Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để dạy các mối quan hệ địa lí trong chương trình đa lí lớp 10 - ban cơ bản.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
1020.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
949

Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để dạy các mối quan hệ địa lí trong chương trình đa lí lớp 10 - ban cơ bản.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÍ

PHẠM THỊ ÁI VÂN

SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC ĐỂ DẠY CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỊA LÍ TRONG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10 - BAN CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn:

ThS Lê Thị Thanh Hương

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của

các giảng viên trong khoa Địa lí, cùng các thầy cô và HS ở

trường THPT Trần Phú, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh

đã tiến hành điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm, em

đã hoàn thành đề tài “Sử dụng một số phương pháp dạy

học tích cực để dạy các mối quan hệ địa lí trong chương

trình Địa lí lớp 10 - Ban cơ bản”. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô

giáo - ThS Lê Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài này.

Những ý kiến và kinh nghiệm quý báu của các thầy cô

trong khoa Địa lí, các thầy cô giáo và các em HS ở trường

Trần Phú là động lực lớn giúp em cố gắng hoàn thành đề tài

này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do mới làm quen với

công tác nghiên cứu nên đề tài của em cũng không tránh

được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của

quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để đề tài được hoàn

chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ái Vân

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................1

DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................2

A - MỞ ĐẦU .......................................................................................................................3

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................3

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................................4

2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................4

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................4

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................4

3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................4

3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................4

4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................................................................4

5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................................................5

5.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc.........................................................................................5

5.2. Quan điểm logic - lịch sử ..............................................................................................5

5.3. Quan điểm khách quan và thực tiễn giáo dục................................................................5

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................6

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.................................................................................6

6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát......................................................................................6

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..............................................................................6

6.4. Phương pháp toán học ...................................................................................................6

7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ......................................................................................................6

B - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................7

1.1. CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ.....................................7

1.1.1. Khái niệm và phân loại về MQH................................................................................7

1.1.2. Khái niệm và phân loại các MQH địa lí.....................................................................7

1.1.3. Ý nghĩa của việc hình thành các MQH địa lí trong dạy học Địa lí ..........................13

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.....................................................14

1.2.1. Khái niệm về PPDH tích cực....................................................................................14

1.2.2. Đặc trưng cơ bản của các PPDH tích cực.................................................................14

1.2.3. Ý nghĩa của việc sử dụng các PPDH tích cực để dạy các MQH địa lí.....................16

1.3. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10 - BAN CƠ BẢN.............................................16

1.3.1. Mục tiêu chương trình Địa lí lớp 10.........................................................................16

1.3.2. Cấu trúc và nội dung chương trình môn Địa lí lớp 10..............................................17

1.3.3. Đặc điểm SGK Địa lí lớp 10.....................................................................................19

1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc dạy các MQH địa lí trong chương trình

Địa lí lớp 10 - Ban cơ bản...................................................................................................20

1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ LỨA TUỔI VÀ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

LỚP 10 THPT...................................................................................................................21

1.5. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ TRONG DẠY

HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT ...........................................................................................23

1.5.1. Nội dung, phương pháp điều tra ...............................................................................23

1.5.2. Kết quả điều tra.........................................................................................................23

Chương 2: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC..................26

ĐỂ DẠY CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ...........................................................................26

2.1. XÁC ĐỊNH CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ TRONG SGK ĐỊA LÍ 10 THPT.......26

2.2. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ DẠY CÁC MỐI

LIÊN HỆ ĐỊA LÍ..............................................................................................................35

2.2.1. Những yêu cầu về mặt phương pháp........................................................................35

2.2.2. Những PPDH tích cực dạy MQH địa lí....................................................................35

2.3. MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA ............................................................................52

2.3.1. Giáo án 1...................................................................................................................52

2.3.2. Giáo án 2...................................................................................................................57

2.3.3. Giáo án 3...................................................................................................................61

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................66

3.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....66

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...............................................................................66

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm.......................................................................................66

3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm...........................................................................................66

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM..................................................................................66

3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ...................................................................................67

3.3.1. Thời gian thực nghiệm..............................................................................................67

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm.............................................................................................67

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................................67

3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá sau thực nghiệm..........................................67

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM....................................................................................68

3.4.1. Kết quả về điểm số ...................................................................................................68

3.4.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm..................................................................................69

C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................71

1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................71

1.1. Kết quả đạt được..........................................................................................................71

1.2. Hạn chế của đề tài........................................................................................................71

2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................72

D - TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74

E - PHỤ LỤC ....................................................................................................................75

