Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1738

Tăng cường tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ THỊ PHƯƠNG MAI

TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ THỊ PHƯƠNG MAI

TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Tuấn Linh

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài

liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và đều có

nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.

Phú Thọ, 20 tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Tạ Thị Phương Mai

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn

và giúp đỡ tận tình của TS Trương Tuấn Linh, các thầy cô giáo trường Đại

học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên cùng các đồng

nghiệp tại Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì.

Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

- Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, các giảng viên

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã

giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khóa học và trong quá trình thực

hiện Luận văn này.

- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương Tuấn Linh,

là người Thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và cho tôi những lời

khuyên sâu sắc giúp tôi hoàn thành Luận văn.

- Ban giám hiệu, Cán bộ, giáo viên trường Đại học Công nghiệp Việt

Trì đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm Luận văn.

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người luôn sát cánh động

viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, 20 tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Tạ Thị Phương Mai

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

4. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu ................................................................ 4

5. Đóng góp chính của đề tài nghiên cứu.......................................................... 7

6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ CHỦ TÀI

CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO.............................................. 9

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 9

1.1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSN)................................... 9

1.1.2. Công tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực giáo dục.................................................................................... 18

1.1.3. Nội dung công tác tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực giáo dục .......................................................................... 20

1.1.4. Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu..................... 26

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại đơn vị sự

nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục............................................ 28

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 31

1.2.1. Một số mô hình về tự chủ tài chính tại các trường ĐH trên thế giới.... 31

1.2.2. Kinh nghiệm về tự chủ tài chính của một số trường ĐH ở Việt Nam...... 33

iv

1.2.3. Bài học đối với Đại học công nghiệp Việt Trì...................................... 35

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 37

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin........................................................... 39

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 39

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 40

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ....................................................... 43

3.1. Giới thiệu chung về Đại học Công nghiệp Việt Trì................................. 43

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 43

3.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển............................................ 43

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, viên chức ....................................... 44

3.2. Thực trạng công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công

nghiệp Việt Trì ................................................................................................ 47

3.2.1. Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại trường ĐH Công nghiệp

Việt Trì ............................................................................................................ 47

3.2.2. Quy trình quản lý tài chính tại trường ĐH Công nghiệp Việt Trì ........ 48

3.2.3. Thực trạng quản lý và khai thác nguồn thu........................................... 51

3.2.4. Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính.................................... 59

3.2.5. Thực trạng phân phối kết quả tài chính trong năm............................... 82

3.2.6. Thực trạng công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính................ 83

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính của

trường Đại học Công nghiệp Việt Trì............................................................. 84

3.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước .......................................................... 84

3.3.2. Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội....................................................... 86

3.3.3. Tổ chức thực hiện công tác tài chính .................................................... 86

3.3.4. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính ................................................. 91

3.3.5. Trình độ cán bộ quản lý ........................................................................ 92

v

3.3.6. Cơ sở vật chất........................................................................................ 93

3.3.7. Nhận thức của các bộ, viên chức và người lao động ............................ 94

3.4. Đánh giá chung công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công

nghiệp Việt Trì ................................................................................................ 95

3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 95

3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân........................................................................... 97

3.4.3. Phân tích SWOT công tác tự chủ tài chính của Nhà trường............... 100

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI

CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ........... 106

4.1. Định hướng phát triển Đại học Công nghiệp Việt Trì và quan điểm

tăng cường cơ chế tự chủ về tài chính của Đại học Công nghiệp Việt Trì... 106

4.1.1. Định hướng phát triển của Đại học Công nghiệp Việt Trì ................. 106

4.1.2. Quan điểm tăng cường cơ chế tự chủ về tài chính của Đại học

Công nghiệp Việt Trì .................................................................................... 106

4.2. Một số giải pháp xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại

học Công nghiệp Việt Trì.............................................................................. 107

4.2.1. Nâng cao nhận thức về vấn đề tự chủ tài chính .................................. 107

4.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính và cán bộ quản lý tại

các đơn vị ...................................................................................................... 108

4.2.3. Tăng cường công tác khai thác và quản lý các nguồn thu .................. 109

4.2.4. Tăng cường quản lý các khoản chi đạt hiệu quả................................. 111

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài sản................................................... 113

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ................................ 114

4.3. Kiến nghị................................................................................................ 115

KẾT LUẬN.................................................................................................. 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 121

PHỤ LỤC..................................................................................................... 124

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANU The Australian National University

CBVC Cán bộ viên chức

CSVC Cơ sở vật chất

ĐH Đại học

ĐVSN Đơn vị sự nghiệp

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GS Giáo sư

GV Giáo viên

KHCN Khoa học công nghệ

NCKH Nghiên cứu khoa học

NSNN Ngân sách nhà nước

PGS Phó giáo sư

SV Sinh viên

TS Thạc sĩ

TW Trung ương

VN Việt Nam

XHCN Xã hội chủ nghĩa

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thống kê cán bộ, giảng viên đi làm NCS, học cao học ................. 46

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp nguồn thu của ĐH Công nghiệp Việt Trì giai

đoạn 2015 - 2017 ............................................................................ 52

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí NSNN

cấp giai đoạn 2015 - 2017............................................................... 54

Bảng 3.4. Tổng hợp nguồn thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai

đoạn 2015 - 2017 ............................................................................ 57

Bảng 3.5. Quy mô đào tạo HSSV giai đoạn 2015 - 2017............................... 59

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp nội dung chi cơ cấu chi giai đoạn 2015 - 2017...... 62

