Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương "dao động và sóng điện từ" - vật lý 12 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN KHẢ THỤ
SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ” - VẬT LÝ 12
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI - 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN KHẢ THỤ
SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ”- VẬT LÝ 12
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ DIỆU NGA
HÀ NỘI – 2013
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ giáo viên trường Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý
báu để tôi có thể thực hiện thành công đề tài này, cũng như làm giàu thêm kiến
thức để tôi tiếp tục sự nghiệp sau này.
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi động viên kịp thời của Ban Giám Hiệu cùng tập thể
giáo viên tổ Vật Lý – Công nghệ, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm
trường THPT Cổ Loa, sự ủng hộ nhiệt tình của tập thể học sinh trường THPT
Cổ Loa Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Diệu Nga,
người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Trong suốt thời gian dài,
mặc dù công việc nghiên cứu giảng dạy rất bận rộn, Cô vẫn dành những
khoảng thời gian quý giá để chỉ bảo giúp tôi hoàn thành được đề tài. Sự giúp
đỡ, động viên kịp thời và những tình cảm của cô dành cho tôi đã giúp tôi tự tin
và vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Đối với tôi
Cô là một tấm gương sáng về sự cống hiến không mệt mỏi cho khoa học và
cho thế hệ trẻ hôm nay.
Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả
Nguyễn Khả Thụ
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt Viết thành câu
CH Câu hỏi.
THPT Trung học phổ thông.
TNSP Thực nghiệm sư phạm
SGK Sách giáo khoa
TNKQNLC Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
TN Thực nghiệm
TSLTHTL Tần số lũy tích hội tụ lùi
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Danh mục viết tắt.................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng, đồ thị, hình .......................................................................... v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY GIẢI BÀI TẬP
VẬT LÍ PHỔ THÔNG....................................................................................... 5
1.1. Khái niệm về bài tập vật lí............................................................................. 5
1.2. Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí................................................................. 5
1.3. Phân loại bài tập vật lí. .................................................................................. 8
1.3.1. Phân loại bài tập theo nội dung .................................................................. 9
1.3.2. Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải. ............... 9
1.3.3. Phân loại theo yêu cầu luyện tập kĩ năng, phát triển tư duy trong quá
trình dạy học ......................................................................................................... 13
1.4. Tư duy trong giải bài tập vật lí ...................................................................... 14
1.5. Phương pháp giải bài tập vật lí...................................................................... 16
1.6.Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí............................................................ 18
1.6.1. Hướng dẫn theo mẫu (hướng dẫn Angorit)................................................ 18
1.6.2. Hướng dẫn tìm tòi. (Hướng dẫn Ơrixtic).................................................... 19
1.6.3. Định hướng khái quát chương trình hóa..................................................... 20
1.7. Lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí................................................................. 21
1.7.1. Lựa chọn các bài tập Vật lí......................................................................... 21
1.7.2. Sử dụng hệ thống bài tập ............................................................................ 22
1.8. Phát triển tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh................ 23
1.8.1. Tính tích cực và tự chủ ............................................................................... 23
1.8.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh................................................. 24
1.9. Thực trạng hoạt động dạy giải bài tập vật lí ở một số trường Trung học
phổ thông hiện nay ............................................................................................... 25
1.9.1. Đối tượng và phương pháp điều tra............................................................ 25
1.9.2. Kết quả điều tra .......................................................................................... 26
Kết luận chương 1 ................................................................................................ 28
Chương 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI
BÀI TẬP CHƯƠNG DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ.............................. 29
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương "Dao động và sóng điện từ" ở lớp 12 THPT... 29
iv
2.1.1. Đặc điểm nội dung chương "Dao động và sóng điện từ" ........................... 29
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương " Dao động và sóng điện từ " ....... 29
2.2. Nội dung kiến thức khoa học về Dao động và Sóng điện từ......................... 30
2.2.1. Dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng. ................................................ 31
2.2.2. Các loại dao động điện từ........................................................................... 32
2.2.3. Sóng điện từ. .............................................................................................. 33
2.2.4. Truyền thông bằng Sóng điện từ ................................................................ 34
2.3. Mục tiêu dạy học chương Dao động và Sóng điện từ ................................... 36
2.4. Những kĩ năng học sinh cần đạt được ........................................................... 42
2.5. Phân loại bài tập chương Dao động và Sóng điện từ .................................... 43
2.6. Hệ thống bài tập chương “Dao động và Sóng điện từ” vật lý 12.................. 45
2.6.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập ....................................................... 45
2.6.2. Hệ thống bài tập chương Dao động và sóng điện từ. ................................. 46
2.7. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương Dao động và Sóng điện từ........ 57
2.8. Hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động và Sóng điện từ ........ 58
2.8.1. Dạng1. Bài tập về dao động điện từ trong mạch dao động LC...................... 58
2.8.2. Dạng 2. Bài tập về: Sóng điện từ -Thu và phát sóng điện từ. .................... 72
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 76
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 77
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm (TNSP)....................................................... 77
3.2. Đối tượng thực nghiệm.................................................................................. 77
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm.................................................................... 77
3.4.Thời gian thực nghiệm ................................................................................. 78
3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................... 78
