Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
8.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1529

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ KHÁNH VÂN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 NHẰM PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC HỌC SINH

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)

Mã số: 8140101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. ĐẬU THỊ HÒA

Phản biện 1: TS. Trương Thị Thanh Mai

Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Tường Vi

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học tại Đại học Sư phạm vào

ngày 20 tháng 07 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Giáo Dục Tiểu học, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Theo Luật Giáo dục 2009, Tiểu học là cấp học đầu tiên của

bậc học phổ thông, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc

dân. Chính vì vậy, cấp học này được Đảng và Nhà nước có sự quan

tâm đặc biệt. Đối với trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng

tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường. Mặt khác, chất

lượng dạy học là vấn đề đặc biệt được nhiều người quan tâm. Muốn

chất lượng dạy học được đảm bảo thì quá trình dạy học đóng vai trò

cực kỳ quan trọng.

Thay đổi cách tổ chức dạy học sẽ tạo được bước chuyển quan

trọng trong việc đạt mục tiêu giáo dục. Trong đó, tổ chức các hoạt

động dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh là rất quan trọng. Để

đạt được những mục tiêu trên, điều quan trọng nhất của người giáo

viên là dạy cho học sinh các phương pháp tự học, tự nghiên cứu và

phát triển các năng lực trong quá trình học tập.

Môn Địa lí lớp 5 có rất nhiều mối quan hệ chi phối nhau theo

cấu trúc dọc và ngang, nếu dạy học đơn thuần là thuyết trình thì học

sinh lớp 5 rất khó hiểu, không nhận biết được các mối quan hệ giữa

các đối tượng địa lí trong chương trình học. Để hiểu được các mối

quan hệ phức tạp này cần sử dụng các phương pháp tích cực, tối ưu

để phát hiện và giải thích các mối quan hệ này, để học sinh phát triển

năng lực tự học.

Qua nghiên cứu lí thuyết về Bản đồ tư duy chúng tôi thấy Bản đồ tư

duy là phương tiện tác động mạnh đến bộ não, để mở rộng và đào sâu

các ý tưởng. Từ một ý tưởng trung tâm sẽ được phát triển ra thành

nhiều nhánh chính, từ các nhánh chính lại phát triển thành nhiều

nhánh nhỏ và nhờ sự kết nối giữa các nhánh mà các ý tưởng cũng có

2

sự liên kết dựa vào mối quan hệ nội bộ của chúng. Điều này khiến

Bản đồ tư duy có khả năng bao quát các ý tưởng trên một phạm vi

sâu, rộng mà một bản liệt kê ý tưởng thông thường không thể làm

được. Chính vì vậy, tôi đi sâu nghiên cứu phương pháp xây dựng

và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học các môn Địa lí lớp 5 nhằm

phát triển năng lực học sinh. Đây là một trong những phương án tốt,

nó giúp người dạy và học đạt được hai mục đích: một là nâng cao

được chất lượng dạy học môn Địa lí trong trường tiểu học. Đồng

thời, giúp học sinh phát triển năng lực của bản thân.

Trong lĩnh vực giáo dục tiểu học chưa có đề tài nghiên cứu

cụ thể nào về lĩnh vực vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn

Địa lí lớp 5 nhằm phát huy năng lực học sinh. Đặc biệt, đứng trước

yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học thì còn những

vấn đề về vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm phát huy năng

lực học sinh tiểu học.

Nhằm góp phần bổ sung và làm phong phú kho tàng lí luận

về đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, đảm bảo chất lượng dạy

học tiểu học nói riêng, đồng thời giúp cho việc tổ chức dạy học môn

Địa lí lớp 5 có hiệu quả, người giáo viên dạy tiểu học có thêm cơ sở

lí luận về dạy học phát triển năng lực học sinh. Trên cơ sở đó, đề tài

“Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 5 nhằm phát

triển năng lực học sinh” được lựa chọn nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất cách sử

dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 theo hướng phát

huy năng lực của học sinh tại các trường tiểu học ở thành phố Đà

Nẵng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây

dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 theo

hướng phát huy năng lực của học sinh tiểu học. Nghiên cứu thực

trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 theo

hướng phát huy năng lực tại các trường tiểu học thành phố Đà Nẵng.

2.2.2. Đề xuất phương pháp xây dựng và sử dụng bản đồ tư

duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5.

2.2.3. Thực nghiệm các tiết dạy sử dụng bản đồ tư duy trong

dạy học môn Địa lí 5 theo hướng phát huy năng lực học sinh tại các

trường tiểu học ở thành phố Đà Nẵng.

3. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc dạy học môn Địa lí lớp 5 chưa phát huy được

năng lực học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực có nhiều

giải pháp để phát triển năng lực học sinh.

Nếu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5

theo hướng phát huy năng lực học sinh thì sẽ phát huy được năng lực

tự học của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy học tại trường tiểu học,

đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo

dục tiểu học nói riêng.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong

dạy học môn Địa lí lớp 5

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy

học môn Địa lí lớp 5 phát triển năng lực tự học của học sinh.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình và các tài

4

liệu khoa học có liên quan đến dạy học môn Địa lí lớp 5 theo hướng

hướng phát huy năng lực của học sinh.

5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức dạy học môn

Địa lí lớp 5 ở một số trường tiểu học.

- Phương pháp điều tra thực tiễn: Tổ chức khảo sát, đánh giá

thực trạng dạy học môn Địa lí lớp 5 ở một số trường tiểu học trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các báo

cáo tổng kết kinh nghiệm, đánh giá quá trình dạy học môn Địa lí lớp

5 để so sánh, phân tích hiệu quả các

biện pháp đề ra.

- Phương pháp thử nghiệm: Tổ chức thử nghiệm đánh giá tác

động của việc vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5

nhằm phát huy năng lực học sinh.

5.3. Phương pháp xử lý thông tin

Bằng việc sử dụng công thức thống kê toán học áp dụng

trong nghiên cứu khoa học giáo dục với mục đích xử lí các kết quả

điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ

tin cậy của biện pháp đề xuất.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, Danh mục công trình đã công bố, Luận án gồm có 3

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và

sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát

triển năng lực tự học của học sinh.

5

Chương 2: Phương pháp xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy

trong dạy học môn Địa lí lớp 5.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ

LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ

DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

LỚP 5 Ở TIỂU HỌC

1. 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Ở nước ngoài

Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của

thế kỉ 20) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh "ghi lại

bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Từ đó đến

nay, giáo viên sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học rất phổ biến và

đem lại hiệu quả.

1.1.2. Ở trong nước

Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5

nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thì chưa có tác giả nào

nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả

nghiên cứu của các công trình nêu trên, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn

đề sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 5 nhằm phát triển

năng lực tự học học sinh.

1.2. Khái quát về bản đồ tư duy

1.2.1. Khái niệm

Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường

dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài

bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất

hiệu quả theo đúng nghĩa của nó là "Sắp xếp ý nghĩ".

1.2.2. Đặc điểm cấu trúc của Bản đồ tư duy

6

1.2.3. Ý nghĩa của Bản đồ tư duy trong dạy học

a. Truyền đạt thông tin

b. Hỗ trợ trí nhớ

c. Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

d. Hình thành tư duy tổng hợp

e. Kích thích sự sáng tạo

g. Tạo hứng thú học tập

h. Tiết kiệm thời gian

1.2.4. Các ứng dụng của Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí

lớp 5

Trong giáo dục, Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong

giảng dạy và học tập tại các trường học cả phổ thông cũng như ở các

bậc cao hơn vì ý nghĩa to lớn của nó. Trong Bản đồ tư duy tri thức

được thể hiện rõ ràng, lô gic, sáng tạo ở cả 2 mạch: Từ khái quát đến

cụ thể và từ cụ thể đến khái quát. Học tập thông qua Bản đồ tư duy

tăng cường khả năng ghi nhớ và khả năng sáng tạo, đưa ra ý tưởng

mới... Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của Bản đồ tư duy trong

dạy học Địa lí lớp 5.

a. Đối với giáo viên

b. Đối với học sinh

1.3. Năng lực và dạy học phát triển năng lực

1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực

a. Khái niệm

b. Cấu trúc của năng lực

1.3.2. Những năng lực của người học trong thế kỉ XXI

1.3.3. Những năng lực của học sinh tiểu học

Theo quy định của Thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu

học. Năng lực của học sinh tiểu học gồm 3 nhóm chính: Năng lực tự

7

phục vụ, tự quản; năng lực hợp tác; năng lực tự học và giải quyết vấn

đề. [1]

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đi sâu nghiên cứu

về năng lực tự học.

