Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học Phổ thông tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
4.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1251

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học Phổ thông tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI LÊ BAN

SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI LÊ BAN

SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Kim Ngọc Thu Trang

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn

thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Kim Ngọc Thu Trang. Các

kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác. Tài liệu

tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn

chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020

Tác giả luận văn

Bùi Lê Ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Kim Ngọc Thu Trang -

Người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thiện luận văn.

Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học -

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu Trường THPT

Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em HS một số trường THPT trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tham gia vào quá trình điều tra khảo sát, thực

nghiệm sư phạm, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 07 năm 2020

Tác giả luận văn

Bùi Lê Ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................viii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................11

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................11

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..................................12

6. Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn.............................................13

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..................................................13

8. Cấu trúc luận văn...........................................................................................13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN............15

1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................15

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.....................................................15

1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương

trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên .................18

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương

trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên .................26

1.1.4. Nội dung một số di tích lịch sử - văn hóa Thái Nguyên cần khai thác

và sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT ............................30

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.1. Vài nét về thực trạng các di tích lịch sử - văn hóa tại Thái Nguyên .......37

1.2.2. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong

dạy học lịch sử Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên.....................38

Chương 2: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH

SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT

NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN......................................48

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trường THPT.....48

2.1.1. Vị trí.........................................................................................................48

2.1.2. Mục tiêu...................................................................................................48

2.1.3. Nội dung cơ bản.......................................................................................49

2.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn

hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ

thông tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................22

2.2.1. Đảm bảo mục tiêu môn học.....................................................................22

2.2.2. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh .........................24

2.2.3. Phát huy tính tích cực của học sinh .........................................................24

2.2.4. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tích cực hóa hoạt động nhận

thức của học sinh ...............................................................................................25

2.2.5. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học..................................26

2.3. Hình thức sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học

lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên ..................56

2.3.1. Sử dụng tài liệu di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học nội khóa

trên lớp ..............................................................................................................56

2.3.2. Tiến hành bài học nội khóa tại di tích lịch sử - văn hóa..........................58

2.3.3. Sử dụng tài liệu di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động ngoại khóa....60

2.4. Một số biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong

dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên ....66

2.4.1. Dạy học nêu vấn đề .................................................................................66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.4.2. Dạy học dự án..........................................................................................68

2.4.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................................72

2.4.4. Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa với di tích 3D .......................75

2.5. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................78

2.5.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................78

2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm..........................................................78

2.5.3. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm ..................................79

2.5.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................86

1. Kết luận..........................................................................................................86

2. Kiến nghị .......................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................88

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHLS Dạy học lịch sử

GV Giáo viên

HS Học sinh

LS-VH Lịch sử - Văn hóa

NXB Nhà xuất bản

THPT Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về sử dụng di tích LS-VH....... 41

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về thực tiễn sử dụng di tích LS-VH ............... 42

Bảng 1.3. Kết quả hiểu biết và mức độ tiếp xúc với di tích LS-VH của HS .... 44

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát về phương pháp học tập và thu hoạch của HS...... 45

Bảng 2.1. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 10 ...... 51

Bảng 2.2. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 11 ...... 53

Bảng 2.3. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 12 ...... 56

Bảng 2.4. Thống kê chấm điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng ... 83

Bảng 2.5. Độ chênh lệch điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng........... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

1. Biểu đồ

Biểu đồ 1.1. Mức độ cần thiết của việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS

.......................................................................................................40

Biểu đồ 1.2. Mức độ yêu thích của HS khi tham quan, học tập với di tích

LS-VH ở Thái Nguyên..................................................................43

Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ loại điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ..........83

2. Hình

Hình 2.1. Tham quan di tích 3D........................................................................77

Hình 2.2. Di tích Lán Tỉn Keo...........................................................................80

Hình 2.3. Bộ Chính trị họp tháng 12.1953 ........................................................80

Hình 2.4. Di tích Lán Khuôn Tát.......................................................................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng đã đưa nhân loại

bước sang thời đại mới - thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bối cảnh đó

tạo ra những thời cơ cũng như thách thức đối với mỗi quốc gia, đặt ra yêu cầu

cấp thiết phải đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển

kinh tế tri thức. Giáo dục trở thành nhân tố then chốt quyết định sự phát triển

nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng,

Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân

trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng để phát

triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Đặc biệt, Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013) về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ cốt lõi của việc đổi mới căn bản và toàn diện là

chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển

toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến học

sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học.

Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29 là: “Tập trung phát

triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi

dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,

ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực

tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [39,

tr. 264].

Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT) là một trong những

môn học cơ bản, có vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giáo dục phổ thông. Thực tiễn dạy học lịch sử (DHLS) hiện nay đã và đang có

những chuyển biến tích cực nhất định, không ít giáo viên (GV) có tâm huyết, yêu

nghề, tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài học, nhiều HS vẫn

yêu thích bộ môn, tích cực học tập, tham gia các kỳ thi HS giỏi. Tuy nhiên, chất

lượng bộ môn Lịch sử ở nhiều nơi vẫn còn thấp, tâm lí của HS nhìn chung là

“chán” và “sợ” môn học. Tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó

chủ yếu là việc vận dụng phương pháp DHLS chưa hiệu quả. Tình trạng "thầy

đọc trò chép" hay "dạy chay" vẫn diễn ra phổ biến, phương pháp dạy học hiện

đại chưa được quan tâm vận dụng. Thực trạng trên không chỉ thu hút sự quan

tâm của các chuyên gia nghiên cứu giáo dục mà còn cả xã hội, nhằm tìm ra giải

pháp để “chấn hưng” việc dạy học môn Lịch sử.

Di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) ở địa phương là nguồn sử liệu đặc biệt

trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông, là bằng chứng thuyết phục về sự tồn

tại của quá khứ. Các di tích LS-VH ở địa phương là một dạng di sản vật thể đặc

biệt, hàm chứa nhiều giá trị khoa học, lịch sử, nghệ thuật, có ý nghĩa to lớn trong

việc bồi dưỡng kiến thức, phát triển kĩ năng, khơi gợi tình yêu quê hương, đất

nước, hình thành ý thức giữ gìn di tích, di sản.

Thái Nguyên là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Những di tích LS-VH

ở địa phương có nhiều nội dung phù hợp với chương trình lịch sử Việt Nam nên

việc khai thác, tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS-VH là rất cần thiết. Nhưng

nhìn chung, tại các trường THPT ở Thái Nguyên, việc tổ chức dạy học với di

tích LS-VH ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức hoặc được tổ chức

mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả thực sự.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng di tích lịch

sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học

phổ thông tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài cho luận văn. Đề tài đi sâu tìm hiểu,

khai thác các giá trị di tích LS-VH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó nâng cao

nhận thức về giá trị của di tích trong DHLS, giáo dục ý thức tự hào về quê hương,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đồng thời phát triển năng lực cho HS, góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở

trường phổ thông hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Di tích LS-VH là loại hình di sản có giá trị quan trọng đối với dạy học nói

chung và DHLS nói riêng. Do đó, sử dụng di tích LS-VH là một vấn đề nghiên

cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục, giáo dục lịch sử và đã được

đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu.

2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả A.A.Vagin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường

phổ thông” (Tài liệu dịch, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, 1972) nhấn mạnh

vai trò của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương. Tác giả cho rằng, việc sử

dụng đa dạng các nguồn tài liệu, nhất là tài liệu lịch sử địa phương tạo nên một

tình trạng tâm lý đặc biệt, gọi là “cảm thấy có thật” quá khứ lịch sử.

Trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử” (người dịch:

Hoàng Trung, lưu trữ tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, 1979),

Đ.N.Nikiphôrốp đã chỉ rõ vai trò, ý nghĩa, các loại đồ dùng trực quan và phương

pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS. Việc đảm bảo tính trực quan giúp

HS hiểu sâu và chính xác các sự kiện lịch sử. Theo tác giả, di tích LS-VH cũng

là một phương tiện trực quan quan trọng và những nội dung khai thác được từ

các di tích chính là những đồ dùng trực quan quan trọng nhất vì đó là “nhân

chứng trực tiếp” của các thời đại đã xa.

Nhìn nhận tài liệu trực quan như là một nguồn nhận thức, N.G.Đairi trong

“Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973), cho

rằng: “Tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng

cho phép hình dung lại quá khứ” [22, tr. 25]. Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến

việc sử dụng các di tích song tác giả chú ý đến tầm quan trọng của việc gắn dạy

học bộ môn với “thực tế trực tiếp bao quanh học sinh”. Theo đó, việc nghiên cứu

“thực tại”, gặp gỡ nhân chứng lịch sử sẽ dạy cho HS rất nhiều điều và có một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!