Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 5 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
+ Rễ của Thủ ô, đâm vào đất rất sâu, mà dây bò dài, rất nhiều lại xa, về đêm lại giao nhau,
gồm có khí cực âm, có khả năng làm đông đặc, cho nên chuyên vào Can Thận, có tác dụng bổ
dƣơng, bổ chân âm, mùi vị của nó rất đặc, hơi kiêm vị đắng chát, tính ôn hòa, phù hợp vói lý
cất dấu nơi hạ t iệu, nên nó có tác dụng điều bổ tinh khí, bình hòa âm dƣơng, không nhƣ Địa
hoàng chỉ thiên về âm ngƣng. Theo ông Lý trong tập ‗Hà Thủ Ô Chuyện Kể‘ thì bắt đầu thời
nhà Đƣờng mới biết dùng nó, có 2 loại đỏ và trắng, bèn cho rằng có sự phân biệt vào khí và
vào huyết, ngƣời dùng đã sử dụng cả 2, cũng có nghĩa là phối hợp cả âm và dƣơng, cả hai
đƣợc điều chí lý về quân bình. Sách ‗Khai Bảo Bản Thảo‘ ghi rằng Hà thủ ô có tác dụng điều
trị loa lịch, tiêu nhọt sƣng, chữa nhọt phong nơi dầu mặt, vì rễ của nó vào sâu trong đất, dây
nó lại bò xa, nên có hiệu quả tuyên thông kinh lạc, hơn nữa, loại đỏ vào thẳng huyết phận.
Sách ‗Tần Hồ Cƣơng Mục‘ ghi rằng, trong ngoại khoa gọi là cây Sang tảo (chổí quét nhọt) và
Hồng nội tiêu (tiêu đỏ bên trong). Trong sách ‗Đấu Môn Phƣơng‘ cũng có ghi rằng Hà thủ ô
chuyên trị chứng loa lịch, kết hạch, lại viết rằng rễ nó nhƣ quả trứng gà, cũng gần nhƣ chứng
Lịch tử (?) e rằng không khỏi quá phô trƣơng. Trong sách ‗Khai Bảo Bản Thảo‘ ghii chữa ngũ
trĩ, giảm tâm thống, ích khí huyết, đen râu tóc, cũng chữa chứng sản hậu và đới hạ của phụ
nữ, đều lấy nghĩa dƣỡng âm, bổ huyết, vô cùng thâm ý. Trong sách ‗Đại Minh‘ ghi rằng, chữa
tất cả các chứng bệnh lâu ngày do khí lạnh của các tạng phủ trong bụng, lại chẳng qua ôn
nhuận để bổ ích ngũ tạng vậy. Ông Vƣơng Hiếu Cổ cho rằng tả can phong, là do âm không
hàm dƣỡng đƣợc dƣơng, thủy không dƣỡng mộc, thì trị phong tiên trị huyết, huyết hành
phong tự diệt, cũng là điều thích nghi của nó, nhƣng đó là tƣ bổ để diệt phong (trừ phong), ắt
không nên hiểu lầm là tả can. Ngƣời đời Kim, Nguyên nói về y thƣờng dùng thuốc với những
lời luận rất là sằng bậy. Sách của Đơn Khê, Đông Viên, cũng thƣờng hay nhắc đến trong sách
của Vƣơng Hải Tàng. Đời Minh, Thiệu Ứng Tiết có phƣơng ‗Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn (Y
Học Nhất Đắc).
+ Thân và lá của Hà thủ ô gọi là ‗Hà thủ ô hành diệp‘ hoặc ‗Dạ giao đằng‘. Theo Đẩu môn,
ngày xƣa vua Hán Vũ Đế có thứ đá gọi là Mã can thạch chữa cho ngƣời tóc trắng hóa ra đen,
nên đặt tên cho Hà thủ ô là ‗Mã can thạch‘, Hà thủ ô làm tiêu tan đƣợc chứng sƣng độc nên
sách Ngoại khoa gọi nó là ‗Sang chửu‘ hay Hồng nội tiêu. Theo Lý Thời Trân, Hà thủ ô mà
gốc nào kiếm đƣợc nhƣ chữ ‗cửu‘ nên gọi nó là ‗Cửu chân đằng‘ (Trung Quốc Dƣợc Học Đại
Từ Điển).