3.5.1. Tiêu chí để đánh giá .................................................................................. 78
3.5.2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học ......................................... 78
3.5.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp
thống kê toán ....................................................................................................... 81
Kết luận chương 3 ................................................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 90
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 91
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Ma trận về mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và cấp độ
nhận thức .........................................................................................................37
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số ................................................................ 83
Bảng 3.2.Bảng xử lí kết quả............................................................................83
Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng ................................................................ 84
Bảng 3.4. Bảng tần suất và tần suất lũy tích ...................................................84
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm theo 11 bậc lớp 12A3 .......................................... 85
Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm theo 11 bậc lớp 12A4 .......................................... 85
Đồ thị 3.1. Phân bố theo tần suất ................................................................ 86
Đồ thị 3.2. Đường phân bố tần suất lũy tích (hội tụ lùi wi (£) %) 86
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại bài tập vật lí................................................................ 8
Hình 1.2. Mô hình hóa các mối liên hệ........................................................... 14
Hình 1.3; 1.4 Mô hình hóa các mối liên hệ .......................................... 15
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại của sự bùng nổ tri thức khoa học và công
nghệ. Xã hội mới phồn vinh là một xã hội dựa vào tri thức, tư duy sáng tạo, và tài
năng sáng chế của con người. Trong xã hội biến đổi nhanh chóng như hiện nay,
người lao động luôn phải biết tìm tòi kiến thức mới và trau dồi năng lực của mình
cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật. Chính vì vậy, mục đích giáo
dục hiện nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học
sinh những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy được trước đây, mà còn đặc biệt
quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức, những
phương pháp, cách giải quyết vấn đề mới sao cho phù hợp, hiệu quả.
Trong những năm qua, ngành giáo dục nước nhà đã và đang thực hiện nhiều
giải pháp đồng bộ để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, tất cả vì người học. Từ đó có thể thấy, lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp, nhằm rèn luyện tính tích cực, tự chủ, năng lực tự
suy nghĩ cho học sinh là vấn đề quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn
Vật lí nói riêng.
Quá trình dạy học Vật lí có thể nâng cao chất lượng học tập và phát triển
năng lực của học sinh bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau. Trong đó giải
bài tập vật lí với tư cách là một phương pháp được xác định từ lâu trong giảng dạy
vật lí có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển năng lực của học sinh. Đó
là một thước đo đúng đắn, thực chất sự tiếp thu, vận dụng kiến thức và kĩ năng, kĩ
xảo của học sinh. Bài tập vật lí giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lí,
những hiện tượng vật lí, biết phân tích vào những vấn đề thực tiễn. Thông qua các
dạng bài tập, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức để tự lực giải quyết
thành công những tình huống cụ thể khác thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn
thiện và biến thành vốn riêng của học sinh.
Xu hướng hiện đại của lí luận dạy học là chú trọng nhiều đến hoạt động và
vai trò của người học. Việc rèn luyện khả năng hoạt động tự lực, tự giác, chủ động
sáng tạo và đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc nghiên cứu,
xây dựng một hệ thống các bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập là cần thiết.
2
Trong những năm giảng dạy ở trường phổ thông và qua tìm hiểu thực tế, trao đổi
kinh nghiệm với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong chương trình vật lí 12, chương
“Dao động và sóng điện từ” là một trong những phần học sinh mới bắt đầu tiếp cận,
kiến thức cơ bản, và có sự kế thừa nhưng cũng rất trừu tượng,phức tạp. Chương học này
có khả năng kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh, đồng thời cũng sử dụng
những kiến thức, kĩ năng của các phần học trước. Do đó, việc đưa ra được tài liệu trình
bày cụ thể các cấp độ sử dụng hệ thống bài tập trong chương, sắp xếp chúng một cách
có hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và hướng dẫn cho học sinh cách
giải để tìm ra được bản chất vật lí của bài toán vật lí, nâng cao hiệu quả học tập của học
sinh nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung là điều cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng
dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động và sóng điện từ- vật lí 12 theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học
sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Cho đến nay,đã có một số học viên cao học nghiên cứu về đề tài xây dựng hệ
thống bài tập như:Hoàng Ngọc Lương với đề tài: Lựa chọn hệ thống bài tập và
hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ – vật lí 12 theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”.Vũ Đình Trường với đề tài: Soạn thảo
hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Chất khí - Vật lí 10
theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học
sinh.Phạm Đình Lượng với đề tài:Soạn thảo và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm
về khúc xạ ánh sáng lớp 11 THPT theo chương trình nâng cao nhằm phát huy tính
tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.Đặng Thị Bình với đề tài: Tæ
chøc d¹y häc mét sè øng dông cña hiÖn t- îng c¶m øng ®iÖn tõ theo h- íng sö dông
bµi tËp lµm ph- ¬ng tiÖn x©y dùng kiÕn thøc míi, gãp phÇn båi d- ìng tÝnh tÝch cùc, tchñ s¸ng t¹o cña häc sinh líp 12 THPT. Phạm Ngọc Bình Minh với đề tài Soạn
thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Mắt. Các dụng
cụ quang – vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng
lực sáng tạo của học sinh” . Nguyễn Đăng Tình với đề tài Soạn thảo hệ thống bài
tập và hướng dẫn hoạt động giải bài chương “Dòng điện xoay chiều” – Vật lí 12”
3
Bùi Quang Lương víi ®Ò tµi : X©y dùng hÖ thèng c©u tr¾c nghiÖm kh¸ch quan nhiÒu
lùa chän nh»m kiÓm tra ®¸nh gi¸ chÊt l- îng kiÕn thøc ch- ¬ng Dao động và sóng
điện từ cña häc sinh líp 12 THPT...Các tác giả viết sách giáo khoa và sách bài tập
vật lí phổ thông cũng đã soạn thảo hệ thống bài tập bám sát các chủ đề vật lí phổ
thông. Nhưng vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc lựa chọn và hướng dẫn
hoạt động giải bài tập chương “Dao động và sóng điện từ”. vật lí 12
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập
chương Dao động và sóng điện từ – vật lí 12, nhằm giúp học sinh không những ôn
tập củng cố được kiến thức mà còn phát huy được tính tích cực, tự chủ và năng lực
sáng tạo trong hoạt động giải bài tập
4. Câu hỏi vấn đề nghiên cứu
Dạy bài tập chương Dao động và sóng điện từ như thế nào để bồi dưỡng tính
tích cực, tự chủ và sáng tạo cho học sinh?
