Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM - Chương 2 docx
MIỄN PHÍ
Số trang
48
Kích thước
520.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1609

Tài liệu THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM - Chương 2 docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

57

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

Mục tiêu của chương này là rà soát việc hoàn thiện chính sách thương mại

quốc tế của Việt Nam theo trục thời gian từ năm 1988 đến nay, ưu tiên xem

xét giai đoạn sau năm 2001. Phần 2.1 tổng kết quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại quốc tế theo các thể chế quốc tế

mà Việt Nam tham gia. Phần 2.2 xem xét thực trạng hoàn thiện chính sách

thương mại quốc tế của Việt Nam. Phần 2.3 đánh giá việc hoàn thiện chính

sách thương mại quốc tế của Việt Nam.

2.1. Quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam

2.1.1. Đặc điểm thương mại quốc tế của Việt Nam

Tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong thời gian vừa qua được đánh

giá là một yếu tố tích cực góp phần tăng trưởng GDP tại Việt Nam. Tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu/GDP hiện đã vượt quá 100%, thể hiện mức độ liên kết

mạnh mẽ của Việt Nam với nền kinh tế thế giới (Hình 2.1).

Các đối tác thương mại của Việt Nam đã chuyển từ Liên Xô và các nước

Đông Âu (cũ) ở giai đoạn trước 1991 sang các nước châu Á và các khu vực

và quốc gia khác ở giai đoạn sau 1991 đến nay. Trong giai đoạn từ năm 2001

đến nay, Việt Nam đã thực hiện chuyển hướng thương mại sang các khu vực

và quốc gia ngoài châu Á như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ. Các đối tác

thương mại hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ,

Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Hồng Công (thuộc

Trung Quốc). Các đối tác này chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Việt Nam trong năm 2005, trong đó tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu Việt

58

Tỷđôla

Mỹ

Nam với 5 đối tác hàng đầu lần lượt là Trung Quốc (12,6%),

Nhật Bản

(12,3%), EU (11,7%), Hoa Kỳ (9,8%) và Singapore (9,2%). (Hình 2.2)

50 180.00%

45 160.00%

40 140.00%

35

120.00%

30

100.00%

25

80.00%

20

60.00%

15

10 40.00%

5 20.00%

0 0.00%

Xuất khẩu (tỷ đôla Mỹl) Nhập khẩu (tỷ đôla Mỹ)

Tăng trưởng GDP Tổng xuất nhập khẩu/GDP

Hình 2.1. Tăng trưởng xuất nhập khẩu và tổng XNK/GDP tại Việt Nam

Nguồn: Tính toán của tác giả (2007) trên số liệu của Tổng cục Thống kê và Thời báo kinh tế Việt Nam

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Các nước khác

Trung Quốc

Nhật Bản

EU

Hoa Kỳ

Singapore

Đài Loan

Hàn Quốc

Thái Lan

Malaysia

Hồng Công (TQ)

Hình 2.2. Cơ cấu thương mại Việt Nam theo khu vực 1995-2005

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê (2006)

59

2.1.2 Các giai đoạn hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gần 20

năm. Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN,

APEC, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đang đàm

phán để trở thành thành viên chính thức của WTO. Quá trình này có thể tóm

tắt như ở Bảng 2.1.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại của Việt Nam gắn kết

chặt chẽ với quá trình đổi mới chính sách nói chung và chính sách thương mại

quốc tế nói riêng. Các giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại của

Việt Nam được liệt kê chi tiết ở Phụ lục 6, Phụ lục 7 và Phụ lục 8.

Các giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại ở Việt Nam có thể

được khái quát hoá như sau18:

Giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991): Đặc điểm của giai

đoạn là việc Việt Nam thực hiện đổi mới, tăng cường thương mại với các

nước bên ngoài khối SEV.

Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000): Đặc điểm của giai đoạn là

Việc Nam đàm phán, ký kết các hiệp định đa phương bao

gồm hiệp định khung với liên minh châu Âu, trở thành quan sát viên của

GATT, bắt đầu đàm phán gia nhập WTO, tham gia sáng lập Diễn đàn Á - Âu,

trở thành thành viên chính thức của APEC, ASEAN, bình thường hoá quan

hệ với Hoa Kỳ và ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Giai đoạn tăng cường hội nhập (2001-nay): Trong giai đoạn

từ năm

2001 đến nay, Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết đã ký kết trong giai

đoạn khởi động hội nhập, giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc đẩy mạnh

hội nhập (như đương đầu với các cáo buộc bán phá giá, trợ cấp; các tranh luận

18 Cách phân chia giai đoạn và tên của các giai đoạn là do tác giả tự đặt.

60

trong nước về lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế) và tích cực đàm

phán gia nhập WTO.

Bảng 2.1. Quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam

Năm Quá trình tự do hoá thương mại

1992 Hiệp định khung với Liên minh châu Âu

1993 Gia nhập Hội đồng hợp tác hải quan

1994 Quan sát viên của GATT

1995 Thành viên chính thức của ASEAN

1996 Đưa ra danh mục AFTA + Sáng lập diễn đàn Á – Âu (ASEM)

1997 Bắt đầu đàm phán gia nhập WTO

1998 Thành viên chính thức của APEC

2000 Ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

2001 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực

2002 Danh mục CEPT chi tiết (Common Effective Preferential Tariff Scheme);

Kỳ đàm phán WTO tại Geneva

2003 Sửa đổi và bổ sung CEPT: Nghị định 78/2003/NĐ-CP

2004 Sửa đổi và bổ sung CEPT; Thuế nhập khẩu trong chương trình

khung

ASEAN – Trung Quốc (2004-2008)

2005 Sửa đổi bổ sung CEPT 2005-2013; điều chỉnh các công cụ hạn ngạch, hạn

ngạch thuế quan, quy trình xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế

2006 Kết thúc đàm phán đa phương với các đối tác trong quá trình gia

nhập

WTO. Thành viên chính thức của WTO từ ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Nguồn: Tác giả (2007)

2.1.3. Hội nhập với ASEAN

Việt Nam tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Việt

Nam đồng ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất

là 2018. Chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình AFTA

theo hai giai đoạn và áp dụng hệ thống thuế ASEAN từ ngày 1 tháng 7

năm 2003. Trong giai đoạn 2003-2006, Việt Nam chuyển hầu hết các

mặt hàng về mức thuế suất 0-5%. Mức mục tiêu là 0% vào năm 2015

(Bảng 2.2 và Bảng 2.3).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!