Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Scientific report:
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
J. Sci. Dev. 2009, 7 (Eng.Iss.1): 1 - 8 HA NOI UNIVERSITY OF AGRICULTURE
1
Photosynthetic and root characters related to drought
tolerance
in plant
Các đặc tính quang hợp và rễ liên quan đến chịu hạn ở cây lúa
Pham Van Cuong
Department of Food Crop Science, Faculty of Agronomy, Hanoi University of Agriculture
TÓM TẮT
Thí nghiệm trong chậu được tiến hành nhằm đánh giá các đặc tính sinh lý và đặc tính rễ liên quan
đến tính chịu hạn của các giống lúa bao gồm lúa nước loài phụ indica, lúa nước loài phụ Japonica, lúa
lai từ dòng bất dục đực nhân mẫn cảm nhiệt độ và loài lúa dại để so sánh với giống lúa Indica chịu hạn.
Ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, các chậu thí nghiệm được rút cạn nước rồi để khô trong vòng 4 ngày,
sau đó được tưới nước trở lại. Ở giai đoạn trước rút nước, hạn và sau phục hồi (sau tưới nước 4 ngày),
chọn ngẫu nhiên 4 chậu của mỗi giống để đo các chỉ tiêu về quang hợp như cường độ quang hợp, độ
dẫn khí khổng, cường độ thoái hơi nước và chỉ số khối lượng riêng của lá (một chỉ tiêu đánh giá độ dày
lá). Những cây đo quang hợp được chọn để đo độ dẫn nước và các đặc tính về rễ như chiều dài rễ tối
đa, số lượng rễ và khối lượng rễ khô. Khi xử lý hạn hầu hết các đặc tính quang hợp như cường độ trao
đổi CO2, độ dẫn khí khổng và cường độ thoát hơi nước đều giảm mạnh ở lúa lai F1 và lúa dại tương tự
như ở giống lúa chịu hạn (CH5), trong khi đó những chỉ tiêu này giảm ít hơn ở các giống lúa khác.
Ngược lại những chỉ tiêu này lại phục hồi tốt hơn ở lúa lai F1 lúa dại và giống lúa chịu hạn so với ở các
giống khác. Cường độ quang hợp tương quan thuận với độ dẫn khí khổng và cường độ thoát hơi nước
ở tất cả các giống lúa ở giai đoạn hạn và phục hồi, tuy nhiên tương quan này không ở mức ý nghĩa tại
giai đoạn trước rút hạn. Cường độ quang hợp và chỉ số diệp lục (SPAD) có tương quan thuận ở giai
đoạn trước rút hạn và sau phục hồi, tuy nhiên tương quan này lại âm ở giai đoạn hạn. Cường độ quang
hợp có tương quan thuận với số lượng rế/cây ở giai đoạn phục hồi.
Từ khoá: Cây lúa, chịu hạn, kiểu gien, quang hợp, rễ.
SUMMARY
The pot experiment was conducted to estimate physiological and root characters related to
drought tolerance of different cultivated rice cultivars including low land Indica subspecies, low land
Japonica subspecies and F1 hybrid from thermo-sensitive genic male sterile line and wild rice specie
(Oryza Rufipogon) in compared with drought tolerance cultivar (Indica low land rice). At the active
tillering stage, the plants were moved out all waters the kept dried during for four days, after that the
pots were recovering. Four plant of each cultivars was randomly selected for measuring
photosynthetic characters viz., photosynthetic rate, stomatal conductance, transpiration rate and
specific leaf area (SLA a revert indicator of leaf thickness). The plant measured photosynthetic
characters were sampled for measuring water conductance and root characters such as root length,
number of root per plant and root dry weight. As drought treatment, most photosynthetic character
such as CO2 exchange rate, stomatal conductance and transpiration rate decreased in F1 hybrid and
wild rice as much as in drought tolerance cultivar (CH5), whereas they were much higher in the other
cultivars. In contrary, these characters recovered in all F1 hybrid, wild rice and check cultivar were
quite higher than those in the others at recovering stage. Photosynthetic rate were significantly and
positively correlated with stomatal conductance and transpiration rate in all rice cultivars at both
drought and recovering stages, whereas the correlation was not significant at before drought stage. A
correlation between CER and SPAD was observed to be positive at before drought and recovering
stages, however it was negative at drought stage. CER was positively correlated with the number of
root per plant at recovering stage.