Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sinh lý động vật - Chương 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 3 : SINH LÝ HÔ HẤP
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÔ HẤP
II. SỰ HÔ HẤP NGOÀI
III. SỰ TRAO ĐỔI KHÍ
1.Ý nghĩa sinh học:
Hô hấp là sự trao đổi khí liên tục giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh. Trong cơ
thể luôn có sự oxyt hóa chất dinh dưỡng để sản xuất nhiệt, công, các sản phẩm mới..., nhờ O2
lấy trong môi trường. Sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất là CO2 và H2O cùng một số hợp
chất khác, về sau sẽ bị thải ra ngoài cơ thể. Việc lấy O2 và thải CO2, H2O là một nhu cầu thiết
yếu của sự sống. Sinh vật càng cao, càng khó chịu đựng sự đói O2 và sự ứ đọng CO2, H2O .
Các động vật cao, nhất là người, nếu hô hấp gián đoạn chỉ vài phút sau là chết.
2.Tiến hóa của hệ hô hấp:
Trên cơ thể động vật, bộ phận để cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong
tế bào và CO2 khuếch tán ra khỏi tế bào được gọi là - Bề mặt hô hấp.
Ở động vật đơn bào và đa bào nhỏ như thủy tức, giun dẹp, đỉa phiến, sự trao đổi khí
thực hiện trực tiếp qua màng tế bào và màng cơ thể. Ngay ở thú hô hấp qua da và một phần qua
ống tiêu hóa vẫn còn chiếm 1-2% trao đổi khí.
Với các động vật có tổ chức cao, hệ hô hấp chuyên trách xuất hiện, chủ yếu gồm 3 kiểu:
Mang,khí quản và phổi.
(Mang: Là phần uốn cong ra ngoài của bề mặt cơ thể được chuyên hóa cho sưü trao đổi
khí. Ở một số ÐV không xương như: Sao biển, mang có hình dạng đơn giản và được phân bố
gần như trên toàn bề mặt cơ thể. Ở giun đốt mang được mở ra ở một số đốt thân hoặc có hình
lông chim tập hợp thành đám ở đầu hoặc đuôi. Ở sò, tôm và nhiều ÐV khác mang được giới
hạn ở một vùng cơ thể. Ở 1 số loài như: Sâu bọ, tôm cua và ấu trùng ở nước cũng có mang với
nhiều hình dạng khác nhau. Sự trao đổi không khí qua mang khi nước đi qua bề mặt hô hấp
hiệu qủa đến mức làm cho mang có thể lấy 80% O2 hòa tan trong nước. Do O2 hòa tan trong
nước ít, vì vậy cần phải có sự thông khí. Dòng nước chảy qua mang liên tục để thông khí làm
cho ÐV có mang phải dành một số năng lượng nhất định cho sự thông khí.
(Ôúng khí: Là 1 hệ thống ống phân nhánh khắp cơ thể côn trùng. Các ống nhỏ nhất tiếp
xúc với bề mặt của hầu hết tế bào, nơi đây khí được trao đổi bởi sự khuếch tán qua lớp biểu mô
ẩm ướt lót ở đầu tận cùng của hệ thống ống khí. Tất cả các tế bào của cơ thể đều bộc lộ trong
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÔ HẤP TOP
Sinh ly ho hap Page 1 of 7
http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/sinhlydongvat/chuong3.htm 7/16/2007