Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu giảng dạy môn luật kinh tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT
________________________________________________________
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN LUẬT KINH TẾ
HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
CHỦ BIÊN: NGUYỄN THÙY CHÂU
Lưu hành nội bộ
TP.Hồ Chí Minh, tháng 5/2011
2
LỜI NÓI ĐẦU
Môn học Luật kinh tế là học phần bắt buộc cho sinh viên hệ đào tạo Trung cấp các
chuyên nghành : Tài chính Kế toán, Quản trị kinh doanh tại trường Cao Đẳng Công
nghệ Thủ Đức. Trang bị kiến thức Luật kinh tế cho sinh viên chuyên ngành này nhằm
tạo điều kiện cho sinh viên có thể áp dụng vào công việc trong tương lai là rất cần
thiết. Do vậy tập thể tác giả đã nghiên cứu và biên soạn tài liệu giảng dạy môn học
Luật kinh tế để đáp ứng nhu cầu dạy và học môn Luật kinh tế tại trường.
Tài liệu này có bốn chương trong đó chương 1 và chương 4 được biên soạn bởi tác giả
: Nguyễn Thùy Châu, giảng viên bộ môn pháp luật, Chương 2 và chương 3 được biên
soạn bởi tác giả: Thạc sỹ Huỳnh Thiên Vũ, giảng viên bộ môn pháp luật.
Trân trọng cảm ơn nhóm tác giả đã dành thời gian nghiên cứu và biên soan tài liệu,
Cảm ơn Hội đồng nghiệm thu tài liệu giảng dạy môn Luật Kinh tế với sự đóng góp ý
ký chân thành và bổ ích để tập tài liệu này được hoàn chỉnh.
Vì đây là lần đầu tiên chúng tôi biên soạn nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Thủ Đức ngày 31 tháng 05 năm 2011
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức
3
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
CHƯƠNG I. NHẬP MÔN LUẬT KINH TẾ 5
I. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp 5
điều chỉnh của Luật Kinh tế
1. Khái niệm Luật kinh tế 6
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế 6
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế 6
II. Chủ thể của Luật Kinh tế 10
1. Khái niệm về chủ thể của Luật Kinh tế 10
2. Điều kiện trở thành chủ thể của luật kinh tế: 10
2. Điều kiện trở thành chủ thể của luật kinh tế: 10
III. Nguồn của ngành Luật Kinh tế 12
1. Nguồn theo quan điểm truyền thống 12
2. Nguồn mở 13
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH 15
Phần A: Những vấn đề chung về chủ thể kinh doanh 15
I. Kinh doanh và các loại hình chủ thể kinh doanh 15
1. Khái niệm kinh doanh 15
2. Chủ thể kinh doanh 15
3. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp 16
II. Quy chế thành lập doanh nghiệp 19
1. Chủ thể có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp 19
2. Điều kiện về lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh 27
3. Tài sản góp vào doanh nghiệp 34
4. Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh 36
III. Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp 40
1. Tổ chức lại doanh nghiệp 40
2. Giải thể doanh nghiệp 43
3. Phá sản 46
IV. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 49
Phần B. Các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 51
I. Doanh nghiệp tư nhân 51
II. Công ty 53
1. Công ty hợp danh 55
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 55
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai đến 50 thành viên 58
4. Công ty cổ phần 62
III. Chủ thể kinh doanh không phải là doanh nghiệp – Hộ kinh doanh cá thể
1. Khái quát về hộ kinh doanh 70
2. Đăng ký kinh doanh 74
CHƯƠNG III. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng 77
4
1. Khái niệm 77
2. Đặc điểm 78
3. Phân loại hợp đồng 80
4. Nguồn pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại 82
II. Giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại 82
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng 82
2. Nội dung hợp đồng 83
3. Đại diện ký kết hợp đồng 83
4. Thủ tục giao kết hợp đồng kinh doanh 85
III. Thực hiện hợp đồng 88
1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng 88
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 88
IV. Hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng 90
1. Huỷ bỏ hợp đồng 90
2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng 90
3. Chấm dứt hợp đồng 90
V. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp
đồng vô hiệu 90
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại 91
2. Hợp đồng vô hiệu 92
3. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu 94
4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu 94
VI. Trách nhiệm vật chất và chế tài trong quan hệ hợp đồng 95
1. Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng 95
2. Chế tài trong hợp đồng thương mại do Luật Thương mại điều chỉnh 95
VII. Một số hợp đồng kinh doanh thương mại phổ biến 101
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại 101
2. Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại 107
CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 111
I. Khái quát về tranh chấp trong kinh doanh – thương mại và phương thức giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại 111
1 Khái niệm về tranh chấp trong kinh doanh 111
2. Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 111
II. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại 113
1. Quá trình hình thành và phát triển trọng tài thương mại ở Việt Nam 113
2. Các tranh chấp trong kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của
trọng tài thương mại 113
3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài 114
4. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 116
5. Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài 118
III. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại Tòa án nhân dân 127
1. Khái quát về hệ thống Tòa án tại Việt Nam 127
2. Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
5
tại Tòa án 128
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án 129
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TA 131
6
CHƯƠNG I. NHẬP MÔN LUẬT KINH TẾ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương 1, sinh viên có khả năng:
− Phân tích được đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế với
tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật.
− Trình bày được các điều kiện để trở thành chủ thể của Luật kinh tế, phân loại chủ thể
Luật Kinh tế.
− Trình bày được nguồn của Luật Kinh tế, các loại nguồn cơ bản và nguồn mở
I. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế
1. Khái niệm luật kinh tế
Khái niệm Luật kinh tế tại Việt Nam trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung
và trong nền kinh tế thị trường có nhiều điểm khác biệt lớn. Trong thời kỳ bao cấp nền
kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và được quản lý bằng cơ chế kế
hoạch hóa tập trung vì vậy hoạt động kinh tế không do cá nhân riêng lẻ thực hiện mà
do tập thể người lao động trong các tổ chức kinh tế nhà nước và tập thể, các cơ quan
kinh tế và các tổ chức xã hội khác thực hiện. Do vậy chủ thể của luật kinh tế gồm các
cơ quan quản lý kinh tế và các tổ chức XHCN. Trong thời kỳ này chưa có một định
nghĩa chính thức nào về luật kinh tế. Song qua các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực có
liên quan, luật kinh tế có thể hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành, quy định thể chế quản lý chặt chẽ và toàn diện của nhà nước đối với các
đơn vị kinh tế quốc doanh: từ chế độ sở hữu tài sản đến tổ chức hoạt động sản xuất,
các quan hệ hợp đồng, chế độ phân phối, nhằm đảm bảo tính kế hoạch hóa tập trung
và bao cấp của nhà nước.
1
Như vậy trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung luật kinh tế là ngành luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu giữa các tổ chức XHCN với nhau trong quá
trình lãnh đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đối tượng điều chỉnh của
luật kinh tế là những quan hệ vừa mang yếu tố tài sản vừa mang yếu tố của tổ chức kế
hoạch.Những yếu tố này thể hiện trong các nhóm quan hệ ở mức độ khác nhau.
Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN đã làm thay đổi cơ bản tính chất trong quan hệ kinh
doanh và việc thay đổi quan niệm về luật kinh tế là tất yếu nhằm phù hợp với thực tế
khách quan. Với việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần với sự ra đời của nhiều
loại hình doanh nghiệp, đại diện cho nhiều hình thức sở hữu khác nhau và trong khu
vực kinh tế quốc doanh nhà nước cũng không thể can thiệp trực tiếp vào hoạt động của
các doanh nghiệp do vậy việc thay đổi nội hàm của khái niệm luật kinh tế là tất yếu.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường luật kinh tế có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau.
