Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH MINH QUÂN
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ MINH KHÔI
Học viên: HUỲNH MINH QUÂN.
Lớp: Cao học luật Khóa 21
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
HUỲNH MINH QUÂN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HRC : Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc
ICCPR : Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
QCN : Quyền con người
QTDNL : Quyền tự do ngôn luận
UDRH : Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN
LUẬN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM........................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí.........6
1.1.1. Khái niệm quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí .........................6
1.1.2. Đặc điểm quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ..........................9
1.2. Vai trò, ý nghĩa quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ...............15
1.2.1. Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền..............................................16
1.2.2. Phản biện xã hội .....................................................................................16
1.2.3. Chức năng thông tin ...............................................................................17
1.2.4. Chức năng phản ánh – quản lý xã hội ....................................................17
1.2.5. Chức năng tạo ra dư luận xã hội, góp sức định hướng dư luận xã hội...18
1.2.6. Chức năng nâng cao dân trí ...................................................................18
1.3. Nội dung quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí..........................19
1.3.1. Quyền tự do tiếp cận báo chí ..................................................................19
1.3.2. Quyền trình bày quan điểm của mình .....................................................21
1.3.3. Quyền phê bình, đánh giá các chính sách công ......................................22
1.3.4. Quyền không bị kiểm duyệt trái pháp luật ..............................................23
1.3.5. Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử.......................................25
1.3.6. Quyền được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ viết hoặc nói, bảo vệ quyền khi bị
xâm hại .............................................................................................................26
1.4. Biện pháp đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo
chí........................................................................................................................27
1.4.1. Vai trò, ý nghĩa của những biện pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận
trong lĩnh vực báo chí.......................................................................................27
1.4.2. Những đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực
báo chí trên thực tế ở Việt Nam hiện nay..........................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRONG LĨNH
VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ...........................35
2.1. Thực trạng pháp luật về quyền và các biện pháp đảm bảo quyền tự do
ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ......................................................................35
2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận trong lĩnh
vực báo chí .......................................................................................................35
2.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về các biện pháp để bảo đảm quyền tự do
ngôn luận trong lĩnh vực báo chí......................................................................44
2.2. Thực tiễn thực thi quyền và biện pháp đảm bảo quyền tự do ngôn luận
trong lĩnh vực báo chí ........................................................................................54
2.2.1 Thực tiễn thực thi quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ............54
2.2.2. Thực tiễn thực thi các biện pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận trong
lĩnh vực báo chí ................................................................................................62
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo
chí........................................................................................................................71
KẾT LUẬN............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự do ngôn luận giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định của mỗi
quốc gia và là quyền cơ bản của công dân. Đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan
niệm, chính sách nhân quyền của mỗi quốc gia nên quyền tự do ngôn luận không
chỉ là sự quan tâm của những người cầm quyền ở mỗi quốc gia, mà còn là một đòi
hỏi cơ bản của quyền con người, là nhu cầu tinh thần trong tiến trình tồn tại và phát
triển của mỗi dân tộc, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin.
Báo chí là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thực hiện quyền tự
do ngôn luận, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước. Vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội cũng như định
hướng phát triển trong mọi lĩnh vực của đất nước. Thông qua các loại hình báo chí,
các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhanh chóng được
truyền tải đến các tầng lớp nhân dân, đáp ứng được nhu cầu văn hóa, nâng cao dân
trí, giải trí của nhân dân.
Luật Báo chí 2016 đã có hiệu lực bên cạnh việc tạo một hành lang pháp lý
tương đối đồng bộ cho việc quản lý báo chí từ trước đến nay, thì đã có một bước tiến
là dành hẳn Chương II quy định quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân. Tuy nhiên nội dung liên quan đến quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực
báo chí thì luật chưa có những quy định mang tính nguyên tắc nhằm khái quát quyền
tự do ngôn luận cũng như giới hạn về quyền này trong luật, đồng thời chưa có những
quy định chi tiết hướng dẫn để đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân.
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay việc
nghiên cứu quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí là rất cần thiết vì một loạt
lí do được thể hiện trên các bình diện chủ yếu dưới đây.
Về mặt lập pháp: Hiện nay, Luật báo chí năm 2016 đã có hiệu lực mặc dù đã có
sự kế thừa nội dung quy định về quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí của Luật
Báo chí 1989. Tuy vậy Luật báo chí 2016 vẫn chưa có những quy định thật sự cần thiết
nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí của công dân và đây được
xem là hạn chế khá lớn của luật đối với việc đảm bảo quyền này trên thực tế.
Về mặt lý luận: Trong nhà nước pháp quyền thì quyền tự do ngôn luận đặc biệt
quan trọng vì “tự do ngôn luận là hạt nhân của dân chủ, là quyền căn bản của con
người”1
, và báo chí là phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện quyền tự do ngôn
luận của công dân. Tuy vậy, từ khi Luật Báo chí năm 1989 được ban hành đến nay
1 Nigel Warburton (2009), Free Speech: A Very Short Introduction, New York: Oxford University, tr1-21
2
là Luật báo chí 2016 thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo độc
lập nào đề cập riêng đến việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về quy
định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí.
