Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học phần “dòng điện, mạch điện” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh (ct gdpt 2018)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------
PHẠM VĂN HẢI
SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỊNH HƢỚNG
NGHỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “DÕNG ĐIỆN, MẠCH ĐIỆN” VẬT
LÍ 11 NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH (CT GDPT 2018)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
ĐÀ NẴNG – NĂM 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------
PHẠM VĂN HẢI
SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỊNH HƢỚNG
NGHỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “DÕNG ĐIỆN, MẠCH ĐIỆN” VẬT
LÍ 11 NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH (CT GDPT 2018)
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Hƣơng Trà
ĐÀ NẴNG – NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này
không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Đà Nẵng, tháng 07 năm 2022
Tác giả
Phạm Văn Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận đƣợc
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, những chia sẻ quý báu của quý Thầy Cô giáo, bạn bè và
gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
- GS.TS. Đỗ Hƣơng Trà, Cô giáo hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm, quý Thầy Cô giáo khoa Vật lí trƣờng Đại học
Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng và quý Thầy Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
- Ban giám hiệu cùng quý Thầy Cô giáo trong tổ Lí - CN trƣờng THPT Sơn Mỹ -
Quảng Ngãi và các em học sinh lớp 11B7 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô, ngƣời thân, đồng nghiệp và các bạn học
viên Cao học K36 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Đà Nẵng, tháng 07 năm 2022
Tác giả
Phạm Văn Hải
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ
1 HS Học sinh
2 GV Giáo viên
3 DH Dạy học
4 CSHV Chỉ số hành vi
5 BTVL Bài tập vật lí
6 GDHN Giáo dục hƣớng nghiệp
7 GDPT Giáo dục phổ thông
8 THCS Trung học cơ sở
9 THPT Trung học phổ thông
10 KHTN Khoa học tự nhiên
11 NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức
iv
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Cấu trúc của NLVDKT vào thực tiễn 14
Bảng 1.2. Rubric đánh giá NLVDKT vào thực tiễn 15
Bảng 1. 3. Bảng hỏi khảo sát học sinh 26
Bảng 2.1. Nội dung và yêu cầu cần đạt phần “Dòng điện, mạch
điện”
31
Bảng 2.2. Bảng chỉ số hành vi của năng lực vật lý 32
Bảng 2.3. Dòng điện, mạch điện với một số ngành nghề liên quan 33
Bảng 2.4. Hiệu suất phát quang của ba loại đèn 34
Bảng 2. 5. Điện năng thiêu thụ/ngày của các tiết bị trong gia đình 39
Bảng 2.6. Bảng giá bán điện Sinh hoạt theo Quyết định 648/QĐ –
BCT ngày 20/03/2019
40
Bảng 2.7. Điện năng thiêu thụ/ngày của các tiết bị trong gia đình 40
Bảng 2.8. Điện năng thiêu thụ/43h của các tiết bị trong phòng học 41
Bảng 2.9. Đặc điểm của dây đồng và dây nhôm 43
Bảng 2.10. Sử dụng đúng nhiệt độ cho từng loại vải 45
Bảng 2.11. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể ngƣời 47
Bảng 2.12. Cấu trúc thời gian giảng bài 53
Bảng 2.13. Rubric đánh giá các hoạt động 63
Bảng 2.14. Cấu trúc thời gian giảng bài 67
Bảng 2.15. Rubric đánh giá các hoạt động 76
Bảng 3.1. Danh sách học sinh khảo sát đánh giá (Phụ lục 3) 80
Bảng 3.2. Bảng số liệu tổng hợp kết quả thực nghiệm 7 bài tập
trong hệ thống bài tập đã soạn thảo
82
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp điểm số, chỉ số hành vi của ba HS qua
bài tập 2
86
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp điểm số, chỉ số hành vi của ba HS qua
bài tập 3
87
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp điểm số, chỉ số hành vi của ba HS qua
bài tập 5
87
v
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tam giác hƣớng nghiệp và các hình thức hƣớng
nghiệp
7
Hình 1.2. Sơ đồ các bƣớc bồi dƣỡng NLVDKT vào thực tiễn cho
HS
16
Hình 1.3. Bóng đèn sợi đốt 20
Hình 1.4. Hình ảnh dây đồng và dây nhôm 21
Hình 1.5. Sơ đồ mạch điện huỳnh quang 21
Hình 1.6. Khảo sát lựa chọn học nghề của học sinh THPT 26
Hình 2.1. Mức độ nguy hiểm của dòng điện 35
Hình 2.2. Một cục Pin con thỏ 36
Hình 2.3. Bếp điện 36
Hình 2.4. Sơ đồ 42
Hình 2.5. Cầu chì điện 44
Hình 2.6. Bàn là tự động 44
Hình 2.7. Mô tả cách sử dụng tấm đệm cách điện 47
Hình 2.8. Pin con thỏ 48
Hình 2.9. Pin con thỏ 48
Hình 2.10. Bếp điện 49
Hình 2.11. Ấm đun nƣớc siêu tốc 50
Hình 2.12. Sơ đồ mạch điện của thiết bị ấm đun nƣớc siêu tốc 50
Hình 2.13. Cầu chì điện 62
Hình 3.1. Biểu đồ mô tả số lƣợng HS làm đƣợc theo các mức độ
trong mỗi bài
85
Hình 3.2. Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá của ba HS qua bài tập 2 86
Hình 3.3. Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá của ba HS qua bài tập 3 87
Hình 3.4. Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá của ba HS qua bài tập 5 88
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................iii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................ v
