Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu THƯƠNG HIỆU VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THƯƠNG HIỆU VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Phát triển bền vững, an toàn với tốc độ cao luôn là mục tiêu hàng đầu mang
tính sinh tử của mọi doanh nghiệp. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là
phương tiện của việc cạnh tranh phát triển doanh nghiệp. Để làm được việc này vấn
đề cốt lõi là phải có được một đường lối, chính sách đúng đắn; trong đó một nội dung
đặc biệt quan trọng phải có đường lối, chính sách thương hiệu chính xác.
Thương hiệu của các doanh nghiệp đang là vấn đề được đề cập nhiều trong thời
gian gần đây ở nước ta cùng với quá trình hội nhập phát triển kinh tế khu vực và thế
giới. Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội Việt Nam ngày 9/11/1995 đã đưa thương
hiệu (gọi tên là nhãn hiệu hàng hoá) vào điều 785; ngày 30/8/1999 Thủ tướng Chính
phủ đã ra quyết định số 178/1999/QĐ - TTg bắt buộc các nhà sản xuất khi đưa một
sản phẩm ra bán trên thị trường phải đăng ký và dán nhãn hiệu hàng hoá; ngày
25/11/2003 Thủ tướng Chính phủ lại có quyết định số 253/2003/QĐ - TTg về việc
phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2003. Cục
xúc tiến thương mại và thời báo kinh tế Việt Nam đã tổ chức triển lãm thương hiệu
trên Internet trong năm 2003.Trên thế giới tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO:
World Intellectual Property Organization) được thành lập năm 1970 là nơi chính thức
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (công nghiệp, bằng sáng chế, tác phẩm văn học nghệ
thuật, thương hiệu của các doanh nghiệp .v.v...) và đã có hơn 180 quốc gia thành
viên.
Thương hiệu thực ra đã xuất hiện và được đưa vào sử dụng từ lâu cùng với sự
phát triển của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta, với các doanh nghiệp kinh doanh có
uy tín thương hiệu đã được hết sức chú trọng. Từ lâu trong dân gian đã có các câu
đồng giao thuộc loại này để ca tụng các loại sản phẩm có uy tín ở trên thương
trường, chẳng hạn: “Làm trai biết kể Phan Trần, Uống chè Chính Thái, ngâm nôm
Thúy Kiều” để ca ngợi hàng chè Chính Thái có tiếng; hoặc “Một yêu anh có Seiko, hai
yêu anh có Peugeot cá vàng...”.v.v. để tán dương đồng hồ Seiko và xe máy Peugeot.
Thương hiệu ở nước ta bắt nguồn từ thuật ngữ bảng hiệu là tên gọi (là danh
xưng) của một nhà hàng, một chủ kinh doanh (dù là to hay nhỏ) để phân biệt với các
nhà hàng khác cùng hoặc khác nhóm ngành.