Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN sử dụng trò chơi rung chuông vàng trong dạy đọc hiểu văn bản ngữ văn 12 nhằm phát triển năng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong bài văn bia đặt tại Văn Miếu- Quốc Tử giám năm 1442, tiến sĩ Thân
Nhân Trung có viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Câu
nói nổi tiếng ấy đã nêu bật tầm quan trọng của hiền tài đối với sự thịnh suy của một
quốc gia. Vì vậy, muốn phát triển đất nước, không thể không chăm lo công tác bồi
dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo
dục, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nỗ lực
không ngừng trong việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Là một giáo viên Ngữ văn, bản thân tôi luôn trăn trở tìm kiếm các phương
pháp dạy học thích hợp để tạo nên sự hứng thú, say mê ở học sinh trong mỗi giờ
học. Ngoài việc tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học do
Sở giáo dục, Bộ giáo dục tổ chức, tôi còn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp
ở trường và trong các nhóm dạy học tích cực … Từ đó, tôi nhận thấy rằng: trong
các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học thông qua trò chơi
luôn khiến học sinh thích thú và có hiệu quả cao. Thông qua các trò chơi có tính
chất “Học mà chơi, chơi mà học” tiết học trở nên vui tươi, sôi nổi và học sinh
không chỉ được hình thành kiến thức mà còn được rèn luyện kĩ năng, phát triển
năng lực...
Trong hai năm qua, tôi đã thử áp dụng nhiều trò chơi trên truyền hình như
Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú? ... vào các lớp mình
dạy học và mang lại những hiệu quả nhất định. Trong số đó, trò chơi Rung chuông
vàng được sử dụng trong các tiết đọc hiểu văn bản khiến học sinh rất thích thú. Đó
là lí do tôi chọn đề tài: “Sử dụng trò chơi "Rung chuông vàng" trong dạy đọc
hiểu văn bản Ngữ văn 12 nhằm phát triển năng lực học sinh” để có thể chia sẻ,
trao đổi với đồng nghiệp gần xa cách tổ chức các trò chơi trong giờ học Ngữ văn
để nâng cao hiệu quả dạy học, hướng tới mục tiêu của chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
II. Giới hạn nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
1
Học sinh lớp 12/1, 12/4, 12/5, 12/7 của trường THPT Duy Tân năm học
2020 - 2021.
2. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, người viết trình bày kinh nghiệm sử dụng trò chơi “Rung chuông
vàng” ở phân môn Đọc văn của bộ môn Ngữ văn, cụ thể là trong giờ dạy đọc hiểu
các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Trò chơi Rung chuông vàng vốn là một cuộc thi kiến thức dành cho sinh
viên các trường đại học tại Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực
hiện được mua bản quyền từ Hàn Quốc. Ban đầu cuộc thi này chỉ dành cho các
sinh viên trong các trường đại học. Về sau, cuộc thi này được sử dụng rộng rãi
trong tất cả các trường học ở Việt Nam, từ cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ
sở, Trung học phổ thông đến Đại học. Đây là một trò chơi trí tuệ, thu hút sự quan
tâm của nhiều người và được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả trong các trường học ở
Việt Nam trong những năm qua.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tâm trạng của học sinh khi học ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập. Người học sẽ tiếp thu bài
học hiệu quả hơn khi được tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ. Ngược lại,
nếu rơi vào một trong các trạng thái như hoang mang, sợ hãi, cáu kỉnh, bực bội,
buồn chán, lơ đãng thì sẽ khó học được kiến thức.
Nhận thức được điều đó, nhiều giáo viên đang chú ý hơn đến việc làm sao
cho học sinh “học mà phấn khởi như chơi” nhằm tăng hiệu quả của quá trình tiếp
thu kiến thức. Và trò chơi là một phương pháp dạy học thường được các giáo viên,
nhất là các giáo viên ở cấp Mầm non và Tiểu học sử dụng trong các giờ học. Nếu
sử dụng trò chơi phù hợp, người thầy không chỉ tạo được sự chú ý, lôi cuốn học
sinh đối với nội dung bài giảng mà còn phát triển được năng lực, phẩm chất của
người học.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng giờ học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12 ở trường THPT
2
Chúng ta vẫn thường nghe đồng nghiệp mình than thở: Học sinh bây giờ
không thèm đọc tác phẩm nói chi đến việc học... Nếu như học sinh không đọc tác
phẩm Ở NHÀ (nhất là các truyện ngắn, kịch) thì Ở LỚP làm thế nào để học sinh có
thể chiếm lĩnh tác phẩm? Làm thế nào để các em có thể tranh luận, phản biện ý
kiến của các bạn hoặc thầy cô? Trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn học, làm sao
để giáo viên có thể truyền tải được nhiều kiến thức nhất mà học sinh vẫn tham gia
tích cực, đầy hứng thú?
Hiện nay, bộ môn Ngữ văn là sự tích hợp của 3 phân môn: Đọc văn - Tiếng
Việt - Làm văn. Trong đó, phân môn Đọc văn chiếm tỉ lệ lớn nhất và được giáo
viên quan tâm, đầu tư nhiều hơn cả. Trong những năm trở lại đây, giờ đọc hiểu các
tác phẩm văn chương trong trường phổ thông đã có sự thay đổi đáng kể khi nhiều
phương pháp dạy học tích cực được sử dụng như: thảo luận nhóm, hỏi đáp chuyên
gia, thuyết trình có minh họa, trò chơi đóng vai,... Bên cạnh đó, thiết kế bài học
theo chuỗi 5 hoạt động: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng
– Mở rộng cũng góp phần làm làm cho tiết học trở nên sôi nổi hơn, phát triển được
những năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên, đối với những giờ
đọc hiểu văn bản ở lớp 12, nhiều giáo viên lại ngại đổi mới phương pháp dạy học,
chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thuyết giảng để truyền đạt kiến thức với hi vọng
giúp học sinh có thể làm tốt bài thi, nhất là bài thi THPT quốc gia. Tình trạng giáo
viên say sưa thuyết giảng, học sinh ngồi chép, thậm chí vừa chép, vừa ngủ gục trên
lớp học không phải là không có.
Trong những giờ đọc hiểu các tác phẩm văn học, tình trạng học sinh chuẩn
bị bài học một cách đối phó hoặc hoàn toàn không đọc tác phẩm trước khi đến lớp
diễn ra khá phổ biến. Chính việc không chuẩn bị bài học một cách nghiêm túc đã
gây ra những trở ngại nhất định cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích
cực và khiến việc tiếp thu bài của các em rất hạn chế, hiệu quả của giờ học không
cao. Trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì, việc các em xuyên tạc nội
dung tác phẩm, nhiều bài viết “cười ra nước mắt” là điều có thật. Đây là thực tế
đáng buồn mà chúng ta vẫn thấy ở bộ môn Ngữ văn trong hầu hết các kì thi.
2. Nguyên nhân của thực trạng
Trước hết, nguyên nhân đến từ phía học sinh. Hiện nay, nhiều học sinh
không mặn mà với các môn Khoa học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn vì nghĩ
3