Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Soạn thảo và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương "mắt, các dụng cụ quang" vật lý 11 trung học phổ thông.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM CHƯƠNG
”MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG ” VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
2
HÀ NỘI – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM
CHƯƠNG ” MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG ” VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hương Trà
3
HÀ NỘI – 2011
Lời cảm ơn
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
tận tính của bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới những người đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đỗ Hương Trà người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các em học sinh lớp 10A7, 10A6 đã giúp tác giả hoàn
thành phần thực nghiệm của luận văn.
Mặc dù đã cố gằng, song bản luận văn này không tránh khỏi những hạn chế.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thày cô và các bạn.
Hà nội, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Anh Đào
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3.Phạm vi nghiên cứu
4. Mẫu khảo sát
5. Vấn đề nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Luận cứ
9. Cấu trúc luận văn.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Bài tập vật lí là gì?
1.2 Tư duy trong giải bài tập vật lí
1.3 Vai trò và tác dụng của bài tập vật lí trong dạy học
1.4. Phân loại bài tập vật lí
1.4.1 Căn cứ theo yêu cầu mức độ phát triển tư duy
1.4.2 Căn cứ vào nội dung bài tập
1.4.3 Căn cứ vào phương thức cho điều kiện và phương thức giải
1.5. Bài tập thí nghiệm
5
1.5.1 Các loại bài tập thí nghiệm
1.5.2 Các khả năng sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí
1.5.3 Các bước giải bài tập thí nghiệm
1.6 Cơ sở định hướng giải bài tập vật lí
1.7 Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí
1.7.1.Ba kiểu hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí
1.7.2 Đặc điểm khi hướng dẫn giải bài tập thí nghiệm
1.8 Tổ chức dạy học về bài tập vật lí nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
1.8.1 Tính tích cực của học sinh trong học tập
1.8.2. Các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.8.3 Những yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình hướng dẫn học sinh hoạt động
nhận thức đạt kết quả trong giờ bài tập thí nghiệm
1.11 Điều tra thực tiễn dạy bài tập thí nghiệm ở trường THPT
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2. SOẠN THẢO VÀ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI
TẬP THÍ NGHIỆM CHƯƠNG “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
2.1. Các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng khi dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ
quang“
2.1.1 Về kiến thức
2.1.2 Về kĩ năng
2.1.3 Phát triển tư duy
2.2 Soạn thảo hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
2.2.1 Mục đích chung của hệ thống bài tập
2.2.2 Phân loại bài tập.
2.2.3 Hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
2.2.4 Hướng dẫn một số bài tập thực nghiệm
6
2.3 Phương án sử dụng bài tập.
2.4 Thiết kế tiến trình dạy học sử dụng bài tập thí nghiệm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm
3.4 . Thới gian thực nghiệm
3.5. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải và cách khắc phục khi làm thực nghiệm
sư phạm
3.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.7. Các bước tiến hành thực nghiệm
3.8 Đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.8.1. Xác định tiêu chí đánh giá
3.8.2 Phân tích kết quả về mặt định tính
3.8.3. Đánh giá định lượng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới đã được chỉ rõ trong Nghị quyết
của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, khóa VIII:
“Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết
tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong
sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc công nghiệp hóa hiện đại
hóa, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có
ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong
công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ”.
Về mặt trí dục, mục tiêu mới nêu lên phẩm chất trí tuệ mới của người Việt
Nam là: “có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của
dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá
nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ
năng thực hành giỏi…”
Bài tập vật lí có vai trò vô cùng quan trọng, được sử dụng trong nhiều giai
8
đoạn của quá trình dạy học. Bài tập vật lí, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Bài tập vật lí giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lí và
những hiện tượng vật lí, biết phân tích chúng vào những vấn đề thực tiến. Trong
nhiều trường hợp, dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu mạch lạc, lô gic, phát
biểu định nghĩa, định luật thật chính xác và có kết quả thì đó mới là điều kiện cần,
chứ chưa đủ để học sinh hiểu sâu kiến thức. chỉ có thông qua bài tập dưới hình thức
này hoặc hình thức kia tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức để tự lực giải
quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì kiến thức đó mới trở lên
xâu sắc.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các thí nghiệm vật lí đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành tri thức vật lí. Một trong những nhiệm vụ quan
trong của vật lí hiện nay là bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nhận thức là
phương pháp thực nghiệm. Thông qua các bài thực hành của học sinh, biểu diễn thí
nghiệm của giáo viên, việc giải các bài tập thực nghiệm mới có thể bồi dưỡng
phương pháp thực nghiệm cho học sinh đạt kết quả và cũng từ đó mà học sinh hiểu
sâu hơn về kiên thức vật lí.
Trên tinh thần đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Soạn thảo và sử dụng bài tập
thí nghiệm chương Mắt . Các dụng cụ quang vật lý 11 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Soạn thảo và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm vật lí chương “ Mắt. Các
dụng cụ quang” vật lí 11 THPT nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh.
3.Phạm vi nghiên cứu
Nội dung chương : Mắt. Các dụng cụ quang vật lý 11 THPT
Các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trường THPT B Kim
Bảng
4. Mẫu khảo sát
Học sinh các lớp: 10A7; 10A6; trường THPT B Kim Bảng – Hà Nam.
5. Vấn đề nghiên cứu
9
Soạn thảo và sử dụng các bài tập thí nghiệm chương “ Mắt. Các dụng cụ
quang ” như thế nào để có thể tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Dựa trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại, cũng với việc phân tích nội dung
khoa học của kiến thức cần dạy, nếu soạn thảo và sử dụng hệ thống bài tập thí
nghiệm phù hợp thì sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh và nâng cao chất
lượng kiến thức.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ
môn theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn vật lí ở
trường THPT hiện nay nói chung , và của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” nói
riêng.
- Việc soạn thảo hệ thống bài tâp thí nghiệm có vai trò, tác dụng gì đến quá
trình học của học sinh
7.2. Phương pháp điều tra quan sát
- Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên các trường THPT để nắm bắt thực
trạng của việc sử dụng bài tập thí nghiệm vật lí trong dạy học hiện nay ở các trường
THPT.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT có đối chứng để kiểm
tra tính khả thi của luận văn, cụ thể là làm nổi bật vai trò của bài tập thí nghiệm vật
lí trong việc nâng cao nhận thức của học sinh THPT trong các giờ học vật lí.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày
kết quả thực nghiệm sư phạm.
8. Luận cứ
10
8.1 Luận cứ lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc soạn thảo bài tập thí nghiệm vật lí trong
việc nâng cao nhận thức của học sinh THPT.
- Những phân tích về nội dung kiến thức chương.
- Soạn thảo một số bài tập thí nghiệm chương “Mắt . Các dụng cụ quang”
vật lí 11 THPT
8.2 Luận cứ thực tiễn
- Minh chứng dạy học thực nghiệm
- Kết quả học tập từ phía học sinh thông qua các bài kiểm tra.
9. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn được
chia thành ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Soạn thảo và thiết kế tiến trình dạy học bài tập thí nghiệm chương:
“Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.