môi trường đầu tư tại KCN................................................................... 49
3.1.3. Hoạt động kinh doanh tại KCN............................................................. 49
3.2. Thực trạng tạo việc làm thỏa đáng cho người lao động tại KCN Yên
Bình, tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 50
3.2.1 Thực trạng về lao động tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên ............. 50
3.2.2 Thực trạng tạo việc làm thỏa đáng cho người lao động tại KCN
Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên................................................................... 51
3.3 Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến tạo việc làm thỏa đáng theo
quan điểm của công nhân tại Khu CN Yên Bình.................................. 66
3.3.1 Phân tích đặc điểm đối tượng khảo sát .................................................. 66
3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu ........................................................... 69
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá .................................................................. 70
3.3.4 Phân tích hồi quy và tương quan............................................................ 71
3.3.5. Đánh giá của người lao động về các yếu tố .......................................... 75
3.3.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.......................................................... 81
3.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 82
3.4.1. Ưu điểm................................................................................................. 82
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 83
Chương 4 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM THỎA
ĐÁNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KCN YÊN BÌNH, THÁI NGUYÊN....... 87
4.1. Quan điểm và định hướng đẩy mạnh công tác tạo việc làm thỏa đáng
cho người lao động tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên thời gian tới..... 87
4.1.1. Mục tiêu................................................................................................. 87
4.1.2 Định hướng............................................................................................. 88
4.2 Giải pháp đẩy mạnh công tác tạo việc làm thỏa đáng cho người lao
động tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên................................................. 89
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện các chính sách nhân sự ........................................ 89
4.2.2. Giải pháp đối với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp................ 96
4.2.3. Giải pháp đối với văn hóa doanh nghiệp .............................................. 97
4.2.4. Giải pháp đối với điều kiện làm việc .................................................... 98
4.3. Kiến nghị.................................................................................................. 99
KẾT LUẬN.................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 101
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 102
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHIÃ
1 BQL Ban quản lý
2 CBCNV Cán bộ công nhân viên
3 CSNS Chính sách nhân sự
4 DN Doanh nghiệp
5 FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
6 HĐND Hội đồng nhân dân
7 KCN Khu công nghiệp
8 LĐ Lao động
9 NNL Nguồn nhân lực
10 UBND Ủy ban nhân dân
11 NSDLĐ Người sử dụng lao động
12 NLĐ Người lao động
13 BHXH Bảo hiểm xã hội
14 BHYT Bảo hiểm y tế
15 BHLĐ Bảo hộ lao động
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích Khu công nghiệp Yên Bình ............................................ 47
Bảng 3.2 Số lượng lao động tại KCN Yên Bình............................................. 50
Bảng 3.3: Thu nhập trung bình của người lao động phân theo loại hình
doanh nghiệp trong KCN................................................................ 58
Bảng 3.4: Tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp và bảo hiểm y tế năm 2015 ở KCN Yên Bình, Thái Nguyên...... 60
Bảng 3.5 Thông tin đối tượng khảo sát........................................................... 66
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy dữ liệu............................................... 69
Bảng 3.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ............................................... 70
Bảng 3.8 Kết quả phân tích tương quan.......................................................... 71
Bảng 3.9 Kết quả phân tích hồi quy................................................................ 72
Bảng 3.10 Đánh giá đối với yếu tố mục tiêu, chiến lược................................ 75
Bảng 3.11 Đánh giá đối với yếu tố văn hóa doanh nghiệp............................. 76
Bảng 3.12 Đánh giá đối với yếu tố chính sách nhân sự.................................. 78
Bảng 3.13 Đánh giá đối với yếu tố điều kiện làm việc................................... 79
Bảng 3.14 Đánh giá đối với yếu tố hài lòng với chính sách tạo việc làm
thỏa đáng......................................................................................... 80
Bảng 3.15 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu...................................... 81
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quản lý quá trình tuyển dụng nhân lực ......................................... 14
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu tuyển dụng lao động tại KCN Yên Bình tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013-2015...................................................... 52
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lao động được doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng phân
theo giới tính tại KCN Yên Bình................................................ 57
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhà ở của người lao động tại KCN Yên Bình................ 62
Biểu đồ 3.4: Các hoạt động của người lao động khi nghỉ ngơi sau giờ làm việc.... 65
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động, việc làm làm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc
gia dân tộc, giải quyết việc làm là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, là giải pháp
căn bản để phát triển kinh tế, tạo sự ổn định và công bằng xã hội. Đối với
quốc gia, thất nghiệp, thiếu việc làm là một sự lãng phí tài nguyên sinh lực.
Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp và thiếu việc làm làm phát sinh nhiều
vấn đề xã hội phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển
con người. Nước ta bước vào thế kỷ XXI với nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít khó khăn thách thức, trong đó vấn đề lao động, việc làm là một trong
những thách thức lớn đối với nền kinh tế . Theo dự báo của bộ Lao độngThương binh và Xã hội, đến năm 2020 dân số nước ta sẽ đạt mức 95 triệu
người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 67,4% dân số, với
mức tăng bình quân gần một triệu người một năm. Hiện nay nước ta đang
trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng,” đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử
dụng lợi thế nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xong, mức độ gia tăng tương đối nhanh của lực lượng lao động trong bối
cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian rảnh rỗi ở nông thôn tương
đối cao như hiện nay thì vấn đề giải quyết việc làm và tạo mở việc làm là một
trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành và toàn xã
hội nhằm giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, bức xúc của xã hội, khai thác
lợi thế về nguồn nhân lực đưa đất nước đi lên theo kịp sự phát triển chung của
khu vực và thế giới.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã được ra nhiều giải pháp
tạo việc làm cho người lao động. Sự hình thành và phát triển của các doanh
nghiệp, các khu công nghiệp tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm góp phần
giải quyết có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo, giảm nạn thất nghiệp góp
phần đào tạo đội ngũ công nhân mới, có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao.
2
Tuy nhiên, thực tế vấn đề tạo việc làm cho người lao động còn nhiều bất
cập và hạn chế, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất, chạy
theo lợi nhuận trước mắt, chưa quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của
người lao động . Việc làm của người lao động chưa thật sự bền vững, các chế
độ về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được thực
hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật, quyền của người lao động chưa được
phát huy, điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động còn nhiều khó
khăn, công nhân lao động còn phải làm việc trong môi trường ô nhiễm như:
nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt chuẩn cho phép. Có tình trạng một số doanh
nghiệp chỉ sử dụng lao động trong 3 đến 5 năm sau đó sa thải nhằm khai khai
thác triệt để sức trẻ của NLĐ, tránh việc bậc nâng lương thường xuyên cho
NLĐ. Một số khu công nghiệp, khu đông công nhân lao động còn thiếu nhà ở,
thiếu các thiết chế văn hóa, giáo dục phục vụ người lao động và con em họ,
nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho người lao động chưa được quan tâm giải quyết.
Các chủ doanh nghiệp chưa dành thời gian để tổ chức các hoạt động xây dựng
đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động. Trong khi đó NLĐ
thường xuyên phải làm việc tăng ca, nên không có thời gian để thư giãn, giải
trí qua các phương tiện nghe, nhìn, đọc sách báo… Với mức thu nhập còn
thấp, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, tiền lương hàng tháng của công
nhân lao động phải dành phần lớn cho chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như
lương thực, thực phẩm, số ít còn lại dành cho chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại,
may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân, nên đời sống người lao động vô
cùng khó khăn, vì vậy đa phần người lao động thiếu điều kiện để thoả mãn
nhu cầu hưởng thụ về văn hoá tinh thần như vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học
tập, giao lưu ... Bên cạnh đó, trình độ tay nghề, năng suất lao động của công
nhân nước ta thấp nhiều công nhân lao động chưa có ý thức gắn bó với doanh
nghiệp, thường xuyên chuyển chỗ làm việc từ công ty này sang công ty khác
khi thấy mức lương cao hơn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh