Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học toán
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1562

Rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học toán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- - -    - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN THAO TÁC KHÁI QUÁT HÓA,TRỪU

TƯỢNG HÓA CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA DẠY

HỌC TOÁN

Giáo viên hướng dẫn : TS. Hoàng Nam Hải

Sinh viên thực hiện : Kim Thị Quỳnh

Lớp : 14STH

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 04 năm 2018

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài : “Rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu

tượng hóa cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học toán”, chúng tôi đã nhận

được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy cô Trường tiểu học Nguyễn

Văn Trỗi, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm –

Đại học Đà Nẵng. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Nam Hải – người

hướng dẫn trực tiếp và chỉ bảo tôi hoàn thành đề tài khóa luận này.

Chúng tôi xin cảm ơn bạn bè, tập thể lớp 14STH, Khoa Giáo dục Tiểu

học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và gia đình đã động viên,

khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện và

hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 4 năm 2018

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4

3. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4

5.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 4

5.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 4

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết...................................................... 4

6.2. Phương pháp quan sát sư phạm .......................................................... 5

6.3. Phương pháp điều tra .......................................................................... 5

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................... 5

7. Cấu trúc đề tài khóa luận......................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu................................................................................. 6

1.2. Đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh tiểu học ................................... 7

1.2.1. Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học............................................ 7

1.2.2. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học............................................. 8

1.2.3. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học ................................. 13

1.2.4. Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học ......................................... 14

1.2.5. Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học ............................................ 15

1.2.6. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học...................................... 16

1.3. Nội dung cấu trúc chương trình Toán 3................................................ 17

1.3.1. Số học.............................................................................................. 17

1.3.1.1. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp).................. 17

1.3.1.2. Giới thiệu các số trong phạm vi 100.000.................................. 18

1.3.1.3. Đại lượng và đo đại lượng........................................................ 18

1.3.2 . Yếu tố hình học........................................................................... 19

1.3.3. Yếu tố thống kê............................................................................ 19

1.4. Tư duy và thao tác tư duy ..................................................................... 19

1.4.1. Tư duy............................................................................................. 19

1.4.1.1. Khái niệm.................................................................................. 19

1.4.1.2 Bản chất xã hội của tư duy ....................................................... 20

1.4.1.3. Đặc điểm của tư duy................................................................ 21

1.4.1.4 .Vai trò của tư duy..................................................................... 23

1.4.1.5 . Các giai đoạn của tư duy ......................................................... 24

1.4.2. Các thao tác tư duy ......................................................................... 26

1.4.3. Các loại tư duy và vai trò của chúng .............................................. 28

1.5. Năng lực học tập toán ........................................................................... 30

1.5.1. Một số khái niệm ............................................................................ 30

1.5.1.1. Năng lực.................................................................................... 30

1.5.1.2. Năng lực Toán học.................................................................... 30

1.6. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Toán ở tiểu học ....

............................................................................................................... 34

1.6.1.Phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học.................... 34

1.6.2. Phương pháp gợi mở, vấn đáp ........................................................ 36

1.6.3. Phương pháp thực hành luyện tập .................................................. 38

1.6.4. Phương pháp giảng giải – minh họa ............................................... 40

1.6.5. Tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học toán ở tiểu học .... 42

1.6.6. Dạy học cá nhân trong dạy học toán ở Tiểu học ............................ 45

1.6.7. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học...................................... 46

1.7. Xu hướng đổi mới dạy học ở Tiểu học ................................................. 48

1.7.1. Đặc trưng đổi mới dạy học ở Tiểu học ........................................... 48

1.7.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: .......................... 51

1.7.2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống ...................... 51

1.7.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.............................. 51

1.7.2.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề......................................... 52

1.7.2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống........................................... 53

1.7.2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động................................ 53

1.7.2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông

tin hợp lý hỗ trợ dạy học........................................................................ 54

1.7.2.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

................................................................................................... 54

1.7.2.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn .............. 55

1.7.2.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh ........... 55

Tiểu kết chương I ............................................................................................ 56

CHƯƠNG 2.................................................................................................... 57

RÈN LUYỆN THAO TÁC KHÁI QUÁT HÓA, TRỪU TƯỢNG HÓA

CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA DẠY HỌC TOÁN .................... 57

2.1. Tư duy khái quát hóa, trừu tượng hóa trong dạy học toán .................. 57

2.1.1. Tư duy khái quát hóa ...................................................................... 57

2.1.2. Khái quát hóa là sản phẩm của tư duy............................................ 57

2.1.3. Các dạng khái quát hóa trong dạy học toán học ............................. 60

2.1.4. Các mức độ tư duy khái quát hóa của học sinh .............................. 63

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy .............................. 64

2.2. Khảo sát thực trạng dạy học Toán rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu

tượng hóa cho học sinh lớp 3....................................................................... 65

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 79

CHƯƠNG 3.................................................................................................... 80

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN THAO TÁC KHÁI QUÁT HÓA,

TRỪU TƯỢNG HÓA CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA DẠY

HỌC TOÁN. .................................................................................................. 80

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp đảm bảo tính khả thi của để tài rèn luyện

thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh Tiểu học. ................... 80

3.2. Một số biện pháp rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa cho

học sinh lớp 3 thông qua dạy học toán ........................................................ 80

3.2.1...... . Khái quát từ các sự vật hiện tượng thành khái niệm quy tắc toán

học ........................................................................................................... 80

3.2.1.1 Mục đích....................................................................................... 81

Giúp HS hình thành khả năng khái quát từ các sự vật hiện tượng thành

khái niệm quy tắc toán học. ...................................................................... 81

3.2.1.2 Cơ sở............................................................................................. 81

Dựa vào quá trình hình thành các khái niệm, nhận biết các dấu hiệu đặc

trưng.......................................................................................................... 81

3.2.1.3 Nội dung và cách thực hiện.......................................................... 81

3.2.2. Khái quát từ các sự vật hiện tượng thành phát hiện quy luật toán

học ........................................................................................................... 86

3.2.2.1. Mục đích ...................................................................................... 86

Giúp HS hình thành khả năng khái quát từ các sự vật hiện tượng thành

phát hiện các quy luật toán học................................................................. 86

3.2.2.2. Cơ sở ............................................................................................ 86

Dựa vào đặc trưng của các sự vật hiện tượng để phát hiện các quy luật

của toán học. ............................................................................................. 86

3.2.2.3. Nội dung và cách thực hiện ......................................................... 86

Tiểu kết chương 3............................................................................................ 90

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM ................................................................... 91

4.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 91

4.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 91

4.3. Đối tượng thực nghiệm......................................................................... 92

4.4. Thời gian thực nghiệm.......................................................................... 92

4.5. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................ 92

4.5.1. Tiến hành thực nghiệm ................................................................... 92

4.5.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ............................................................... 92

4.5.2.1. Thực nghiệm 1: Tổ chức dạy học cho học sinh giải các bài tập

trong phiếu học tập- bài kiểm tra số 1 ................................................... 92

4.5.2.2. Thực nghiệm 2: Tổ chức dạy học bài: “Bảng nhân 8” ............ 94

4.5.3. Kết quả thực nghiệm....................................................................... 94

4.5.3.1. Các bình diện đánh giá ............................................................. 94

4.5.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................. 95

Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 101

KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103

PHỤ LỤC..................................................................................................... 104

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình của thời kì công nghiệp

hóa – hiện đại hóa đất nước. Muốn tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu

là: vốn; khoa học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị

và quản lý nhà nước, trong đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển

nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. Điều này đòi hỏi

ngành GD – ĐT phải đổi mới PPDH một cách mạnh mẽ nhằm đào tạo những

con người có đầy đủ phẩm chất của người lao động trong sản xuất tự động

hóa như: năng động, sáng tạo, tự chủ, kỷ luật nghiêm, có tính tổ chức, có tính

trật tự của hành động và có ý thức suy nghĩ tìm giải pháp tối ưu khi giải quyết

công việc.

Nghị quyết đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục

và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công

nghiệp hóa- hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội”.

Luật giáo dục 2005, qui định: “Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng

cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...”, “…Phương pháp giáo

dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người

học…’’.

Đặc biệt,trong giáo dục tiểu học – bậc học cơ sở của giáo dục phổ

thông,việc học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy của thầy. Với sự

thay đổi của chương trình giáo dục tiểu học bắt buộc giáo viên phải đổi mới

PPDH nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học đặt ra: “giúp HS hình thành

những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về đạo đức, trí tuệ,

2

thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ

sở”.

Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và đổi mới phương

pháp dạy học môn toán nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.

Môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết

cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và

chuẩn bị cho việc học tốt môn toán ở bậc trung học. Môn toán góp phần rất

quan trọng trong việc rèn luyện năng lực phẩm chất và năng lực trí tuệ cho

học sinh tiểu học.

Trong số các năng lực trí tuệ thì năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa

toán học là thành phần cơ bản nhất của năng lực toán học. Góp phần quan

trọng trong quá trình phát triển tư duy cho học sinh, chẳng hạn: khái quát hóa

liên quan đến việc phát triển các khả năng suy đoán, tưởng tượng, liên quan

đến việc rèn luyện các thao tác tư duy phân tích tổng hợp, tương tự hóa, đặc

biệt hóa. Nó cũng góp phần hình thành các phẩm chất trí tuệ và các lập luận

lôgic có lí.

Việc khái quát hóa và việc hình thành các khái niệm được thực hiện nhờ

sự trừu tượng hóa. Trong quá trình nghiên cứu các sự vật và hiện tượng riêng

lẻ ban đầu tách ra và trừu xuất các thuộc tính và các mối liên hệ chung, bản

chất nghĩa là trừu tượng hóa khỏi các dấu hiệu và các mối liên hệ không bản

chất. Sau đó nhờ tổng hợp và khái quát các thuộc tính và các mối liên hệ

chung và bản chất đó ta thu được các tri thức khái quát, trừu tượng, dưới hình

thức những khái niệm, định luật hoặc quy tắc.

Như vậy, mọi tri thức khái quát đều có tính chất lý luận dưới hình thức

các khái niệm, định luật hoặc quy tắc mà học sinh đã tiếp nhận trong quá trình

học tập đều đạt được bằng trừu tượng hóa. Sự trừu tượng hóa là một thành

3

phần không thể tách được của quá trình khái quát hóa, nó góp phần phát triển

hoạt động tư duy khái quát của học sinh.

Mỗi vật thể đều có những dấu hiệu và thuộc tính bản chất và không bản

chất. Cũng như vậy, mỗi hiện tượng đều hiện ra trước mắt ta qua các mối liên

hệ và quan hệ bản chất và không bản chất. Các mối liên hệ, các dấu hiệu bản

chất của sự vật hoặc hiện tượng cùng loại bao giờ cũng có những liên hệ và

dấu hiệu chung.

Chỉ có khái quát hóa các dấu hiệu và các mối liên hệ chung, bản chất và

trừu tượng của một nhóm các sự vật hay hiện tượng nhất định nào đó được

khái quát hóa, ta mới thu được những tri thức có tính chất lý luận khái quát về

nhóm các sự vật hiện tượng đó.

Năng lực khái quát hóa quan trọng như vậy, tuy nhiên vấn đề này chưa

được coi trọng đúng mức ở trường tiểu học. Thực tế cho thấy nhiều học sinh

mặc dù có khả năng, có tư chất tốt nhưng vẫn thiếu sự sáng tạo trong toán

học, các em thường giải các bài toán ở đâu đó mà không biết đề xuất bài toán

tương tự, bài toán tổng quát…Từ đó chưa thể phát huy hết năng lực cũng như

sáng tạo của các em. Bên cạnh đó, giáo viên chủ yếu chủ trọng rèn luyện thao

tác khái quát , trừu tượng hóa cho học sinh lớp 4 và lớp 5 mà chưa tập trung

rèn luyện khả năng này cho học sinh lớp 3. Đa số giáo viên đều cho rằng ở

lớp 3 khả năng phát hiện vấn đề để phân tích, lập luận và khái quát của các

em còn thấp nên chỉ dạy học theo kiểu làm mẫu hay học một cách máy móc.

Tuy nhiên, nếu như giáo viên chủ động rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu

tượng hóa cho học sinh ngay từ khi còn học lớp 3 thì lên lớp 4, lớp 5 các em

sẽ có một năng lực nhất định, giúp học sinh thực hiện bài toán linh hoạt và

hiệu quả hơn.

4

Với những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của khóa

luận: “Rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh lớp 3

thông qua dạy học toán”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu

tượng hóa cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học toán.

3. Giả thuyết khoa học

- Nếu đề xuất được một số biện pháp rèn luyện thao tác khái quát hóa,

trừu tượng hóa cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy học môn Toán sẽ nâng

cao hiệu quả dạy học Toán và năng lực học tập cho học sinh tiểu học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu thực trạng về dạy và học có sử dụng thao tác khái quát hóa,

trừu tượng hóa trong dạy học Toán lớp 3.

- Thiết kế một số giáo án nhằm rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu

tượng hóa cho học sinh lớp 3 trong dạy học Toán.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa trong dạy và học Toán lớp 3.

5.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Quy trình dạy học Toán ở tiểu học

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Đọc tài liệu sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học có

liên quan từ đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để xây dựng phần lý luận

5

về rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa trong dạy và học toán lớp

3.

6.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Dự giờ, quan sát việc dạy học của giáo viên và học sinh trong giờ học

toán có sử dụng thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa.

6.3. Phương pháp điều tra

Điều tra, phỏng vấn thực tế việc dạy học của giáo viên theo hướng rèn

luyện thao tác khái quát hóa,trừu tượng hóa cho học sinh lớp 3 trong dạy học

toán.

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Minh họa tính khả thi của việc vận dụng các biện pháp dạy học nhằm rèn

luyện thao tác khái quát hóa,trừu tượng hóa cho học sinh lớp 3 trong dạy học

toán.

7. Cấu trúc đề tài khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa

luận gồm ba chương:

Chương 1 : Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học

sinh lớp 3 thông qua dạy học toán.

Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện thao tác khái quát hóa, trừu

tượng hóa cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học toán.

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!