1.Xem trang 5, giáo trình Luật Kinh tế, Khoa Luật, trường Đại học kinh tế, TP.HCM
7
Ở mức độ khái quát nhất, Luật kinh tế hay pháp luật kinh tế được xem là một
ngành luật nằm giữa luật công và luật tư. Luật kinh tế theo nghĩa rộng như vậy bao
gồm luật thương mại, luật lao động,luật tài chính, luật đất đai, luật điều chỉnh sở hữu
công nghiệp và một số quy phạm, chế định của luật dân sự có áp dụng pháp luật công
(có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế theo nghĩa rộng : quan hệ sở hữu, quan
hệ lao động, quan hệ trao đổi hàng hoá…. ). Trong các nội dung này , luật thương mại
có vị trí quan trọng nhất. 2
Luật kinh tế dưới góc độ là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam thì: Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản
xuất-kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và các cơ quan quản lý Nhà
nước.
Một khái niệm rất gần với khái niệm luật kinh tế là khái niệm luật thương mại.
Theo quan điểm của các nước Châu Âu lục địa, luật thương mại là ngành luật tư điển
hình, có nguồn gốc từ luật dân sự, điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá nhằm
mục đích kiếm lời của các thương gia. Và phạm vi điều chỉnh này ngày càng có xu
hướng mở rộng hơn (mua bán, đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
….).
Ở nước ta khái niệm luật thương mại xuất hiện từ khi ban hành luật thương mại
1997 và khi đó, luật thương mại là một bộ phận của luật kinh tế. Đến khi ban hành
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và để tương thích với hệ thống luật thương mại
của WTO, khái niệm luật thương mại hiện nay có nghĩa tương đương với luật kinh tế
với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam. 3
Ngoài hai khái niệm trên, còn một khái niệm khác là luật kinh doanh. Khái niệm
này có nội hàm giống như luật kinh tế và không được sử dụng thật phổ biến trong các
sách báo pháp lý.
___________________
2. Xem trang 1, Th.S Phan Hiếu Thuận, Tập bài giảng Luật Kinh Tế
3. Có thể tham khảo khái niệm luật thương mại theo giáo trình của Đại học luật Hà nội: Luật thương mại là
tổng thể các quy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình tổ chức và hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
8
Tóm lại , các khái niệm trên được coi như đồng nghĩa, tuy rằng tuỳ vào thời điểm
lịch sử, cách thức và mức độ can thiệp của nhà nước đến các hoạt động, các quan hê
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà nội dung của chúng có thể có đôi chút khác
biệt.
Nhằm tạo sự thống nhất trong học tập, giảng dạy. Chúng ta sử dụng thuật ngữ luật
kinh tế.
2. Đối tượng điều chỉnh
- Khái niệm: Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ xã hội do luật
kinh tế tác động vào.
- Về đối tượng điều chỉnh của luật Kinh tế trong nền kinh tế thị trường là vấn đề
phức tạp. Để có căn cứ xác định đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, cần phải làm rõ
vấn đề: Nhà nước sử dụng luật kinh tế để can thiệp như thế nào vào đời sống kinh tế.
Đó là:
+ Thông qua luật kinh tế, Nhà nước xác định địa vị pháp lý cho các doanh
nghiệp;
+ Thông qua luật kinh tế, Nhà nước điều chỉnh hành vi kinh doanh của các chủ
thể kinh doanh;
+ Thông qua luật kinh tế, Nhà nước quy định cơ quan tài phán trong kinh doanh;
+ Thông qua luật kinh tế, Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục phá sản trong
kinh doanh;
- Các nhóm đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ sau đây:
+ Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các doanh
nghiệp;
+ Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất-kinh doanh giữa
các doanh nghiệp với nhau;
+ Quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.
• Thứ nhất, quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với
các doanh nghiệp.
Đây là nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế (cấp trên) với các đơn vị kinh tế
(cấp dưới) nhằm thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước.