5. Giả thuyết khoa học
Xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và thời gian
dành cho mỗi chủ đề kiến thức vật lí, đồng thời tổ chức hoạt động dạy giải bài tập
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh sẽ phát huy được hết các
tác dụng của bài tập vật lí trong dạy học vật lí, góp phần vào việc giúp học sinh
không những chiếm lĩnh kiến thức mà còn phát huy được tính tích cực, tự chủ và
năng lực sáng tạo.
6. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học về bài tập vật lí ở lớp 12 THPT .
7. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy học về bài tập vật lí chương Dao động và sóng điện từ -vật lí 12.
Đối tượng thực nghiệm: hoạt động dạy học về bài tập vật lí chương Dao động và
sóng điện từ - vật lí 12 tại một số trường THPT thuộc thành phố Hà Nội
8. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu lý luận về vai trò, tác dụng, phương pháp giải bài tập vật lí.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương Dao động và sóng điện từ - vật lí 12.
- Nghiên cứu phương pháp giải bài tập chương Dao động và sóng điện từ - vật lí 12.
4
- Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao
động và sóng điện từ - vật lí12
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài
tập và phương pháp hướng dẫn hoạt động giải bài tập đã soạn thảo.
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: phương pháp thực nghiệm, phương
pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê toán học.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy giải bài tập vật lí phổ thông.
Chương 2. Hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao
động và sóng điện từ - vật lý 12
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ
1.1. Khái niệm về bài tập vật lí
Trong thực tế dạy học, người ta hay gọi một vấn đề, hay một câu hỏi cần
được giải đáp nhờ lập luận lôgic, suy luận toán học hay thực nghiệm vật lí trên cơ sở
sử dụng các định luật và các phương pháp của Vật lí học là bài tập vật lí. [6]
Bài toán vật lí, hay đơn giản gọi là các bài tập vật lí, là một phần không thể
thiếu của quá trình dạy học vật lí vì nó cho phép hình thành và làm phong phú các
khái niệm vật lí, phát triển tư duy vật lí và thói quen vận dụng kiến thức vật lí vào
thực tiễn.
1.2. Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí
Mục tiêu của dạy học vật lí ở trường phổ thông là phải đảm bảo trang bị đầy
đủ cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, làm cho học sinh có thể
vận dụng những kiến thức đó để giải quyết nhiệm vụ học tập. Bài tập vật lí là một
trong những phương pháp được vận dụng có hiệu quả trong dạy học vật lí. Nó có
một tầm quan trọng đặc biệt góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở
phổ thông. [11]
Có thể nói, việc giải các bài tập vật lí được xem như mục đích, là phương pháp
dạy học. Người ta ngày càng chú ý tăng cường các bài tập vật lí vì chúng đóng vai
trò quan trọng trong dạy học và giáo dục học sinh. Tùy thuộc vào những tình huống
cụ thể, bài tập vật lí được sử dụng theo các mục đích khác nhau.
- Bài tập vật lí có thể được sử dụng như là phương tiện nghiện cứu tài liệu
mới khi trang bị kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được
kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc
Ví dụ: Cho mạch điện như hình vẽ. cuộn dây thuần cảm,nguồn có suất điện động E.
a. Ban đầu tụ chưa tích điện khi đóng khóa k vào chốt 1,
hiện tượng gì xảy ra? Tính điện tích của tụ khi ổn định.
b. Chuyển khóa k sang chốt 2,
* Hiện tượng gì xảy ra?
* Lập biểu thức tính điện tích của tụ, hiệu điện thế giữa hai bản tụ, cường độ dòng
điện trong mạch.
2
C
E L
k
1