1.3.4. Năng lực tự học

Kỹ năng tự học của HS được hiểu đó là những việc làm,

hành động, thao tác cụ thể của các em trong quá trình chiếm lĩnh tri

thức. Con đường tích lũy, thu thập cũng phải tuân theo những quy

định phù hợp, tránh tùy tiện. Muốn được như vậy, người học phải

được rèn luyện một số kỹ năng tự học quan trọng. Đó là kỹ năng định

hướng, tìm kiếm thông tin, xác định tài liệu, tìm tài liệu, lựa chọn tài

liệu, đọc tài liệu, ghi chép tài liệu, phân tích tài liệu, sử dụng tài liệu.

a. Cấu trúc của năng lực tự học

Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi tập trung đi sâu các thành

tố 4 của năng lực tự học, các tiêu chí của mỗi thành tố và các mức độ

của mỗi tiêu chí chúng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Các thành tố năng lực

Thành

tố năng

lực

Biểu hiện

(tiêu chí)

Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Xác

định

được

mục tiêu

nhiệm

vụ học

tập

- Xác định

được mục

tiêu môn

học, nhiệm

vụ học tập.

- Không xác

định được

mục tiêu môn

học, nhiệm

vụ học tập.

- Xác định

mục tiêu môn

học, nhiệm vụ

học tập nhưng

chưa rõ ràng,

chưa đầy đủ.

- Xác định

được mục tiêu

môn học,

nhiệm vụ học

tập.

8

Thành

tố năng

lực

Biểu hiện

(tiêu chí)

Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Lập kế

hoạch

học tập

và tiến

hành

học tập

theo kế

hoạch

- Lập được kế

hoạch học tập

và hoàn

thành nhiệm

vụ đúng thời

gian

- Không lập kế

hoạch học tập,

không hoàn

thành nhiệm

vụ học tập

được giao

- Lập được kế

hoạch học tập

và hoàn thành

nhiệm vụ chưa

đúng thời

gian, thực hiện

kế hoạch chưa

thường xuyên

- Lập được kế

hoạch học tập

và hoàn thành

nhiệm vụ đúng

thời gian

Chủ

động và

độc lập,

tích cực

trong

học tập

- Tự giác

hoàn thành

các nhiệm

vụ cá nhân

- Không

tự giác hoàn

thành các

nhiệm vụ cá

nhân

- Hoàn

thành các

nhiệm vụ cá

nhân nhưng

phải có sự

nhắc nhở

- Tự giác

hoàn thành

các nhiệm

vụ cá nhân

đúng thời

gian

- Tích cực

tham gia các

hoạt động

học

- Không tích

cực tham gia

các hoạt động

học.

- Tham gia các

hoạt động học

nhưng chưa

chủ động,

thiếu tích cực.

- Tích cực

tham gia các

hoạt động học.

- Tìm tòi, mở

rộng kiến

thức

- Trình bày

thắc mắc;

tham gia

tranh luận,

chia sẻ về nội

dung bài học

- Không tìm

tòi, mở rộng

kiến thức.

- Không có

thắc mắc,

không tham

gia chia sẻ về

nội dung bài

học.

- Tìm tòi, mở

rộng kiến

thức.

- Có thắc mắc;

tham gia tranh

luận, phát

biểu, chia sẻ

về nội dung

bài học nhưng

chưa tích cực.

- Luôn chủ

động tìm tòi,

mở rộng kiến

thức.

- Nêu thắc

mắc; tham gia

tranh luận,

chia sẻ về nội

dung bài học.

9

Thành

tố năng

lực

Biểu hiện

(tiêu chí)

Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Vận

dụng

kiến

thức

trong

học tập

vào thực

tiễn

Vận dụng

được kiến

thức đã học

để làm các

bài tập, giải

thích vấn đề

thực tế.

- Không

có năng lực

vận dụng

kiến thức đã

học vào thực

tế

- Vận dụng

được kiến

thức đã học

để làm các

bài tập, giải

thích vấn đề

thực tế

nhưng chưa

đầy đủ.

- Vận

dụng tốt

kiến thức đã

học để làm

các bài tập,

giải thích

vấn đề thực

tế.

Tự đánh

giá và

khả

năng tự

điều

chỉnh

- Đánh

giá được kết

quả học tập,

có biện pháp

điều chỉnh

- Không

đánh giá kết

quả đạt được

so với mục

tiêu đề ra;

chưa đánh giá

được kết quả

học tập; chưa

có biện pháp

điều chỉnh

- Đánh giá

được kết quả

đạt được so

với mục tiêu

đề ra; đánh

giá được kết

quả học tập

nhưng chưa

có biện pháp

điều chỉnh

- Đánh giá

kết quả đạt

được so với

mục tiêu đề

ra; đánh giá

được kết

quả học tập;

đề ra được

biện pháp

điều chỉnh

phù hợp.

b. Biểu hiện của năng lực tự học

Năng lực tự học được biểu hiện thông qua:

+ Kết quả học tập đạt được

+ Kĩ năng lập kế hoạch

+ Kĩ năng đánh giá

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề

+ Kĩ năng thực hành

+ Kĩ năng giao tiếp xã hội

+ Khả năng sáng tạo

+ Tự điều chỉnh trong học tập

10

1.4. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí lớp 5 và

khả năng sử dụng bản đồ tư duy

1.4.1. Đặc điểm chương trình, Sách giáo khoa môn Địa lí lớp

5

a. Đặc điểm chung của chương trình, sách giáo khoa Địa lí

lớp 5

b. Phân bố chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 5

1.4.2. Khả năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn

Địa lí lớp 5

Các mạch kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 5 rất thuận

lợi cho việc sử dụng Bản đồ tư duy. Nó giúp cho học sinh thấy rõ sự

khác biệt của các thể tổng hợp trên cùng một sơ đồ, tạo điều kiện cho

học sinh so sánh, khái quát và tổng hợp các điều kiện tự nhiên các

khu vực, phát triển năng lực tự học của học sinh.

1.5. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

1.5.1. Đặc điểm về cơ thể

1.5. 2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống

a. Hoạt động của học sinh tiểu học

b. Những thay đổi kèm theo

1.5.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí

tuệ)

a. Nhận thức cảm tính

b. Nhận thức lý tính

c. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu

học

d. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

e. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

g. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

11

1.6. Thực trạng xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy

học môn Địa lí lớp 5

1.6.1. Đối với việc giảng dạy của giáo viên

Giáo viên tuy chưa sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học nhiều

nhưng đều thấy rõ vai trò và tác dụng của bản đồ tư duy và việc sử

dụng nó trong dạy học là cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng Bản đồ tư

duy vào dạy học các môn học nói chung ở trường tiểu học và môn

Địa lí nói riêng còn hạn chế.

1.6.2. Đối với việc học tập của học sinh

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra 100 học sinh lớp 5 của 5

trường tiểu học (mỗi trường 20 em) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

về thực trạng sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập, kết quả điều tra

cho thấy:

+ Mức độ hiểu biết về bản đồ tư duy

+ Mức độ cần thiết của việc sử dụng Bản đồ tư duy trong học

tập đối với những học sinh đã biết sử dụng sơ đồ tư duy: 60 % cho

rằng rất cần thiết và 40 % học sinh cho rằng cần thiết.

+ Về tác dụng của bản đồ tư duy đối với việc học tập:

Học sinh lớp 5 biết ít về Bản đồ tư duy, sử dụng trong quá

trình học tập cũng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đối với những học sinh

đã biết và được sử dụng sơ đồ tư duy lại nhận thấy rõ vai trò và tác

dụng của bản đồ tư duy đối với học tập là rất cần thiết. Từ thực trạng

đã nêu trên, việc thực hiện và triển khai đề tài của chúng tôi là phù

hợp, đáp ứng nhu cầu của học sinh và góp phần đổi mới phương pháp

dạy học tiểu học nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh qua đó

nâng cao chất lượng dạy học.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN

ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5

12

2.1. Các bước xây dựng Bản đồ tư duy và nguyên tắc sử dụng

Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5

2.1.1. Các bước xây dựng bản đồ tư duy

a. Tạo ý chính

b. Thêm nhánh vào Bản đồ tư duy

c. Sử dụng đường dày cho các nhánh chính

g. Tạo hình dạng khác nhau cho các nhánh

h. Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh

k. Mã màu cho các nhánh

l. Kết hợp nhiều hình ảnh

2.1.2. Nguyên tắc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học

- Sử dụng Bản đồ tư duy phải phù hợp với nội dung bài học

- Sử dụng Bản đồ tư duy phải phù hợp khả năng và trình độ

nhận thức của học sinh

- Sử dụng Bản đồ tư duy phải phát huy được tính độc lập và

sáng tạo của học sinh

- Sử dụng Bản đồ tư duy cần phải kết hợp hợp lí với các

phương pháp và phương tiện dạy học khác

2.2. Phương pháp xây dựng Bản đồ tư duy

2.2.1. Quy trình xây dựng Bản đồ tư duy

Để xây dựng bản đồ tư duy cần thiết phải thực hiện theo các

bước sau đây:

a. Xác định mục tiêu của chương, bài, phần dự kiến xây

dựng Bản đồ tư duy

b. Xác định từ khóa và những kiến thức cơ bản của Bản đồ

tư duy

- Xác định từ khóa

- Xác định kiến thức cơ bản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!