Trong quan hệ này, chủ thể tham gia quan hệ ở vào vị trí bất bình đẳng. Nó được
xây dựng trên cơ sở nguyên tắc quyền uy-phục tùng. Tức là mang tính chất mệnh lệnh.
Cơ quan quản lý có quyền ra quyết định mang tính chất mệnh lệnh, còn cơ quan bị
quản lý phải phục tùng quyết định của cấp trên.
Cơ sở để phát sinh và thực hiện quan hệ này là: văn bản quản lý.
9
• Thứ hai, quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất-kinh doanh
giữa các doanh nghiệp với nhau
Đây là nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh thường xuyên và chủ yếu của luật
kinh tế phát sinh do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Trong nền sản xuất hàng
hoá, trên cơ sở chuyên môn hoá, sản xuất theo sự phân công lao động xã hội. Mỗi
doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập. Các doanh nghiệp muốn sản
xuất-kinh doanh được thì phải thiết lập quan hệ hợp tác để mua bán nguyên liệu, sản
phẩm...
* Đặc điểm của nhóm quan hệ này:
+ Phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất-kinh doanh nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp;
+ Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng với nhau trên cơ sở
thống nhất ý chí của các bên;
+ Quan hệ này có cơ sở phát sinh dựa trên hợp đồng kinh tế;
+ Quan hệ này là quan hệ tài sản.
• Thứ ba, quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức chỉ đạo hoạt động sản xuấtkinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp pháp nhân với doanh nghiệp
thành viên hoặc giữa các đơn vị thành viên không có tư cách pháp nhân với nhau.
* Đặc điểm của nhóm quan hệ này:
+ Chủ thể của quan hệ này có tư cách pháp nhân hoặc không. Nhưng chúng được
pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự chủ sản xuất-kinh doanh trong những lĩnh
vực nhất định;
+ Cơ sở phát sinh nhóm quan hệ này: là sự phối hợp kế hoạch hay hợp tác, và
chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế.
3. Phương pháp điều chỉnh
- Khái niệm: phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế là những biện pháp, cách
thức của Nhà nước áp dụng để tác động vào các quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.
- Các phương pháp điều chỉnh:
Luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau. Đặc
trưng của mối quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh quy định phương pháp điều
chỉnh ở mỗi ngành luật đó.
Chủ thể tham gia các mối quan hệ kinh tế do luật kinh tế điều chỉnh vừa mang tính
bình đẳng trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, vừa mang tính quyền
uy-phục tùng trong mối quan hệ giữa cơ quan quản Nhà nước về kinh tế với các doanh
nghiệp. Bởi vậy, luật kinh tế sử dụng phối kết hợp cả phương pháp mệnh lệnh và
phương pháp thoả thuận bình đẳng.
10
+ Phương pháp mệnh lệnh, được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ
giữa cơ quan quản lý về kinh tế với các doanh nghiệp. Thực chất, của phương pháp
này là: bằng những chức năng và quyền hạn trong phạm vi được pháp luật quy định,
cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế có quyền ra quyết định, chỉ thị bắt buộc các
doanh nghiệp (DN) có nghĩa vụ phải thi hành. Hình thức của phương pháp này là các
văn bản quản lý.
+ Phương pháp bình đẳng, được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ
phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Thực
chất của phương pháp này là chủ thể tham gia quan hệ kinh tế có địa vị pháp lý bình
đẳng trước pháp luật. Các quan hệ đó, được thiết lập trên cơ sở sự thống nhất ý chí của
các bên chủ thể, thông qua hình thức hợp đồng kinh tế.
II. Chủ thể của Luật Kinh tế
1. Khái niệm về chủ thể của Luật Kinh tế
Mỗi ngành luật có cơ cấu chủ thể riêng, nhưng không có nghĩa là các chủ thể đó
chỉ đựơc tham gia vào những quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh. Những thể
nhân có đủ năng lực hành vi và những pháp nhân có thể tham gia vào quan hệ pháp
luật của nhiều ngành luật. Khi tham gia quan hệ xã hội do ngành luật nào điều chỉnh,
chúng trở thành chủ thể của ngành luật đó.
