Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

skkn sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lý thpy
MIỄN PHÍ
Số trang
39
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1583

skkn sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lý thpy

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những

ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng

đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng

trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày

càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng

cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm,

năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống

thay đổi, khả năng học tập suốt đời... Trước thực trạng đó, giáo dục cần phải đổi mới, cần

phải: “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào

tạo” và địa lí cũng như các môn học khác cần phải phát triển và bồi dưỡng cho học sinh những

năng lực và tư duy hành động cần thiết.

Trong những năm gần đây, dạy học Địa lí ở các trường phổ thông đã có những chuyển

biến tích cực. Nhiều phương pháp dạy học mới đã được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực,

chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Trong các phương pháp dạy học đó

việc sử dụng tranh ảnh được đánh giá là một công cụ quan trọng và có hiệu quả để đổi mới

phương pháp dạy học. Theo N.N. Baranxki, “Một học sinh, một người thợ mỏ hay một người

công nhân xí nghiệp đều mơ ước có toàn bộ trái đất ở trong nhà”. Và khi những hiểu biết mà

bản đồ mang đến chỉ dừng lại ở những đường biên giới, những địa danh và những sự vật địa lí

khô khan thì tranh ảnh lại chuyên chở một giá trị đặc biệt của tính trực quan và tính hứng thú.

Tranh ảnh Địa lí được coi là một trong những nhân tố tác động quan trọng nhất hình thành lên

yếu tố động lực và cảm xúc đối với người học, là yếu tố quyết định khả năng hợp tác và chia

sẻ kinh nghiệm. Vì vậy việc tăng cường sử dụng tranh ảnh còn thúc đẩy những hoạt động độc

lập của người học, từ đó tự lực chiếm lĩnh và phản ánh tri thức.

Là một công cụ dạy học có những giá trị to lớn và mang lại hiệu quả vượt ra ngoài

những mục tiêu mà nền giáo dục yêu cầu, tranh biếm họa hoàn toàn có thể trở thành vũ khí

nhạy bén để chúng ta tiến hành GDPTBV ở bất cứ một quốc gia nào. Ở các quốc gia phát triển

như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Australia…tranh biếm họa sớm được đưa vào trường học và trở thành

một công cụ dạy học quan trong hàng đầu để hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng. Ở nước

ta, tranh biếm họa còn là một công cụ dạy học đầy mới mẻ trong dạy học nói chung và dạy học

Địa lí nói riêng. Thực tế dạy học Địa lí cho thấy nhiều vấn đề phức tạp của GDPTBV không

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Tr 1 ường THPT Khoái Châu

Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT

được phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc trên bản đồ và tranh ảnh thông thường thì chúng lại

được thể hiện rõ nét trong tranh biếm họa vì tranh biếm họa thực sự là tấm gương đầy màu sắc

phản chiếu thế giới bên trong lớp học theo các con đường tiếp cận văn hóa khác nhau. Với sức

mạnh biểu đạt riêng biệt của mình, tranh biếm họa còn có khả năng phản ánh những vấn đề

dường như rất rộng lớn, phức tạp trên quy mô toàn cầu, liên lục địa hay đa quốc gia cũng như

có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người học ở các địa phương khác nhau đối

với những vấn đề mà nó đe dọa tương lai chung của chúng ta.

Xuất pháp từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề nghiên cứu “Sử dụng tranh

biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học Địa lí THPT” và đã đạt

được một số thành công nhất định.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Tr 2 ường THPT Khoái Châu

Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT

II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Mục đích

- Vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy

học Địa lí THPT

- Một số phương pháp để sử dụng một cách có hiệu quả tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV

trong dạy học Địa lí.

2. Nhiệm vụ

- Đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong

dạy học Địa lí THPT.

- Nghiên cứu, điều tra những điều kiện cơ bản để tổ chức giờ học GDVSPTBV có sử

dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả.

- Đưa ra những phương pháp sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa

lí THPT

- Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Khoái Châu để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và triển vọng của việc sử dụng tranh biếm họa trong

dạy học Địa lí THPT phục vụ GDVSPTBV đồng thời đưa ra những gợi ý về mặt phương pháp

nhằm sử dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả.

2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Khoái Châu.

IV. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Giữa thế kỉ XIX, những bức tranh biếm họa đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên các tờ

báo, tạp chí và nhanh chóng được chào đón với số lượng lớn độc giả. Với khả năng phản ánh

bản chất của những tình huống đặc biệt dưới dạng hình ảnh một cách ngắn gọn, súc tích và có

ảnh hưởng lớn nhất, tranh biếm họa được coi “là một phần bản chất trong kho tài liệu bản xứ

về chính trị và lịch sử xã hội của con người” (William Murrell)

Với những sức mạnh to lớn đó, tới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh biếm họa đã

được đưa vào trường học ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Australia… Tranh

biếm họa đã được sử dụng rộng rãi như một công cụ dạy học hiện đại trong các bộ môn khoa

học xã hội như văn học, sử học, chính trị…và đặc biệt là môn Địa lý. Sự tồn tại của tranh biếm

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Tr 3 ường THPT Khoái Châu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!