Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn giáo dục công dân trương trung học phổ thông khoái châu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT
Lĩnh vực : Môn GDCD
Tác giả : Trần Thị Vân Anh
Chức vụ : Giáo viên
NĂM HỌC 2013 - 2014
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải Ghi chú
1
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm.
2
THPT Trung học phổ thông.
3 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
4 ĐH Đại học
5 HS Học sinh
6 GV Giáo viên
7 CNTT Công nghệ thông tin
8 BĐTD Bản đồ tư duy
9 PT Phổ thông
MỤC LỤC
Giáo viên: Trần Thị Vân Anh - Trường THPT Nam Khoái Châu -1-
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
II. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn......................................................................7
III. Số liệu và thực trạng......................................................................................9
1. Số liệu..............................................................................................................9
2. Thực trạng.....................................................................................................12
IV. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của SKKN................................15
1. Mục đích........................................................................................................15
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................15
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................15
5. Đóng góp của SKKN.....................................................................................15
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................17
I. Cơ sở khoa học ..............................................................................................17
1, Cơ sở khoa học..............................................................................................17
2. Nguyên tắc sử dụng.......................................................................................18
3.Ưu điểm sử dụng phương pháp học bằng bản đồ tư duy................................18
4. Ưu điểm của bản đồ tư duy...........................................................................18
5. Các bước dạy học bằng sơ đồ tư duy.............................................................20
II. Giới thiệu về sơ đồ tư duy............................................................................21
1. Tác giả...........................................................................................................21
2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng..................................................................22
3. Xuất bản đồ ra dạng hình ảnh, PDF, PPT......................................................30
III. Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy GDCD 12..................................................32
1. Chú ý.............................................................................................................32
2. Hoạt động dạy trên lớp..................................................................................32
3. Một số ví dụ ..................................................................................................33
PHẦN III. KẾT KUẬN...................................................................................42
1. Kết quả...........................................................................................................42
2. Bài học kinh nghiệm......................................................................................43
3. Kết luận ........................................................................................................44
4. Kiến nghị.......................................................................................................45
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên: Trần Thị Vân Anh - Trường THPT Nam Khoái Châu -2-
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..."
(Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà
trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Giáo dục công dân có
vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi
người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Với vai
trò quan trọng như vậy cho nên môn giáo dục công dân đã bắt nhịp với xu
hướng dạy học hiện đại kết hợp với những thành tựu công nghệ thông tin hỗ trợ
cho việc dạy học để chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình giáo dục
cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách
con người toàn diện.Chính vì vậy, việc giúp học sinh phát triển tư duy của bộ
não để vận dụng vào học tập là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
của những người làm công tác giáo dục.
Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế là mục tiêu của môn học.
Thực tế cho thấy, chương trình học GDCD là sau khi học xong học sinh có
được kĩ năng cơ bản nhất để vận dụng vào thực tế cuộc sống có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, phần lớn học sinh học GDCD theo quan điểm bắt buộc phải học bởi
nó là một môn học để tính điểm trung bình các môn. Sau khi kiểm tra hứng thú
môn học chúng tôi nhận thấy phần lớn học sinh không hứng thú học môn học
này do nhiều nguyên nhân như: Nhận thức của học sinh; phụ huynh học sinh;
của một số giáo viên ; do quan điểm của một số lãnh đạo nhà trường, một phần
do bài giảng của giáo viên còn đơn điệu chưa thu hút được hứng thú của các
em. Đặc biệt là Giáo dục công dân lớp 12. Ở năm học cuối cấp, học sinh chịu
nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc
thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Các em đa số chú tâm,
giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt nghiệp
và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học đối phó
để lấy điểm mà thôi".
Giáo viên: Trần Thị Vân Anh - Trường THPT Nam Khoái Châu -3-