Như vậy, chủ thể của Luật Kinh tế là những tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện để
tham gia vào những quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.
2. Điều kiện trở thành chủ thể của luật kinh tế:
- Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp:
Được thành lập một cách hợp pháp nghĩa là: Các chủ thể của luật kinh tế được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hay cho phép thành lập. Có
chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, phạm vi huy động rõ ràng. Được tổ chức dưới một hình
thức nhất định do pháp luật quy định (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
các loại hình công ty...).
- Thứ hai, có tài sản:
Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của luật kinh tế
đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, tài sản đó tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh (vốn điều lệ, vốn pháp
định)
Khối lượng và cơ cấu tài sản cũng như khối lượng quyền năng các doanh nghiệp có
được đối với từng loại tài sản phụ thuộc vào tính chất sở hữu, quy mô hoạt động của
từng chủ thể.
- Thứ ba, có thẩm quyền kinh tế
11
Thẩm quyền kinh tế là cơ sở pháp lý để các chủ thể luật kinh tế thực hiện các hành
vi pháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ cụ thể; đồng thời nó cũng quy
định rõ giới hạn mà trong đó các chủ thể được hành động.
Tóm lại: Mọi tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh chỉ trở
thành chủ thể của luật kinh tế khi có đầy đủ cả 3 điều kiện trên. Chủ thể của luật kinh
tế có quyền và nghĩa vụ tham gia các quan hệ kinh tế do luật kinh tế điều chỉnh.
3. Phân loại chủ thể Luật Kinh tế
Căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ kinh tế
của chủ thể mà chủ thể của luật kinh tế được phân loại như sau:
• Căn cứ vào chức năng hoạt động, chủ thể luật kinh tế gồm:
Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế. Đó là cơ quan thay mặt Nhà nước, nhân
danh Nhà nước thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp tiến hành hoạt
động sản xuất-kinh doanh
Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh, gồm các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế và cả cá nhân được phép kinh doanh nhưng chủ yếu là các doanh
nghiệp.
• Căn cứ vào vị trí vai trò và mức độ tham gia vào các quan hệ luật kinh tế
thì có các chủ thể sau:
Chủ thể cơ bản, thường xuyên của luật kinh tế là các doanh nghiệp doanh, thương
nhân. Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ kinh tế thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật kinh tế.
Thương nhân theo Điều 1, Bộ luật Dân sự Pháp năm 1807 thì: Thương nhân là
người thực hiện hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của
mình.
Theo pháp luật thương mại Cộng hòa liên bang Đức thì thương gia bao gồm:
Thương gia đương nhiên, thương gia do đăng ký, thương gia do hình thức pháp lý,
thương gia nhỏ và thương gia giả tạo .
Theo Luật thương mại 1997 của Việt Nam thì : Thương nhân gồm cá nhân, pháp
nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại một cách
độc lập và thường xuyên. Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Luật thương mại năm
2005 thì : Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Từ khái niệm thương nhân cho thấy thương nhân có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại
Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh
nghĩa chính mình và vì lợi ích của chính mình.
Thứ ba, Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề
nghiệp thường xuyên.
12
Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.