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Viết đầy đủ

1 PPDH Phương pháp dạy học

2 MQH Mối quan hệ

3 THPT Trung học phổ thông

4 KT - XH Kinh tế - xã hội

5 SGK Sách giáo khoa

6 HS Học sinh

7 GV Giáo viên

8 BTNT Bài tập nhận thức

9 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

10 THCS Trung học cơ sở

11 NXB Nhà xuất bản

12 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm

13 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Bảng Tên bảng biểu Trang

1 Bảng 1.1 Phân loại MQH theo tính chất, phạm vi, trình độ, vai trò 7

2 Bảng 1.2 Phân loại MQH theo vai trò, vị trí các thành phần 7

3 Bảng 1.3

Phân loại các MQH địa lí nhân quả dựa vào mức độ phức

tạp

10

4 Bảng 1.4

Phân loại các MQH địa lí nhân quả dựa vào nội dung bộ

môn

11

5 Bảng 1.5 Phân loại các MQH địa lí nhân quả dựa vào cấu trúc 13

6 Bảng 1.6 Cấu trúc chương trình SGK Địa lí 10 - Ban cơ bản 18

7 Bảng 1.7 Mục đích dạy và học MQH địa lí cho HS lớp 10 THPT 23

8 Bảng 1.8

Mức độ dạy học MQH địa lí trong chương trình Địa lí lớp

10 - Ban cơ bản

24

9 Bảng 1.9

Mức độ dạy học MQH địa lí trong chương trình Địa lí lớp

10 - Ban cơ bản

24

10 Bảng 1.10

Mức độ đạt được mục tiêu khi dạy học MQH địa lí cho

HS lớp 10 THPT

24

11 Bảng 2.1

Thống kê các MQH địa lí tác động qua lại trong SGK Địa

lí 10 - Ban cơ bản

26

12 Bảng 2.2

Thống kê các MQH địa lí nhân quả trong SGK Địa lí 10 - Ban cơ bản

27

13 Bảng 2.3

Thống kê các MQH địa lí phức tạp trong SGK Địa lí 10 - Ban cơ bản

32

14 Bảng 3.1 Thống kê các bài dạy thực nghiệm 66

15 Bảng 3.2

Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm sư phạm tại

trường THPT Trần Phú

67

16 Bảng 3.3

Kết quả thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm và

đối chứng Bài 35

68

17 Bảng 3.4

Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong quá trình

thực nghiệm Bài 35

68

18 Bảng 3.5

Kết quả thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm và

đối chứng Bài 36

69

19 Bảng 3.6

Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong quá trình

thực nghiệm đối với Bài 36

69

20 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh trình độ HS qua thực nghiệm Bài 35 68

21 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ so sánh trình độ HS qua thực nghiệm Bài 36 69

3

A - MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Địa lí là một môn học có tính tổng hợp, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt

chẽ với nhau và tác động lẫn nhau. Cho nên, dạy học Địa lí không chỉ là việc trang bị cho

HS những kiến thức cơ bản, chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải giúp cho

HS phát triển được hệ thống kĩ năng, khả năng hiểu biết và phân tích các MQH địa lí

trong thực tiễn dạy học và trong cuộc sống.

Việc hình thành MQH địa lí còn là mục tiêu của dạy học Địa lí, dạy các MQH địa lí

trong SGK cho HS là một biện pháp hết sức quan trọng để phát triển tính tích cực, tính

logic và tính khái quát cao trong học tập Địa lí của HS. Phương pháp này đòi hỏi HS phải

biết khai thác tất cả các nguồn kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình để tự học, tự rèn luyện

nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm trau dồi thế giới quan khoa học. Vì thế, khả năng xác định được các MQH địa lí là thước đo trình độ phát triển tư duy của HS. Khác với biểu tượng địa lí và khái niệm địa lí, MQH địa lí không được trình bày rõ

ràng, cụ thể trong SGK, đồng thời các kiến thức được sử dụng nhiều khi lại không nằm

ngay trong nội dung một bài giảng mà phải huy động kiến thức cũ, đặc biệt là những kiến

thức mang tính khái quát, lí luận và cả thực tiễn cuộc sống. Do đó, việc giảng dạy MQH

địa lí đòi hỏi GV viên phải có một vốn kiến thức nhất định về MQH địa lí, phải phát hiện,

tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức đồng thời phải kết hợp sử dụng các PPDH phù hợp với HS. Hiện nay, đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất dạy học trong trường học luôn là vấn

đề được ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Trong đó, chú trọng đến việc sử dụng

các PPDH sao cho phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, làm

thế nào để HS phát huy được những điều đó và quan tâm đến môn Địa lí nói chung và các

MQH địa lí nói riêng thì cần phải có các PPDH tích cực phù hợp với nội dung từng bài,

với tâm lí HS.

Trong thực tế giảng dạy Địa lí ở trường THPT nói chung, việc phát hiện và hình

thành các MQH địa lí cho HS còn nhiều hạn chế, đa phần HS chỉ học thuộc hoặc hiểu vấn

đề một cách máy móc, cứng nhắc và thụ động do chưa có được PPDH thích hợp, chưa gây

được hứng thú cho HS. Vì vậy, việc hình thành MQH địa lí là một trong những nhiệm vụ

hàng đầu mà GV Địa lí phải thực hiện, vì MQH không gian của các hiện tượng là vấn đề

quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một môn học ở nhà trường

phổ thông.

Với ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hình thành các MQH địa lí trong dạy học đối

với HS, cũng như vai trò của việc sử dụng các PPDH tích cực, cụ thể để nâng cao hiệu

quả dạy học môn Địa lí ở nhà trường THPT, tôi chọn đề tài: “Sử dụng một số phương

pháp dạy học tích cực để dạy các MQH địa lí trong chương trình Địa lí lớp 10 - Ban cơ

bản” để nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!