+ Hà thủ ô vị đắng, ngọt, tính ấm, kèm có vị chát, có công năng bổ ích âm cho can thận lại có
lác dụng dƣỡng huyết, liễm tinh, vì thế mà có thể tri bệnh di tinh, làm đen râu tóc, công hiệu
của nó tƣơng tự nhƣ Thục địa. Lý Thời Trân cho rằng Hà thủ ô "Không hàn không táo, công
hiệu hơn cả Địa hoàng, Thiên môn đông", có thể biết đƣợc rằng nó có công hiệu bổ huyết
dƣỡng âm rất tốt. Nhƣng khi dùng phải qua khâu chế biến mới hay đƣợc, nếu dùng sống thì
sở trƣờng có thể hoạt trƣờng, có thể kết hợp nó với Chỉ thực, Nguyên minh phấn để dùng
trong bệnh thấp, ôn tà nhập lý, chứng lý kết, đại tiện không thông (Trung Quốc Dƣợc Học Đại
Từ Điển).
+ Hà thủ ô tƣơi gọi là Tiên Hà thủ ô, có công hiệu nhuận táo, thông tiện, có thể thay thể cho
Nhục thung dung để tri huyết dịch, tân dịch bị khô táo, đại trƣờng bí kết, tràng nhạc, sốt rét
lâu ngày (Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa).
+ Trƣờng hợp bổ ích tinh huyết dùng Chế thủ ô để giải độc, nhuận trƣờng, Trị sốt rét dùng
Sinh thủ ô, tác dụng giải độc và nhuận tràng của Thủ ô tƣơi càng mạnh hơn Sinh thủ ô (Trung
Dƣợc Học).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
+ Chế Thủ ô so với Thục địa: Thủ ô thiên về bổ can hƣ, Thục địa thiên về bổ thận hƣ. Thủ ô
bố nhƣng không nê trệ nhƣ Thục địa. Theo kinh nghiệm lâm sàng thl nếu là tâm huyết kém,
não huyết kém dửng Thủ ô tốt nếu là khí huyết suy nhƣợc, tuần hoàn ngoại vi kém, chân tay
lạnh thl dùng Thục địa tốt hơn (Trung Dƣợc Học).
+ Không nên dùng chung với các loại thuộc loại khoáng chất nhƣ Tử thạch, Đại giá thạch,
không nấu trong các dụng cụ bằng sắt (Trung Dƣợc Học).
Phân biệt:
+ Cần phân biệt với Hà thủ ô trắng, còn gọi là Hà thủù ô trắng, dây Sữa bò. Rễ để nguyên
hoặc cắt phiến. Rễ nguyên hình trụ tròn dài khoảng 10cm. Loại xắt phiến, có phiến mỏng (lẫn
với một số mẫu thân) dày khoảng 0,5 – 1cm (có khi tới 2cm) đƣởng kính khoảng 0,5 - 4cm.
Vỏ ngoài màu nâu xám có nếp nhăn dọc và lỗ bì nằm ngang, đôi khi còn vết tích của rễ con
hoặc đoạn rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có mô mềm, vỏ mỏng, nhiều bột, libe màu trắng
ngà, tầng phát sinh trong mảnh màu nâu, phần gỗ chiếm nửa tiết diện, không mùi, vị đắng.
+ Cân phân biệt với cây Châu sa thất (Polygonum m ultinorum Thunb. var. cillinerve (Nakai)
Steward.).
Đó là cây thảo dây leo sống lâu năm, dài hơn 1 mét. Thân phình lớn thành củ. Rễ khối biểu
hiện hình trứng, mặt ngoài màu nâu, có nhiều rễ nhỏ, mặt cắt ngang có màu vàng hồng, khi
tƣơi có màu đỏ nhƣ Chu sa (vì vậy mà có tên là Chu sa thất). Khi khô thì biến thành màu
vàng. Thân nhỏ mà dài gần nhƣ thẳng đứng giữa không trung, màu lục tím, phân nhánh ít. Lá
mọc cách, có cuống dài, hình trứng dài, dài 4 - 9cm. Hoa tự hình viên chùy sinh ở ngọn hoặc
ở nách, hoa màu trắng.
+ Ở Triều Tiên còn dùng cây Cynanchum willfordi Hemsley, họ Asclepidaceac gọi là Hà thủ
ô [Triều Tiên] (Danh Từ Dƣợc Học Đông Y.
HÀ
Tên Việt Nam:
Tôm càng.
Tên Hán Việt khác:
Hà.
Tên khoa học:
Macrobrachium Nip-ponense.
