Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
13.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
957

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THANH VÂN

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ

ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA CON

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ

ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA CON

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Văn Tiến

Học viên: Hồ Thanh Vân

Khóa: 3 CHL - Vũng Tàu

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung

thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các kết quả nghiên cứu luận

văn do tôi tự tổng hợp, phân tích một cách phù hợp và khách quan với thực tiễn áp

dụng của pháp luật Việt Nam. Những tài liệu tham khảo, thông tin trích dẫn trong

luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và chú thích minh bạch theo quy định.

Học viên thực hiện luận văn

Hồ Thanh Vân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT

1 Bộ luật dân sự BLDS

2 Hôn nhân và gia đình HNGĐ

3

Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số

điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình Nghị định 126

4 Tòa án nhân dân TAND

5 Viện kiểm sát nhân dân VKSND

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN

LÝ TÀI SẢN CỦA CON...........................................................................................7

1.1. Điều kiện để cha mẹ quản lý tài sản của con...............................................7

1.1.1. Theo ý chí của con .....................................................................................7

1.1.2. Theo quy định của pháp luật ...................................................................10

1.2. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với việc quản lý tài sản của con

...............................................................................................................................16

1.2.1. Quyền của cha mẹ đối với việc quản lý tài sản của con chấm dứt khi con

từ đủ 15 tuổi trở lên tự mình quản lý tài sản riêng và khi con khôi phục hành vi

dân sự.................................................................................................................16

1.2.2. Quyền của cha mẹ đối với việc quản lý tài sản của con chấm dứt trong

trường hợp khác theo quy định của pháp luật...................................................17

CHƯƠNG 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỊNH

ĐOẠT TÀI SẢN CỦA CON...................................................................................20

2.1. Phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con.............................20

2.1.1. Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc

không dùng để kinh doanh.................................................................................20

2.1.2. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài

sản để kinh doanh ..............................................................................................22

2.1.3. Định đoạt tài sản riêng của con do cha mẹ là người giám hộ thực hiện 23

2.2. Nội dung định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con ...........................25

2.2.1. Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình..................................................25

2.2.2. Vì lợi ích của con.....................................................................................27

KẾT LUẬN..............................................................................................................34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, tập hợp những người gắn bó với nhau về hôn

nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền và nghĩa

vụ giữa họ với nhau. Các thành viên gia đình có mối quan hệ gắn bó với nhau về

trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được

Nhà nước và pháp luật bảo vệ. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi

dưỡng, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã

thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm

chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động

và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngược lại con cũng có quyền và nghĩa vụ đối

với cha mẹ. Gia đình hạnh phúc thì xã hội phát triển, ngược lại gia đình bất hòa sẽ

làm phát sinh nhiều hệ lụy. Một trong nhiều nguyên nhân tạo nên gia đình hạnh

phúc là kinh tế, kinh tế tạo ra của cải vật chất, tài sản, thông qua việc sử dụng và

định đoạt tài sản của các thành viên trong gia đình góp phần giúp gia đình tồn tại và

phát triển, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của của các thành viên trong gia đình.

Hiến pháp nước ta thừa nhận quyền có tài sản và quyền sở hữu tài sản của

mỗi công dân. Từ quy định này, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình đã ghi

nhận quyền có tài sản riêng và quyền sở hữu tài sản của cá nhân, không phân biệt về

độ tuổi, giới tính, đã thành niên hay chưa thành niên. Đối với con đã trưởng thành,

có đủ năng lực hành vi dân sự tự mình sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình.

Đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng hạn chế năng lực hành vi

dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự

cha mẹ là người quản lý tài sản của con, đại diện cho con tham gia giao dịch dân sự,

định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. Quyền lợi và nghĩa vụ luôn song hành với

nhau, nếu cha mẹ có quyền quản lý và định đoạt tài sản của con thì cũng phải có

nghĩa vụ đối với tài sản của con.

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, pháp luật Việt Nam nói chung, Bộ

luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng

được nhu cầu của nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Bên cạnh những kết quả

đã đạt được như trên, một số quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn không

tránh khỏi vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến

2

quyền và nghĩa vụ của cha mẹ quản lý và định đoạt tài của con nhưng không nhằm

mục đích vì lợi ích của con.

Thứ nhất: Cha mẹ chuyển nhượng tài sản của con nhưng không phải vì lợi

ích chăm lo đời sống cho con mà sử dụng tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân.

Thứ hai: Luật Hôn nhân và gia đình quy định con từ đủ 9 tuổi đến dưới 15

tuổi, cha mẹ định đoạt tài sản của con vì lợi ích của con thì phải xem xét nguyện

vọng của con, vậy nếu con không đồng ý thì cha mẹ có được định đoạt không, pháp

luật không quy định cụ thể vấn đề này.

Thứ ba: Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi định đoạt tài sản riêng là bất

động sản hay động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng phải có sự đồng ý

của cha mẹ bằng văn bản, trường hợp cha mẹ không đồng ý hoặc cha, hoặc mẹ

không đồng ý thì con có được định đoạt tài sản của mình hay không? Pháp luật

chưa quy định rõ vấn đề này.

Do đó việc nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con

hiện nay có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn, nhằm đảm bảo quy định pháp luật

đi vào cuộc sống nên tác giả đã chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với

tài sản của con theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài luận văn cao học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con luôn là đề tài thu hút

không chỉ với các nhà Luật học mà còn là đề tài hấp dẫn đối với các chuyên gia

ngành khoa học xã hội khác. Đã có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu

lĩnh vực này ở các góc độ khác nhau như:

- Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2016) của Trường Đại học

Luật TPHCM, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tác phẩm có cách

nhìn tổng quát chung về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Đây là nền tảng

giúp tác giả có thêm tài liệu tham khảo về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài

sản của con, công trình nêu lên vấn đề việc cha mẹ được tiến hành định đoạt tài sản

riêng của con dưới 15 tuổi phải đảm bảo 3 điều kiện như: cha mẹ phải là người trực

tiếp quản lý tài sản của con; việc định đoạt tài sản đó phải được thực hiện vì lợi ích

của người con; ngoài ra việc định đoạt tài sản đó có tính đến nguyện vọng của con

nếu con từ 9 tuổi trở lên. Quan điểm này tác giả nhận thấy, để cha mẹ được định

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!