Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Trường ĐHSP Hà Nội-Đề thi thử đại học lần thứ V năm 2013 môn hóa học pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
647.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
961

Tài liệu Trường ĐHSP Hà Nội-Đề thi thử đại học lần thứ V năm 2013 môn hóa học pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SƯU TẦM: http://vuphan62hn.violet.vn/ Trang 1/4 – Mã đề thi 251

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ V NĂM 2013

TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN HÓA HỌC

Mã đề: 251 Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol đa chức X tạo ra 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. X không có khả năng tác

dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Cho m gam X tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc).

Giá trị của V là

A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.

Câu 2: Đốt cháy các ancol trong cùng một dãy đồng đẳng thì tỉ lệ mol CO2: H2O tăng dần khi số nguyên tử cacbon

tăng. Các ancol đó cùng thuộc một dãy đồng đẳng

A. no, đơn chức. B. không no. C. no, mạch hở. D. no, đa chức.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hhỗn hợp gồm hai hyđrocacbon mạch hở thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

Thành phần % về số mol của hai chất trong hỗn hợp bằng:

A. 40 và 60. B. 50 và 50. C. 25 và 75. D. phương án khác.

Câu 4: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mH: mO = 21: 2 : 4. Hợp chất X có công

thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức

phân tử của X là

A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

Câu 5: Điện phân 200 ml dung dịch chứa AgNO3 2M và HNO3 trong vòng 4 giờ 3 giây với cường dộ dòng điện 0,201

ampe thì thu được 3,078 gam Ag ở catot. Hiệu suất điện phân là

A. 90%. B. 95%. C. 80%. D. 75%.

Câu 6: Cho glixerin trileat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung

dịch Br2, dung dịch NaOH.Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 7: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H11O3N có khả năng phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm.

Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn thu được chỉ chứa chất vô cơ. Số công thức cấu

tạo phù hợp với tính chất trên của X là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 8: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3,

AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là

A. 5. B. 7. C. 8. D. 6.

Câu 9: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH)

(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.

(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.

(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 10: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl2, AlCl3. Để phân biệt các dung dịch trên chỉ cần dùng

thêm một thuốc thử là

A. NH3. B. NaOH. C. H2S. D. AgNO3.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

B. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

Câu 12: Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇋ 2SO3 (k). (2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇋ 2NH3 (k).

(3) CO2 (k) + H2 (k) ⇋ CO (k) + H2O (k). (3) 2HI (k) ⇋ H2 (k) + I2 (k).

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị dịch chuyển là

A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong nhóm halogen, tính phi kim và độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

(2) Các halogen đều có các trạng thái oxi hóa – 1, 0, +1, +3, + 5, +7.

(3) Trong dãy axit không chứa oxi của halogen từ HF đến HI tính axit và tính khử đều tăng dần.

(4) Các axit HX (X là halogen) thường được điều chế bằng cách cho muối NaX (rắn) tác dụng với H2SO4 (đặc),

đun nóng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!