Họ khoa học:
Megascolecidae.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Mô tả:
Thuộc động vật không xƣơng sống, lớp Giáp liền (Leptostraca), bộ Tôm (Nacrura) mƣời chân
(Decapoda), sống ở nƣớc mặn và nƣớc ngọt, các đốt ngực dính với đầu thành khới đầu ngực
có giáp chung, ngực có 8 đôi phần phụ; 3 đôi trƣớc biến thành chân-hàm nhỏ hơn 5 đôi chân
sau là chân bò thƣờng, có 1,2 hay 3 đôi trƣớc biến thành kìm. Thân hình ống dài có 2 râu dài,
lƣng cong, bụng dài, phần phụ bằng bụng cuối hợp với TELSON làm thành tấm quạt nƣớc
lớn.
Địa lý:
Ở nƣớc ta có phổ biến các loài Tôm sắt (Laxapalaemon Carivata), Tôm càng (Macrobarachium Nipponnense), sống phổ biến khắp ao, hồ ở Việt Nam, nơi nƣớc ngọt.
Cần phân biệt với các loài tôm ở biển nhƣ Tôm rồng (Panulirus homarus), Tôm he
(Metapenacopsis Barbatus), Tôm gõ trống (Alphaeus Distinguendus), Tôm san hô
(Coralliocaris graminea). Trong nƣớc lợ còn có các giống Palaemonetes, Palaemon.
Tính vị:
Vị ngọt, Tính ấm, Có độc ít.
Tác dụng sinh lý:
Bổ dƣơng khí, khử đàm, sát trùng.
Chủ trị:
Viêm quầng.
Liều lƣợng, cách dùng: Đâm nhuyễn tùy bệnh nhiều hay ít đắt lên rịt lại.
Tham khảo:
1- Tôm còn có trứng gọi là Hà tử hay Hà xuân (Cƣơng Mục Thập Di), có vị ngọt, tính ấm,
không độc. Có tác dụng trợ dƣơng thông huyết mạch (Cƣơng Mục Thập Di).
2- Tôm lột bỏ vỏ chỉ lấy thịt rồi phơi nắng cho khô gọi là Hà mễ. Có vị ngọt, tính bình không
độc. Bài thuốc bổ thận ích dƣơng, dùng Hà mễ 1 cân, Cáp giới 2 con, Hồi hƣơng, Thục tiêu,
mỗi thứ 4 lƣợng. Lấy muối hòa rƣợu sao cho giòn, rồi lấy một lƣợng bột Mộc hƣơng trộn đều,
nhân đang còn nóng bỏ vào bình đậy kín, lần uống một muổng lúc đói, với rƣợu hoặc muối
(Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
HOÀNG BÁ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Nghiệt Bì (Thƣơng Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập
Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dƣợc Khảo).
Tên khoa học:
Phellodendron chinensis Schneid.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Mô tả:
Cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng ở mặt trong, vị đắng. Lá
kép lông chim lẻ, gồm 5 - 13 lá chét. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chùy ở đầu
cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 - 5 hạt.
Mùa, Hoa quả:
Tháng 5 - 11.
Thu hoạch:
Tháng 4-7 lột vỏ, cạo hết lớp vỏ nhám ở ngoài, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ cây khô (Cortex Phellodendri). Lựa loại vỏ dầy, mầu vàng tƣơi, sạch lớp bẩn ở ngoài là
tốt.
Mô tả dược liệu:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Mảnh thuốc hơi cong, cạnh không đều, dài rộng không nhất định, dầy 0,4-0,8cm. Mặt ngoài
mầu vàng thẫm, vàng nâu hoặc nâu vàng nhạt, có những cạnh và rãnh dọc, những chấm nhỏ
mầu nâu. Bên trong mầu vàng hoặc vàng xám.ấtttt nhẹ, dễ bẻ gấy, mảnh bẻ gẫy chia thành
từng lớp, có sợi mầu vàng tƣơi. Hơi có mùi, vị rất đắng, nhấm thấy có chất dính và trơn
(Dƣợc Tài Học).
Bào chế:
+ Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống thì tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại tới dạ dày, chế
với rƣợu trị bệnh ở thƣợng tiêu, chế với nƣớc trị bệnh ở hạ tiêu, chế với mật trị bệnh ở giữa
(Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Rửa sạch, vớt ra, ủ mềm, xắt thành sợi, phơi khô (Dƣợc Tài Học).
+ Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rƣợu, hoặc chế Gừng, hoặc sao
đen thành than, hoặc tán nhỏ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Diêm Hoàng Bá: Xắt thành sợi xong, tẩm nƣớc muối cho ƣớt đều[50kg Hoàng bá, dùng
1,4kg Muối, pha nƣớc vừa đủ], dùng lửa nhỏ sao gìa, lấy ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học).
+ Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rƣợu (100âkg Hoàng bá, 10kg Rƣợu),
trộn đều, dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học).
+ Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi xong, cho vào sao to lửa thành mầu đen xám
nhƣng còn tồn tính, phun nƣớc cho ƣớt rồi bẻ ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học).
Cách dùng:
Rƣả sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rƣợu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao
với nƣớc muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài.
a) Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.
b) Tẩm rƣợu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét.
c) Sao cháy: Lƣơng huyết, chỉ huyết.
d) Sao nƣớc muối: Vào kinh Thận.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, đậy kín. Tránh ẩm thấp, phòng sâu mọc và biến màu.
Thành phần hóa học:
+ Berberine, Jatorrhizine, Magnoflorine, Phellodendrine, Candicine, Palmatine, Menisperine,
Obacunone, Obaculactone, Dictamnoide, Obacunóic acid, Lumicaeruleic acid, 7-
Dehydrostigmasterol, b-Sistosterol, Campesterol (Trung Dƣợc Học).
+ Berberine, Phellodendrine, Magnoflorine, Jatrorrhizine, Palmatine, Cancidine (Quốc Hữu
Thuận – Dƣợc Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1962, 82: 611; 1961, 81: 1370).
+ Hyspiol B (Bhandarin P và cộng sự – Agust J Chem, 1988, 41 (11): 1977).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
+ Phellamurinm 10%, Amurensin 1% (Hesagawa M và cộng sự Chem Soc 1953, 75: 5507).
+ Dihydrophelloside, Phelloside (Shevchuk O I và cộng sự Khim Prir Pharmacol 1969, 21
(2): 181).
+ Herculin (Bhandari P và cộng sự, Aust J Chem 1988, 41 (11): 1777).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều
vi khuẩn gram dƣơng và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá
có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ƣơng và gây hạ đƣờng huyết ở thỏ bình thƣờng. Ở thỏ
đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này.
Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh
viêm túi mật với rối loạn vận động đƣờng dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan - túi
mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung
Dƣợc Học).
+ Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin
làm đơn bào co thần kinh (Trung Dƣợc Học).
+ Nƣớc sắc hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l:
16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa
Berberin với hàm lƣợng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus
mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans, Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh.
flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dƣợc Học).
+ Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và
Acetylcholin. Hoàng bá đã đƣợc kết hợp với các thuốc hóa dƣợc trong điều trị viêm ruột kết
mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã đƣợc điều trị tiêu chảy trẻ em đạt
tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã đƣợc áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân
(30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi
đạt 93% (Trung Dƣợc Học).
+ Hoàng bá còn đƣợc áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ
tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống
viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thƣơng cổ tử cung đƣợc nhanh hơn
(Trung Dƣợc Học).
+ Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp
26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dƣợc Học).
+ Nƣớc sắc hoặc cao cồn 100% có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu
khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thƣơng hàn và phó
thƣơng hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese
Herbal Medicine).
+ Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực
khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thƣơng hàn và phó
thƣơng hăn ở nồng độ 1: 100.
+ Nƣớc sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese Herbal
Medicine).
+ Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu ngƣời. Sau 2 giờ, hồng
cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung
dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu.
Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thƣờng (Chinese Herbal
Medicine).
+ Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm
dƣới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị
tan (Chinese Herbal Medicine).
+ Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung
huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần
vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dƣợc Học).
+ Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó
thƣơng hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết
(Chinese Herbal Medicine).
+ Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp
tim không thay đổi (Chinese Herbal Medicine).
+ Ức chế thần kinh trung ƣơng: cho thuốc ngoài đƣờng tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh
và giảm sốt (Chinese Herbal Medicine).
+ Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese Herbal Medicine).
+ Chống loét dạ dày và kiện vị: tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dƣới da. Có thể
dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese
Herbal Medicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram
dƣơng (Chinese Herbal Medicine).
+ Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nƣớc ở ruột non (Chinese Herbal
Medicine).
+ Giảm huyết áp: Berberin tiêm dƣới da hoặc cao nƣớc Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng
hạ áp, do kích thích các thụ thể b - Adrenergic và ức chế các thụ thể a - Adrenergic (Chinese
Herbal Medicine).
+ Tác dụng chống viêm khá mạnh (Chinese Herbal Medicine).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com