Thứ năm, thương nhân phải đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của luật kinh tế và khái niệm
thương nhân và doanh nghiệp có nội hàm và ngoại diên giống nhau Theo Điều 4 của
Luật Doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty Cổ phần...Các loại hình doanh nghiệp này khác biệt nhau ở
chế độ sở hữu, phương thức hình thành và cơ cấu vốn, nhưng nhìn chung các doanh
nghiệp đều có các yếu tố cấu thành sau:
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng
- Doanh nghiệp phải có tên riêng
- Doanh nghiệp phải có trụ sở
- Doanh nghiệp phải có tài sản
- Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật
Chủ thể không thường xuyên của luật kinh tế là:Trên thực tế chúng ta thấy có
những tổ chức, đơn vị tuy không có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
cũng có thể là chủ thể của luật kinh tế.. Đó là các cơ quan hành chính sự nghiệp như
trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và các tổ chức kinh tế, xã hội, tuy không có
chức năng hoạt động sản xuất-kinh doanh nhưng trong quá trình hoạt động xuất hiện
nhiều mối quan hệ kinh tế phục vụ cho hoạt động của đơn vị mình thể hiện bằng các
hợp đồng kinh tế. Các tổ chức này, chỉ là chủ thể của luật kinh tế khi tham gia quan hệ
hợp đồng với các doanh nghiệp nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ mà Nhà
nước giao cho. Và những chủ thể này không tham gia liên tục thường xuyên vào các
quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.
III. Nguồn của ngành Luật Kinh tế
Là những văn bản quy phạm có chứa đựng các quy tắc xử sự liên quan đến hoạt
động kinh tế. Nguồn của luật kinh tế bao gồm các văn bản sau:
1. Nguồn theo quan điểm truyền thống:
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động kinh doanh gồm: Luật Thương mại
2005, Luật phá sản 2004, Luật Phá sản 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật HTX
2003,...
13
Các văn bản luật tuy thuộc những ngành luật khác nhưng có quan hệ điều chỉnh
mật thiết với hoạt động kinh doanh như: Bộ luật D6an sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ,
Luật Thuế, Luật Hải quan....
Các văn bản dưới luật cũng là nguồn quan trọng của luật kinh tế bao gồm: Pháp
lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của chính phủ, quyết định của Thủ
tướng chính phủ....
1.2. Điều ước quốc tế
Đây là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế. Và việc áp dụng điều
ước quốc tế pháp luật Việt nam quy định như sau:
- Đối với điều ước quốc tế nhà nước Việt Nam tham gia ký kết hoặc phê chuẩn,
thì áp dụng những quy định trong điều ước quốc tế.
- Đối với điều ước quốc tế mà nhà nước Việt nam chưa tham gia và chưa công
nhận chúng ta có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với luật pháp Việt
nam.
2. Nguồn mở
2.1. Tập quán kinh doanh thương mại
Án lệ tại Việt nam không được coi là nguồn của luật nhưng trong giao lưu kinh tế,
thương mại thì các tập quán thường được các thương nhân áp dụng. Tập quán trong
kinh doanh thương mại được hiểu là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt
động thương mại trên một vùng, miền hoặc trên một lĩnh vực thương mại, có nội dung
rõ ràng và được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hoạt động thương mại.Theo quy định của pháp luật Việt Nam cho phép các bên trong
quan hệ hợp đồng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán nếu không trái với pháp
luật Việt nam ( Khoản 1, Điều 5, luật Thương mại 2005). Điều này đồng nghĩa với
việc không coi tập quán là nguồn đương nhiên.
2.2. Điều lệ doanh nghiệp (điều lệ thương nhân)
Điều lệ thương nhân là văn bản do chính thương nhân ban hành và được nhà nước
thừa nhận thông qua một hình thức nhất định. Nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp
luật cho phù hợp với điều kiện về tổ chức và hoạt động của thương nhân và chỉ được
áp dụng trong nội bộ thương nhân.
IV. Vai trò của luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Từ năm 1986, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường. Qua hơn 25 năm thực hiện, đã chứng minh được hiệu qủa
kinh tế của chủ trương, đường lối đúng đắn đó. Cả lý luận và thực tiễn dã chứng minh
rằng: Nền kinh tế nào cũng cần đến vai trò quản lý của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường , hoạt động kinh tế diễn rất phức tạp (đa dạng về chủ
thể, về lợi ích...) và cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo một nền
kinh tế có tính tổ chức cao, ổn định công bằng và có định hướng rõ rệt.