Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1083

Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VŨ XUÂN TÙNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phạm Thái

Học viên: Vũ Xuân Tùng

Lớp: Cao học luật, Khóa 29

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả

nêu trong Luận văn chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví

dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Ngƣời Cam Đoan

Vũ Xuân Tùng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật hình sự BLHS

Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS

Cơ quan điều tra CQĐT

Điều tra viên ĐTV

Tố tụng Hình sự TTHS

Viện kiểm sát nhân dân VKSND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA

BỊ CAN.......................................................................................................................6

1.1. Khái niệm, nội dung, cơ sở của việc quy định quyền và nghĩa vụ của bị

can ..........................................................................................................................6

1.1.1. Khái niệm “quyền và nghĩa vụ của bị can”.............................................6

1.1.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của bị can ...................................................9

1.1.3. Cơ sở việc quy định quyền và nghĩa vụ của bị can ................................13

1.1.4. Ý nghĩa việc quy định quyền và nghĩa vụ của bị can .............................17

1.2. Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về quyền và nghĩa vụ của bị can ............19

1.2.1. Công ước Châu âu về quyền con người của người bị buộc tội..............19

1.2.2. Pháp luật TTHS Hoa Kỳ quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can .....23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................25

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN ..............................................26

2.1. Quy định của Pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về quyền và nghĩa

vụ của bị can qua các thời kỳ lịch sử ................................................................26

2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của bị can trong giai đoạn 1945 - 1988..................26

2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của bị can theo Luật tố tụng hình sự năm 1988......29

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật Tố tụng Hình sự năm 2003.....32

2.2. Quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của bị can ......36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................46

CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA

VỤ CỦA BỊ CAN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN............................................47

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can ................47

3.1.1. Khái quát tình hình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về

quyền và nghĩa vụ bị can ở Việt Nam hiện nay ................................................47

3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can ...............49

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của Pháp luật tố tụng

hình sự về quyền và nghĩa vụ của bị can ..........................................................57

3.2.1. Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật.............................................58

3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật...................................................62

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................66

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việc bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và cũng là mục

đích xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020” khẳng định: “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày

càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ

công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và

pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”.

Hoạt động giải quyết vụ án hình sự là nơi quyền lực nhà nước được thể hiện

rõ ràng nhất thông qua các biện pháp cưỡng chế và liên quan chặt chẽ với quyền

con người; cũng chính là nơi quyền con người dễ bị xâm hại nhất. Việc đảm bảo

cho những người tham gia tố tụng được bình đẳng và được pháp luật bảo vệ và vấn

đề cấp thiết cần đặt ra đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hơn

thế phải khẳng định rằng “Họ chưa phải là người có tội”, chính vì vậy việc Nhà

nước đảm bảo họ được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ là việc

làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc đảm bảo quyền không có nghĩa là những

người này tách khỏi những nghĩa vụ mà họ cần phải thực hiện trong quá trình tham

gia tố tụng. Tổng thể những điều đó tập hợp thành một chế định quan trọng trong

Luật tố tụng hình sự là chế định quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội nói chung

và bị can nói riêng.

Nhưng không phải lúc nào quyền và nghĩa vụ của bị can cũng được thể chế

hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự cụ thể, đầy đủ như ngày nay. Sự ra đời của Bộ luật

Tố tụng Hình sự năm 1988, tiếp theo là Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và Bộ

luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã tạo ra những thay đổi rõ rệt về quy định quyền,

nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình sự. Nói như vậy không có nghĩa là chế định

quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự Việt Nam đã hoàn hảo. Bởi

lẽ, thực tiễn tố tụng hình sự trong những năm qua cho thấy, có những quyền của bị

can được quy định khá rõ ràng và đầy đủ nhưng lại chưa có cơ chế đảm bảo thực

hiện, dẫn đến tình trạng sự tồn tại những quyền đó còn mang tính hình thức, chưa

thực sự là phương tiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể này. Chính bởi

vậy, chế định quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự vẫn luôn được

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!