Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tác động đối với Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
----------
PHAN THỊ THU CÚC
QUYỀN TỰ DO CÔNG ĐOÀN THEO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
TOÀN DIỆN & TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
TP. HCM, tháng 7 năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ THU CÚC
QUYỀN TỰ DO CÔNG ĐOÀN THEO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
TOÀN DIỆN & TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. LÊ NGỌC ANH
TP. HCM, tháng 7 năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Lê Ngọc Anh - giảng viên Khoa Luật Dân
sự, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Các số liệu, thông tin, vụ việc được đề
cập trong khóa luận là chính xác, trung thực; các dữ liệu, luận điểm có tham khảo từ
các nguồn khác nhau đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Người thực hiện khóa luận
Phan Thị Thu Cúc
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BLLĐ Bộ luật lao động
2
Công ước 87 Công ước số 87 năm 1948 về Quyền Tự do Hiệp hội và
Bảo vệ Quyền tổ chức
3
Công ước 98 Công ước số 98 năm 1949 về Quyền lập hội và thương
lượng tập thể
4 ĐƯQT Điều ước quốc tế
5 FTAs Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
6
Hiệp định
CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương
7 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
8 NLĐ Người lao động
9 NSDLĐ Người sử dụng lao động
10 TPP Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương
11 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO CÔNG ĐOÀN VÀ HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN & TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)......9
1.1. Khái quát chung về quyền tự do công đoàn của người lao động................... 9
1.2. Khái quát về Hiệp định Đối tác toàn diện & tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP)................................................................................................................12
1.3. Nội dung các quy định của Hiệp định Đối tác toàn diện & tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) về quyền tự do công đoàn....................................... 14
1.3.1. Quyền thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn của mình..15
1.3.2. Quyền tự đề ra điều lệ và quy chế của tổ chức, tự bầu ra người đại
diện và đề ra chương trình hành động của tổ chức........................................20
1.3.3. Quyền được bảo vệ chống lại việc đình chỉ hoặc giải tán tổ chức của
mình bởi cơ quan hành chính.........................................................................24
1.3.4. Quyền liên kết (quyền gia nhập hoặc trở thành hội viên của các liên
đoàn, tổng liên đoàn và công đoàn quốc tế).................................................. 25
1.3.5. Cơ chế giám sát, thi hành các quy định về quyền tự do công đoàn
trong Hiệp định CPTPP..................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................28
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO CÔNG
ĐOÀN TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN & TIẾN BỘ XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................................................................................29
2.1. Bối cảnh và những yêu cầu khi Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn
diện & tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...............................................29
2.1.1. Bối cảnh phê chuẩn..............................................................................29
2.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật lao động Việt Nam...............33
2.2. Thực tiễn thực thi các cam kết về quyền tự do công đoàn trong Hiệp định
Đối tác toàn diện & tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam....38
2.2.1. Những kết quả đạt được.......................................................................39
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế......................................................................... 47
2.3. Kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật lao động nhằm đảm bảo thực thi các
cam kết về quyền tự do công đoàn trong Hiệp định Đối tác toàn diện & tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam................................................. 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................68
KẾT LUẬN.................................................................................................................69
PHỤ LỤC........................................................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng
lao động, trả lương giữa NLĐ, NSDLĐ, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể chủ yếu trong quan hệ này là NLĐ và NSDLĐ. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên cơ chế thỏa thuận, thống nhất nhưng trên
thực tế NLĐ luôn chịu sự phụ thuộc, quản lý và điều hành từ phía NSDLĐ, luôn rơi
vào trạng thái yếu thế hơn so với NSDLĐ. Do đó, NLĐ thường có xu hướng liên
kết lại với nhau, tập trung sức mạnh để cải thiện vị thế của mình, hướng tới mục
tiêu chung là bảo đảm địa vị bình đẳng hơn so với NSDLĐ. Họ thường thành lập tổ
chức đại diện thay mặt số đông NLĐ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ và
đây cũng là cơ sở thực tế khách quan cho sự ra đời của Tổ chức đại diện của NLĐ. Chính vì vậy, quyền của NLĐ trong việc thành lập và gia nhập tổ chức đại diện
NLĐ tại cơ sở cần phải được tôn trọng và bảo vệ, đã và đang được ghi nhận trong
pháp luật của các quốc gia cũng như trong các văn bản pháp luật quốc tế, chẳng hạn
như Các công ước quốc tế của Liên hợp quốc
1 hay trong các quy định của Tổ chức
lao động quốc tế (ILO), và trong cả các FTAs, trong đó có các cam kết về lao động
được quy định tại chương 19 Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã phê chuẩn vào
ngày 12/11/2018. Ở Việt Nam, trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
hiện nay, quyền tự do công đoàn đã và đang được Đảng, nhà nước dành sự quan
tâm thích đáng, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định CPTPP. Nếu
như trước đây nước ta không chấp nhận chế độ “đa công đoàn”, NLĐ làm việc
trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền thành lập, gia nhập một tổ chức
đại diện của NLĐ duy nhất là tổ chức Công đoàn Việt Nam (thuộc hệ thống Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam) thì sau khi gia nhập Hiệp định CPTPP, NLĐ phải
được quyền tự do lựa chọn tham gia bất kỳ tổ chức đại diện tập thể NLĐ nào mà họ
cho rằng có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Theo Hiệp định
CPTPP, đối tượng bảo đảm quyền tự do công đoàn là tất cả NLĐ, không có sự phân
biệt dựa trên bất cứ đặc điểm nào như nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, dân tộc, quốc
1 Các công ước quốc tế của Liên hợp quốc: Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (UDHR) năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm (ICCPR) năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR) năm 1966.