Bảng 3.7. Cơ cấu chi từ nguồn NSNN cấp năm 2015- 2017.......................... 64

Bảng 3.8. Tình hình các mục chi GD-ĐT của Nhà trường giai đoạn 2015

- 2017 .............................................................................................. 65

Bảng 3.9. Cơ cấu các khoản chi sự nghiệp và chi khác của Nhà trường........ 69

Bảng 3.10. Khảo sát về cơ chế chính sách của Nhà nước .............................. 85

Bảng 3.11. Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý tài chính ............................. 87

Bảng 3.12. Khảo sát về năng lực quản lý tài chính......................................... 88

Bảng 3.13. Đánh giá về quản lý và sử dụng nguồn thu .................................. 88

Bảng 3.14. Đánh giá về quản lý và sử dụng các khoản chi ............................ 90

Bảng 3.15. Đánh giá về công tác kiểm tra tài chính ....................................... 91

Bảng 3.16. Khảo sát về trình độ cán bộ .......................................................... 93

Bảng 3.17. Khảo sát về cơ sở vật chất ............................................................ 94

Bảng 3.18. Phân tích ma trận SWOT............................................................ 104

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường ĐH Công nghiệp Việt Trì...... 45

Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu ................ 49

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN”, các cải cách kinh tế đang diễn ra một cách

sâu rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính còn lại.

Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải

cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt chủ yếu: khoa học, tài chính, tổ

chức và nhân sự. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào

tạo của các trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ

chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị,... Trường đại học

đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải

đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng

nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải

thực sự có quyền tự chủ trong mọi lĩnh vực.

Trong bối cảnh Việt Nam, tự chủ Đại học được triển khai trên mọi bình

diện, giao tự chủ cho các trường Đại học là cần thiết tạo điền kiện cho các

trường chủ động trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị

nhà trường. Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương

thức quản trị đại học tiên tiến, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo.

“Tự chủ đại học” là khái niệm đã không còn xa lạ và là xu hướng tất

yếu cho sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Trong

đổi mới giáo dục đại học, xu thế chung là trao quyền tự chủ cho các trường

đại học, mục đích là để các trường sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực,

phản ứng tốt trước các tác động của thị trường luôn thay đổi và những yêu cầu

mới của xã hội.

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X

tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: "Thực hiện hợp

lý cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài

2

chính" cho thấy vần đề đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục, đào

tạo là vấn đề bức thiết không kém gì vấn đề tăng cường tính tự chủ, tự chịu

trách nhiệm cho cơ sở giáo dục, đào tạo.

Cơ chế tự chủ về tài chính là "nguồn năng lượng" để đổi mới diện mạo

và chất lượng của cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực tế là nhu cầu tài chính để hoạt

động và phát triển của các cơ sở giáo dục, đào tạo luôn lớn hơn khả năng bao

cấp tài chính của Nhà nước, do đó mới tạo ra cơ chế xin-cho trong giáo dục

và cơ chế này đã tạo ra không ít tiêu cực trong quản lý, sử dụng nguồn lực tài

chính cho giáo dục đào tạo. Giao quyền tự chủ về tài chính cho cơ sở giáo

dục, đào tạo sẽ làm cho cơ sở giáo dục đào tạo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và

có trách nhiệm hơn nguồn lực tài chính của mình. Nó cũng tạo ra sự năng

động, sáng tạo trong việc tạo ra và sử dụng các nguồn tài chính. Nhà trường

sẽ chủ động hơn trong cơ chế thu hút và đãi ngộ những giáo viên có chất

lượng cao trong khi cơ chế tiền lương của Nhà nước hiện nay chưa thể đảm

bảo sự phân phối cá biệt đến từng nhóm lao động nhỏ. Với cơ chế tự chủ về

tài chính, cơ sở giáo dục cũng sẽ có được sự chủ động cần thiết trong việc tái

đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Trong bối cảnh đó, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trực thuộc Bộ

Công Thương là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo

dục đào tạo. Với sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường, là một trường đại học

đa ngành, định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, các

dịch vụ giáo dục và sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nhà trường đã

thực hiện công tác tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày

25 tháng 4 năm 2016, đây là điều cần thiết cho sự phát triển của nhà trường và

cũng là chủ trương định hướng của nhà nước trong giai đoạn hiện nay, tạo

điền kiện cho các trường chủ động trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu

khoa học, quản trị nhà trường. Hiện nay nhà trường tiếp tục hoàn thiện công

tác quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ tài chính cho phù hợp với chủ

3

chương định hướng của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm

2015, đáp ứng yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, tài trợ

cho việc phát triển ý tưởng nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực,

xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa mọi hoạt động của một

trường Đại học làm cơ sở vững chắc cho cạnh tranh và hội nhập.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và những phân tích ở trên, tôi đã chọn đề

tài nghiên cứu: “Tăng cường tự chủ tài chính tại trường Đại học Công

nghiệp Việt Trì”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá và phân tích thực trạng công tác tự chủ tài

chính của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, để từ đó hoàn thiện và đề

xuất các giải pháp nâng cao công tác tự chủ tài chính, phù hợp với đặc điểm

và theo xu thế chung nhằm nâng cao vị thế của nhà trường, thúc đẩy sự phát

triển của trường trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công

tác tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh

vực giáo dục đào tạo.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài chính tại trường Đại học

Công nghiệp Việt Trì để nâng cao công tác tự chủ tài chính.

- Phân tích thái độ, hành vi của cán bộ viên chức nhà trường với định

hướng tự chủ về tài chính.

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại

trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học Công

nghiệp Việt Trì.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!