Về mặt thực tiễn: Việc xây dựng một cơ chế để đảm bảo quyền tự do ngôn
luận trên báo chí là việc làm đúng và nếu Luật Báo chí quy định một cách hoàn
thiện các chế định liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực
báo chí thì sẽ góp phần cho việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo hướng
dân chủ, pháp quyền, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời bảo đảm quyền tự
do dân chủ của công dân.
Về mặt chính trị xã hội: Quy định của pháp luật về việc bảo đảm quyền tự do
ngôn luận trong lĩnh vực báo chí không những sẽ góp phần bảo vệ quyền con người
mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt
hơn khi Việt Nam là thành viên của hàng loạt các công ước quốc tế về quyền con
người thì việc để người dân thể hiện công khai tư tưởng, quan điểm của mình là cực
kỳ quan trọng, vì nó góp phần thúc đẩy một xã hội dân chủ và tiến bộ. Đồng thời
nếu không có một khuôn khổ pháp lý sẽ dẫn đến một thực trạng là lạm dụng quyền
tự do ngôn luận thông qua hoạt động báo chí làm xâm phạm các quyền con người,
quyền công dân khác.
Như vậy, tất cả những điều đã được phân tích trên đây không những cho phép
khẳng định rằng, hơn bao giờ hết, trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay thì việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quyền tự do ngôn
luận trong lĩnh vực báo chí sẽ có rất nhiều ý nghĩa. Và đây cũng là lý do để tác giả
chọn đề tài “Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam” để làm đề
tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các đề tài nghiên cứu về quyền tự do ngôn luận cũng như tự do báo
chí rất là ít và các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này chủ yếu đề cập đến những
vấn đề lý luận. Ở lĩnh vực tự do ngôn luận thì có tác phẩm: “Cơ sở lý luận về quyền
tự do ngôn luận của công dân” của Trần Phan Tố My (Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật, Đại học Luật Tp.HCM 2009). Trong đó tác giả nghiên cứu những nội dung về
mặt lý luận của quyền tự do ngôn luận trên cơ sở Công ước quốc tế về quyền chính
trị và dân sự năm 1966, Hiến pháp Việt Nam qua từng giai đoạn cũng như các văn
bản pháp luật liên quan.
Ở lĩnh vực báo chí hiện nay có các tác phẩm như: Đề tài nghiên cứu khoa học
“Quyền tự do báo chí ở Mỹ và một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam” của Vũ
Văn Nhiêm (chủ nhiệm đề tài, Đại học Luật Tp.HCM 2009). Trong đề tài này tác
3
giả nghiên cứu vấn đề quyền tự do báo chí ở Mỹ trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp
dụng pháp luật về báo chí ở Mỹ, và kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa tham khảo đối
với Việt Nam.
Nhóm các đề tài về báo chí như : “Cơ sở lý luận báo chí” của nhóm nghiên cứu
Học viện báo chí và tuyên truyền do tác giả Tạ Ngọc Tuấn làm chủ biên (Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội 2007); “Báo chí: những vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Nguyễn Văn Dững (Nxb. Đại học Quốc gia năm 2005); “Báo chí: những vấn đề nhìn
từ thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Dững (Nxb. Văn hóa thông tin); “Cơ sở lý luận
về báo chí truyền thông” của Dương Xuân Sơn (chủ biên) (Nxb. Đại học Quốc gia,
Hà Nội 2004); “Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb. Thế giới, 1995).
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra những bàn luận và giải quyết được
một số vấn đề về mặt lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật báo chí ở Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân “Vấn đề bảo đảm quyền tự do báo chí của công
dân ở Việt Nam hiện nay” của Hồ Thị Oanh (Đại học Luật Tp.HCM). Trong tác
phẩm này tác giả nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo
đảm quyền tự do báo chí.
Bên cạnh đó còn có các bài viết như: “Tự do báo chí và vấn đề bảo vệ nhân
phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân” của Đỗ Văn Đại (Tạp chí khoa học pháp lý);
“Tự do báo chí qua các bản Hiến pháp và mốt số kiến nghị sủa đổi Hiến pháp
1992”, tạp chí nghiên cứu lập pháp văn phòng Quốc hội Số 24 (232).
Như vậy ở nước ta, các công trình nghiên cứu về quyền tự do ngôn luận rất ít,
hơn thế nữa nghiên cứu ở góc độ pháp lý càng ít hơn. Đặc biệt là quyền tự do ngôn
luận trên báo chí thì chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ và trực tiếp về vấn
đề này. Vì vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh
vực báo chí ở Việt Nam” cho luận văn của mình.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận và
pháp lý liên quan đến quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí, trên cơ sở phân
tích, đánh giá về thực trạng pháp luật hiện nay của Việt Nam về vấn đề trên. Từ đó
tìm ra những hạn chế, bất cập liên quan đến quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực
báo chí để đề xuất các kiến nghị góp phần bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công
dân trong hoạt động báo chí.
Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy phạm pháp luật liên quan đến
việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí của Việt Nam.