2
tịch, tình trạng hôn nhân, quan điểm tôn giáo, quan điểm chính trị2… Trong khi đó, theo quy định tại Luật Công đoàn năm 2012, chỉ có NLĐ Việt Nam mới có quyền
gia nhập công đoàn, còn NLĐ là người nước ngoài không được gia nhập công đoàn
Việt Nam. Có thể thấy, quyền tự do công đoàn theo pháp luật lao động Việt Nam đã
tỏ ra “lạc hậu” so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong Hiệp định CPTPP. Vì
vậy, sau khi gia nhập Hiệp định CPTPP, Việt Nam có nghĩa vụ phải “tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa một cách có thành ý” các cam kết về quyền của NLĐ
trong việc thành lập và gia nhập tổ chức đại diện của NLĐ tại cơ sở. Do đó, yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng nội luật hóa các quy định, tiêu chuẩn lao động
quốc tế về quyền tự do công đoàn của NLĐ trong Hiệp định CPTPP vào pháp luật
Việt Nam nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thể
chế chính trị cũng như trình độ nhận thức, đặc điểm quan hệ lao động, nền tảng văn
hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện các vấn đề pháp lý về quy
trình, thủ tục thành lập và gia nhập công đoàn, trách nhiệm của cơ quan tổ chức
trong thành lập và gia nhập công đoàn... để quyền tự do công đoàn của NLĐ được
thực thi có hiệu quả trên thực tế. Do đó, ngày 20/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã
thông qua BLLĐ năm 2019, Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Năm 2019
được xem là dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực pháp luật lao động khi BLLĐ năm
2019 ra đời đáp ứng những yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập, nội dung của Hiệp
định CPTPP về lao động đã được chuyển hóa trong pháp luật quốc gia. Sự thay đổi
này có ý nghĩa quan trọng, song thách thức đặt ra là làm thế nào để các quy định
trong BLLĐ năm 2019 được thực thi một cách có hiệu quả trên thực tế, làm thế nào
để đảm bảo sự đồng bộ trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay về quyền
tự do công đoàn. Điều đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn
diện về quyền tự do công đoàn ở thời điểm hiện tại cũng như đề xuất những định
hướng phù hợp trong việc thực hiện cải cách pháp luật, thực thi pháp luật cho phù
hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Vì các lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quyền tự do công đoàn
theo Hiệp định Đối tác toàn diện & tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và
tác động đối với Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật của mình. Với đề tài này, tác giả hướng đến sẽ có những đóng góp về mặt lý luận cũng như
thực tiễn về các quy định của pháp luật, những đánh giá về sự tương quan giữa Hiệp
2 Văn phòng lao động quốc tế (2017), Tự do hiệp hội: Bộ tổng tập về các nguyên tắc và quyết định của Ủy
ban ILO về tự do hiệp hội, Nxb. Lao động Xã hội, đoạn 209.
3
định CPTPP và pháp luật Việt Nam về quyền tự do công đoàn, nhận biết được
những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và đưa ra những kiến
nghị, giải pháp hữu ích hơn để hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo quyền tự do
công đoàn của NLĐ theo các cam kết của Hiệp định CPTPP nhưng vẫn phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam chúng ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bàn về quyền tự do công đoàn và sự tương thích của các quy định này trong
pháp luật quốc gia với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên có khá nhiều
công trình nghiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau, có thể kể đến một số công trình
tiêu biểu như:
Về giáo trình và sách chuyên khảo, không thể không kể đến Giáo trình Luật
lao động (2017) của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, đặc biệt là tại Chương III của Giáo trình đã trình bày những cơ
sở lý luận và các quy định liên quan đến công đoàn - tổ chức đại diện NLĐ. Bên
cạnh đó còn có cuốn sách Tự do hiệp hội: Bộ tổng tập về các nguyên tắc và quyết
định của Ủy ban ILO về tự do hiệp hội (2017) của Văn phòng lao động quốc tế, Nxb. Lao động Xã hội3
. Cuốn sách đã giải thích và làm rõ các quy định, nguyên tắc theo
tiêu chuẩn của ILO về quyền tự do công đoàn và những vấn đề liên quan; phân tích
và đưa ra các “phán quyết” mang tính khuyến nghị cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam trong quá trình tiếp cận và thực thi các Công ước cơ bản của
ILO. Những nguồn tài liệu này đã cung cấp những kiến thức cơ bản, trọng tâm về lý
luận và các quy định liên quan đến việc thực thi các cam kết về lao động trong Hiệp
định CPTPP. Về các công trình nghiên cứu là các Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, có
công trình của tác giả Nguyễn Hòa Thuận (2016), Các tiêu chuẩn lao động theo
Hiệp định TPP và vấn đề áp dụng cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP. HCM. Khóa luận này đã phân tích về các tiêu chuẩn lao
động cơ bản của ILO trong Hiệp định TPP (tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả
của quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt
buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề
3 Bản gốc của ấn phẩm này do Văn phòng Lao động Quốc tế xuất bản dưới tựa đề: “Tự do Hiệp hội: Bộ
Tổng tập về các nguyên tắc và quyết định của Ủy ban ILO về Tự do Hiệp hội” (Freedom of Association:
Digest of decisions and principles of the Freedom of Association Committee of the Governing Body of the
ILO), tái bản có sửa đổi lần thứ năm, năm 2006.