MỤC LỤC............................................................................................................ vi
THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ.................................................................. ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC..................................................................... 3
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................... 3
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................................... 3
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 4
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 4
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN......................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SOẠN
THẢO VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ ............ 6
1.1. Định hƣớng giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học ở trƣờng phổ thông ....... 6
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................6
1.1.2. Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục hƣớng nghiệp...................................8
1.1.3. Định hƣớng nghề trong dạy học...............................................................9
1.2. Bồi dƣỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ................................ 11
1.2.1. Khái niệm năng lực ........................................................................... 11
1.2.2. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn........................12
1.2.3. Cấu trúc của NLVDKT vào thực tiễn ...................................................13
1.2.4. Quy trình đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn .........15
1.2.5. Một số biện pháp bồi dƣỡng NLVDKT vào thực tiễn trong quá trình
dạy học..........................................................................................................................16
vii
1.3. Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hƣớng nghề .............................. 19
1.3.1. Khái niệm bài tập gắn với định hƣớng nghề ........................................19
1.3.2. Cách soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hƣớng nghề ............19
1.4. Điều tra thực tiễn.......................................................................................... 24
1.4.1. Mục đích, đối tƣợng và nội dung khảo sát............................................24
1.4.2. Kết quả phỏng vấn giáo viên..................................................................24
1.4.3. Kết quả khảo sát học sinh .......................................................................25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỊNH
HƢỚNG NGHỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “DÕNG ĐIỆN, MẠCH
ĐIỆN” - VẬT LÍ 11 NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN
THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH (CT GDPT 2018) ... 29
2.1. Đặc điểm, cấu trúc của phần “Dòng điện, mạch điện” Vật lý 11 ................ 29
2.1.1. Đặc điểm của phần “Dòng điện, mạch điện” .......................................29
2.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và nội dung phần “Dòng điện, mạch điện”....29
2.1.3. Nội dung và yêu cầu cần đạt phần “Dòng điện, mạch điện”..............31
2.2. Soạn thảo bài tập gắn với định hƣớng nghề trong dạy học phần “Dòng điện,
mạch điện” - Vật lí 11 ......................................................................................... 32
2.2.1. Bảng chỉ số hành vi của năng lực vật lý ........................................... 32
2.2.2. Kiến thức Dòng điện, mạch điện với nội dung nghề nghiệp..............33
2.2.3. Soạn thảo bài tập cụ thể .................................................................... 33
2.2.4. Hƣớng dẫn......................................................................................... 37
2.3. Thiết kế một số tiến trình dạy học bài tập gắn với định hƣớng nghề .......... 51
2.3.1. Tiến trình dạy học chủ đề “Mạch điện và điện trở” (tiết 2)................51
2.3.2. Tiến trình dạy học chủ đề “Năng lƣợng điện, công suất điện” (tiết 3,
BT) ................................................................................................................................66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................... 78
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 79
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm...................................................... 79
3.1.1. Mục đích ...................................................................................................79
3.1.2. Nhiệm vụ...................................................................................................79
viii
3.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm....................................................... 79
3.2.1. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm......................................................79
3.2.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................80
3.2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm......................................................................80
3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm...................................................................... 81
3.3.1. Kết quả định tính......................................................................................81
3.3.2. Kết quả định lƣợng ..................................................................................82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................PL1
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................PL2
PHỤ LỤC 3.......................................................................................................PL3
PHỤ LỤC 4.......................................................................................................PL4
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, các quốc gia đều tiến hành xây dựng chiến lƣợc phát triển dựa trên cơ
sở huy động tối đa năng lực nội sinh, tạo đƣợc những khả năng cảm nhận và khả năng
phản ứng thích nghi. Nhƣ vậy, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có tri thức sẽ là thế mạnh
không gì thay thế đƣợc, có ý nghĩa quyết định tạo dựng sức mạnh tổng hợp và năng
lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì
đổi mới giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay ở các quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Mục tiêu đổi mới đƣợc Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc
hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp
dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng
về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và
năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành chƣơng trình giáo dục
phổ thông tổng thể và các chƣơng trình môn học. Trong mục tiêu chƣơng trình giáo
dục phổ thông tổng thể, BGD&ĐT cũng nêu rõ: “Chương trình giáo dục trung học
phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối
với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập
suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện
và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống
lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách
mạng công nghiệp mới”
Việc đổi mới giáo dục phổ thông theo hƣớng hiện đại, phát huy tính tích cực của
ngƣời học đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, bao
gồm mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và kiểm tra, đánh giá.
Trong quá trình dạy học môn vật lí, có nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực để
nâng cao chất lƣợng trong học tập, phát triển năng lực tƣ duy độc lập, nâng cao hiệu
quả tự học của học sinh. Trong số đó, phƣơng pháp sử dụng hệ thống bài tập là một
2
phƣơng pháp phổ biến, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên ở mỗi bài học và mang lại hiệu
quả cao. Để phát huy hết vai trò của bài tập vật lí nhằm bồi dƣỡng năng lực vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn và định hƣớng nghề cho học sinh, thì giáo viên cần phải
xây dựng, soạn thảo một hệ thống bài tập có sự lựa chọn, phân hóa, phân loại, phân
mức và sắp xếp theo theo một trình tự phù hợp với mục tiêu dạy học.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Soạn thảo và sử
dụng bài tập gắn với định hƣớng nghề trong dạy học phần Dòng điện, mạch điện
- vật lí 11 nhằm bồi dƣỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của
học sinh” (CT GDPT 2018)
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu xây dựng, soạn thảo các bài tập gắn với định hƣớng nghề và sử
dụng trong dạy học phần “Dòng điện - mạch điện” - Vật lí 11 đã có một số tác giả
quan tâm nghiên cứu nhƣ:
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Nghĩa năm 2018: Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập trong dạy học chƣơng “Dòng điện không đổi”- vật lí 11 nhằm bồi dƣỡng năng
lực tự học của học sinh.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Quý Cẩn năm 2014: Xây dựng và hƣớng dẫn giải hệ
thống bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi”- vật lí 11 nâng cao nhằm phát huy tính
tích cực của ngƣời học.
Luận văn thạc sĩ của Lê trần Nguyệt Vi năm 2018: Tổ chức các hoạt động học
tập trong dạy học chƣơng “Dòng điện không đổi”- vật lí 11 nhằm phát triển năng lực
vật lí của học sinh.
Luận văn thạc sĩ của Trần Kiên Cƣờng năm 2014: Xây dựng hệ thống bài tập và
hƣớng dẫn hoạt động giải bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi” nhằm bồi dƣỡng học
sinh giỏi chuyên vật lí.
Bài báo “Xây dựng bài tập thí nghiệm định lƣợng vật lí trung học phổ thông” của
tác giả Nguyễn Đình Thƣớc - Nguyễn Ngọc Anh trong Tạp chí Tạp chí khoa học, Tập
48, Số 1B năm 2019.
Tuy nhiên, vẫn chƣa thấy có đề tài nào nghiên cứu về “Soạn thảo và sử dụng bài
tập gắn với định hƣớng nghề trong dạy học phần Dòng điện, mạch điện”
Kế thừa những cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu liên quan trƣớc đây, chúng