Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự cần thiết của kế hoạch vốn đầu tư .DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Phần mở đầu.
1. Thực trạng của Việt Nam
Sau khi hoà bình lập lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào dồi dào
và bền vững. Nhờ đó, chúng ta đã có thể tái thiết đất nước với những công
nghệ hiện đại. Những nhà máy điện của ta có hiệu suất rất cao và tuân thủ
những chỉ tiêu khắt khe về bảo vệ môi trường. Những nhà máy may mặc, giày
dép, đồ nhựa, điện tử… ở nước ta là những nhà máy tối tân nhất trong vùng.
Hiện nay, theo hãng cung cấp thông tin kinh tế EIU ở Anh thì hai lý do
cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài là: hạ tầng cơ sở nghèo nàn và trở ngại
hành chính.
Những xí nghiệp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào nước ta ở những ngành
công nghệ thấp. Dù là những ngành công nghệ thấp nhưng kỹ sư Việt Nam
vẫn không có đủ kỹ năng nghiệp vụ để điều hành sản xuất. Còn những ngành
công nghệ cao thì những thiết bị phức tạp được sản xuất ở nước ngoài sau đó
mang vào nước ta để lắp ráp nhằm lợi dụng mức lương thấp của nguồn nhân
lực thiếu kỹ năng nghiệp vụ.
2. Sự cần thiết của kế hoạch vốn đầu tư .
Hoạt động đầu tư là các hoạt động làm tăng thêm quy mô của tài sản
quốc gia. Tài sản quốc gia thường được phân chia thành hai nhóm là tài sản
quốc gia sản xuất và tài sản quốc gia phi sản xuất. Việc nghiên cứu vấn đề
đầu tư với tư cách là yếu tố nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế chỉ đặt ra
khuôn khổ các hoạt động đầu tư vốn sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế.
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ giá trị các tư liệu sản xuất được hình
thành từ các hoạt động đầu tư, nhằm bảo đảm tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng tài sản sản xuất của quốc gia.
Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và
vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Vốn đầu tư vào tài sản cố định ngoài việc
đáp ứng nhu cầu bù đắp hao mòn trong quá trình hoạt động của tài sản cố
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
định nó còn đảm bảo các yêu cầu của quá trình mở rộng quy mô, dung lượng
của nền kinh tế và yêu cầu cải tiến, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu của sự
phát triển. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động một mặt đảm bảo các yêu cầu
thường xuyên, ổn định các yếu tố gần như là nhu cầu hàng ngày của các
ngành kinh tế, đó là nhu cầu dự trữ nguyên, nhiên liệu v.v… Mặt khác, nó
giúp cho các nhà đầu tư tăng, giảm mức dự trữ hàng hoá tồn kho theo sự biến
động của giá cả, một hiện tượng đặc trưng trong nền kinh tế thị trường.
Tổng vốn đầu tư xã hội chính là đối tượng chủ yếu nhất của kế hoạch
hoá vốn đầu tư kỳ kế hoạch của các quốc gia.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch
phát triển, nó xác định quy mô, cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần có
và cân đối với các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và
phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Trong hệ thống kế hoạch phát triển, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có
vai trò quan trọng không những xuất phát từ vị trí của chính bộ phận kế hoạch
này mà còn xuất phát từ mối quan hệ trực tiếp của kế hoạch vốn đầu tư với
các kế hoạch khác.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là kế hoạch một yếu tố nguồn lực có
liên quan trực tiếp và là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện kế hoạch tăng
trưởng kinh tế.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là kế hoạch khối lượng tài chính cần
thiết để thực hiện kế hoạch tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài
sản quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế và hiện đại
hoá đất nước. Nhận thức vấn đề này chính là gắn chặt được ba khâu quan
trọng trong quy trình tạo ra sự gia tăng của vốn đẩu tư sản xuất. đó là: Các
ngành sản xuất, các yếu tố vật chất của vốn đẩu tư – nguồn vốn đầu tư – các
ngành xây dựng cơ bản. Bảo đảm nguồn tiền vốn đầu tư thành vốn sản xuất
2
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
vật liệu xây dựng, ngành sản xuất tư liệu sản xuất sẽ trực tiếp góp phần thực
hiện được kế hoạch khối lượng vốn đầu tư.
Như vâỵ, trong hệ thống kế hoạch phát triển, kế hoạch khối lượng vốn
đầu tư là bộ phận kế hoạch biện pháp quan trọng. Nó có liên quan trực tiếp
đến việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch xây dựng cơ bản.
3. Vai trò vốn đầu tư FDI ở Việt Nam.
Với mục tiêu thoát khỏi nước kém phát triển trước năm 2010 và cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 của nước ta
đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư khổng lồ. Bên cạnh việc đẩy mạnh khai
thác vốn trong nước, còn phải thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu
tư nước ngoài có nhiều nguồn: nguồn đầu tư trực tiếp(FDI), nguồn vốn đầu tư
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư gián tiếp thông qua thị
trường chứng khoán ... Trong các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn ODA
tuy có lãi suất thấp, thời gian vay dài, lại có mười năm ân hạn, nhưng thực
chất là nguồn vốn đi vay, mà có vay có trả, nếu sử dụng không hiệu quả thì nợ
nần để lại cho con cháu cho tương lai sẽ lớn và trên thực tế từ năm 2003 đã
phải trả lãi của những món vay từ cách đó mười năm. Nguồn vốn đầu tư gián
tiếp trên thị trường chứng khoán thời gian qua đã góp phần làm cho chỉ số
chứng khoán tăng mạnh, đồng thời kiềm chế sự đao xuống của chỉ số này,
nhưng lại có đặc điểm là nguồn tài chính ngắn hạn, đưa vào nhanh và rút ra
cũng nhanh, đã từng gây bất ổn nếu nó rút ra ồ ạt. Nguồn FDI là nguồn đầu tư
dài hạn, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, đóng góp đối với nền kinh tế
về vốn, về thu hút lao động làm việc, đóng góp ngân sách, chuyển nhượng
công nghệ ... nên nguồn vốn nay mang tính phổ biến và được nhiều nước ưa
chuộng.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, nó không những giúp chúng ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn
đầu tư mà còn có tác dụng nhiều mặt như: Giải quyết việc làm, lao động; mở
3