Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự cần thiết đưa chuyên đề quyền của người khuyết tật ở Việt Nam vào giảng dạy trong chương trình các chuyên đề tự chọn thuộc môn luật hiến pháp
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
194.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1776

Sự cần thiết đưa chuyên đề quyền của người khuyết tật ở Việt Nam vào giảng dạy trong chương trình các chuyên đề tự chọn thuộc môn luật hiến pháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

®µo t¹o

66 t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008

PGS.TS. Th¸i VÜnh Th¾ng *

1. Đặt vấn đề

Theo Tuyên ngôn về quyền của người

khuyết tật năm 1975 thì người khuyết tật

được hiểu là bất cứ người nào mà không có

khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ

hay từng phần, những sự cần thiết của một

số sinh hoạt cá nhân bình thường hay cuộc

sống xã hội do sự thiếu hụt (bẩm sinh hay

không bẩm sinh) về những khả năng về thể

chất hay tâm thần của họ. Nói cách khác,

người khuyết tật là những người bị khiếm

khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể

hoặc những rối loạn về tâm, sinh lí hay một

chức năng nào đó của con người, không

phân biệt nguồn gốc gây ra, dẫn đến hạn chế

một phần hoặc mất khả năng lao động và

gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập,

hoà nhập cộng đồng.

Việt Nam là đất nước đã trải qua nhiều

cuộc chiến tranh ác liệt, các cuộc chiến tranh

mặc dù đã đi qua nhưng những hậu quả của

nó vẫn còn nặng nề. Một trong những hậu

quả nặng nề mà chiến tranh đã để lại là số

lượng không nhỏ những người khuyết tật.(1)

Việt Nam hiện nay có khoảng 5,3 triệu

người khuyết tật, chiếm 6,34% dân số.

(2) Với

truyền thống nhân đạo, Đảng và Nhà nước

Việt Nam luôn luôn quan tâm đến những

người khuyết tật nhằm giúp đỡ những người

khuyết tật có cuộc sống bình thường, có thể

hoà nhập với cộng đồng. Điều 3 Pháp lệnh

về người tàn tật năm 1998 của Việt Nam quy

định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện

thuận lợi cho người tàn tật thực hiện các

quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

và phát huy khả năng của mình để ổn định

đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các

hoạt động xã hội. Người tàn tật được nhà

nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ,

phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và

được hưởng các quyền khác theo quy định

của pháp luật”. Gần đây, Công ước quốc tế

về quyền của người khuyết tật năm 2006 một

lần nữa khẳng định: “Các quốc gia thành

viên cam kết đảm bảo và thúc đẩy sự hiện

thực hoá đầy đủ tất cả các quyền và tự do cơ

bản của toàn bộ những người khuyết tật mà

không có sự phân biệt nào dựa trên cơ sở

khuyết tật” và “các quốc gia thành viên cần

phải ngăn cấm tất cả những hình thức phân

biệt dựa trên cơ sở khuyết tật và đảm bảo

rằng, tất cả mọi người khuyết tật đều được

bảo vệ bình đẳng và hiệu quả về pháp luật

chống lại bất kì sự phân biệt đối xử nào”.

Pháp luật quốc gia và quốc tế đã quy định

như vậy, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tình

trạng người khuyết tật bị phân biệt đối xử,

thậm chí bị lạm dụng, xa lánh hoặc lãng

quên. Có nhiều nguyên nhân để xảy ra tình

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!