Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Đầu tư nước ngoài là việc các chủ đầu tư nước ngoài đem vốn vào một quốc gia để
tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích thu được lợi
nhuận hoặc các lợi ích kinh tế - xã hội khác. Đầu tư nước ngoài bao gồm : đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp.
Về bản chất Đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn
của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ nhau
trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước
ngoài hiện nay. Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài
ngày càng phát triển mạnh mẽ hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính qui
luật trong liên kết hợp tác quốc tế.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới cạnh tranh lẫn nhau để thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với nước nhận đầu tư sẽ bổ sung thêm nguồn vốn để khai thác tài nguyên thiên
nhiên của nước mình một cách có hiệu quả, mở rộng qui mô sản xuất, tiếp thu khoa
học công nghệ, giải quyết công ăn việc làm. Còn nước chủ đầu tư sẽ thu được lợi
nhuận hoặc lợi ích kinh tế –xã hội khác ở nước sở tại. Đối với Việt Nam -đất nước có
nền sản xuất nông nghiệp là chính thậm chí đó còn là nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu. Chúng ta đang từng bước tiến lên công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước. Song
trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân còn nhiều hạn chế, bởi vậy
đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong quá trình Công nghiệp
hoá đất nước. Nhưng vấn đề sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu qủa
mới là điều quan trọng. Làm thế nào để thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư
nước ngoài, phân bổ ra sao ? Mục đích cuối cùng là nguồn vốn này góp phần bổ
sung sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết
công ăn, việc làm cho người lao động, phát triển cơ sở hạ tầng. . . Tất cả những điều
đó tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Đầu tư nước ngoài và hiệu quả đầu tư nước ngoài là một mảng đề tài tương đối rộng.
Ở bài viết này chỉ đưa ra một cách khái quát tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
trong giai đoạn (1995-5/2000) và hiệu quả của nó, bởi vậy còn nhiều thiếu sót. Em rất
mong được sự góp ý kiến và bổ sung thêm từ các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tác giả.
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
I. Các khái niệm cơ bản
1. Đầu tư :
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về cho người đầu tư kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên
nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
2. Đầu tư nước ngoài :
Là các chủ đầu tư đem vốn vào một quốc gia để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ nhằm mục đích thu được lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế –xã hội
khác.
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài đầu tư
sang nước khác và trực tiếp quản lí hoặc tham gia quản lí quá trình sử dụng và thu hồi
vốn đã bỏ ra.
4. Đầu tư gián tiếp nước ngoài :
Là các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới
hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi
suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển
(ODA)
I. Tầm quan trọng củađầu tư nước ngoài đối với Việt Nam :
Việt Nam một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở vật chất nghèo
nàn, lạc hậu. Để đất nước thoát khỏi tình trạng này, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra rất
nhiều các đường lối, chính sách :cụ thể, thực hiện chính sách mở cửa, phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện
công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước. Song trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền
kinh tế quốc dân còn nhiều hạn chế. Bởi vậy đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan
trọng đặc biệt là trong quá trình Công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước.
Trước hết đầu tư nước ngoài bổ sung thêm nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát
triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam. Thông qua nguồn
vốn đầu tư nước ngoài nhiều nguồn lực trong nước như lao động đất đai, tài nguyên
đã được khai thác sử dụng tương đối hiệu quả, đồng thời giúp Việt Nam chủ động
hơn trong việc bố trí đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế và vào những vùng khó khăn.
Mặt khác thu hút đầu tư nước ngoài cùng với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá
hoạt động đầu tư đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế
Việt Nam với khu vực và thế giới. Đến nay đã có 70 nước và lãnh thổ có dự án đầu tư
nước ngoài tại Việt nam với 3900 dự án được cấp phép với số vốn trên 42 tỉ USD,
trong đó có 3200 dự án đang hoạt động với số vốn đăng kí đạt hơn 38 tỉ USD và vốn
thực hiện đạt trên 21 tỉ USD, có gần 100 công ty xuyên quốc gia trong số 500 công ty
xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Đầu tư nước ngoài góp phần phá thế bao vây cấm
vận, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho Việt Nam ra hội nhập
kinh tế trong khu vực và trên thế giới (ra nhập ASEAN, kí hiệp định thương mại song
phương với Mĩ. . . )
Hơn nữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo nên những mô hình quản lí
và các phương thức kinh doanh hiện đại, là một trong những nhân tố thúc đẩy các
doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đổi mới tư duy, cách thức quản lí, công nghệ
nâng cao chất lượng cạnh tranh. Nhờ có đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã góp
phần nâng cao năng lực của nền kinh tế với nhiều công nghệ mới hiện đại trong các
lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ô tô, xe máy. . . tạo ra một
bước ngoặt quan trọng trong một số ngành kinh tế mũi nhọn.
Đầu tư nước ngoài còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực
của Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các dự án sử dụng nhiều
lao động, nhất là trong lĩnh vực gia công, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu như dệt
may, dày dép, đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. . . được khuyến khích. Bởi
vậy đã thu hút hàng vạn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Qua hợp tác đầu tư
người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, trong
đó một số người có năng lực quản lí đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài.
Ngoài ra đầu tư nước ngoài còn có vai trò quan trọng như góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo định hướng Công nghiệp hoá -hiện đại hoá, tạo ra điều kiện thuận lợi
cũng như những cơ hội khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam từng bước tiến
hành đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu.