Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
175
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1399

Quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THƢƠNG HUYỀN

QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2021

VIỆN HÀN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THƢƠNG HUYỀN

QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số : 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG

HÀ NỘI, 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình

khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính

chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thƣơng Huyền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án............................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ........................ 5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án........................................................ 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án....................................................... 7

7. Cấu trúc của luận án...................................................................................... 7

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN......................................................................................................... 8

1.1. Tình hình nghiên cứu về đề tài luận án................................................ 8

1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................... 17

1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án ................ 20

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI. 23

2.1. Khái niệm, đặc điểm và các mối quan hệ của quyền tự do lập hội ... 23

2.2. Chủ thể, nội dung, giới hạn chính đáng của quyền tự do lập hội ...... 43

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự do lập hội ................................. 58

Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 65

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 67

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền tự do lập hội ..... 67

3.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam..... 70

3.3. Thực tiễn thực hiện quyền tự do lập hội ở Việt Nam ........................ 91

3.4. Đánh giá chung về thực trạng quyền tự do lập hội ở Việt Nam...... 107

Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 119

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TÔN TRỌNG

THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY................................................................................................... 120

4.1. Quan điểm đảm bảo quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay ...... 120

4.2. Giải pháp tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do lập hội ở Việt

Nam hiện nay .......................................................................................... 123

Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 147

KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................. 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 150

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

BLHS Bộ luật hình sự

CHLB Cộng hoà Liên bang

CQNN Cơ quan nhà nước

ĐLCB Đạo luật cơ bản

ICCPR Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị năm 1966

ICESCR Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hoá

năm 1966

ILO Tổ chức lao động quốc tế

NNPQ Nhà nước pháp quyền

NSNN NSNN

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NLĐ Người lao động

NGO Tổ chức phi chính phủ

QLNN Quản lý nhà nước

TDLH Tự do lập hội

UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XHDS Xã hội dân sự

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền TDLH là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong nhiều

văn kiện chính trị - pháp luật quốc tế. Tôn trọng, bảo đảm quyền con người,

quyền công dân nói chung là bản chất của chế độ XHCN. Ở Việt Nam, đường lối

nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm

của các chính sách kinh tế - xã hội; coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động

lực của sự phát triển của xã hội. Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được

xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trên tinh

thần đó, khuôn khổ pháp luật nhằm thực thi quyền TDLH và các cơ chế, thủ tục

nhằm thực thi quyền TDLH đã có những điều chỉnh từ rất sớm trong lịch sử lập

hiến và hệ thống văn bản pháp luật liên quan. Gần đây nhất, Hiến pháp nước

Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 đã tái khẳng định mọi công dân có quyền

hội họp, lập hội (Điều 25) [72].

Mặc dù vậy, pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về quyền TDLH

vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Trên phương diện xây dựng pháp luật, đáng chú ý

là: pháp luật chưa kịp thời thể chế hoá những chính sách của Đảng và Nhà nước

về hội, nội dung văn bản điều chỉnh quyền TDLH thiếu đồng bộ, chưa theo sát

yêu cầu của thực tiễn, một số văn bản chưa thực sự phù hợp với các tiêu chuẩn

quốc tế về quyền con người… Để triển khai Hiến pháp 2013, việc xây dựng Luật

về hội đã được đưa vào chương trình lập pháp của Quốc hội. Theo đó, Luật về

hội đã được Quốc hội (khóa XIII) thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 vào

cuối năm 2015. Tuy nhiên đến nay Luật về hội mới chỉ dừng ở bản dự thảo. Điều

này không đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh khi hội đang có vai trò rất quan

trọng và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Trên phương diện

thực thi pháp luật, nhiều vướng mắc, bất cập nảy sinh xuất phát từ những hạn

chế của hệ thống pháp luật. Trên thực tế, các tổ chức hội đang loay hoay với các

quy định về chức năng và nhiệm vụ của mình nói riêng cũng như toàn bộ khung

pháp lý quản lý hội nói chung. Nhiều quy định gây “bó tay” cho hoạt động của

hội như: các quy định về thủ tục trong việc thành lập hội dễ dẫn tới việc vận

2

dụng các quan hệ cá nhân, hoặc năng lực vận động của Ban sáng lập; dễ bị cơ

quan nhà nước gây khó dễ, thậm chí bị từ chối với những lý do không rõ ràng,

“nhạy cảm”…. Hoặc các quy định liên quan đến chức năng giám sát và phản

biện của hội. Mặc dù, pháp luật đã tạo ra cơ hội để các Hội lên tiếng phản biện

nhưng hiệu quả phản biện chưa đúng với năng lực của các hội, ý kiến của các

thành viên trong tổ chức hội chưa được tiếp thu một cách đầy đủ bởi cơ quan nhà

nước.Từ góc độ khác, pháp luật tuy cho phép hội có thể hoạt động, tham gia

cung cấp dịch vụ, vận động xã hội và chính sách…tuy nhiên, khi hoạt động của

họ vươn ra các vùng bị nhà nước cho là nhạy cảm, không mong đợi thì khả năng

họ bị hạn chế hoạt động hoặc bị loại bỏ ra khỏi các cuộc tham vấn chính sách,

cắt đứt quan hệ với truyền thông nhà nước… Nói cách khác, chính hạn chế, bất

cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh những vấn đề về hội đã tác động ở các

mức độ khác nhau đến thực tiễn thực thi quyền TDLH. Cho đến nay, có thể nói,

quyền TDLH ở Việt Nam đang vấp phải những rào cản đáng kể, trước hết là

những rào cản pháp lý. Vì vậy, về mặt nhận thức cũng như điều chỉnh pháp luật

liên quan đến quyền TDLH cần có những chuyển biến đáng kể theo hướng tương

thích với những tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Theo đó Nhà

nước Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách pháp luật để xây dựng cơ

chế đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng, phát huy dân chủ để công dân có điều kiện tốt

nhất thực thi quyền TDLH – quyền công dân chính đáng của mình, đồng thời tạo

môi trường pháp lý thuận lợi nhất để các Hội, Hiệp hội phát triển và phát huy vai

trò của mình trong tiến trình xây dựng đất nước, xây dựng một xã hội công dân

hiện đại.

Đáp ứng yêu cầu nói trên, đã có một số công trình nghiên cứu ở các mức

độ khác nhau hướng tới mục tiêu xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện

pháp luật về hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, đang tồn tại khoảng trống đáng kể trong

nghiên cứu có tính liên kết giữa quyền TDLH và xây dựng, hoàn thiện khung

pháp lý nhằm tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền TDLH hiện nay.

Trong bối cảnh nói trên, rất cần triển khai nghiên cứu một cách đầy đủ và

toàn diện nhằm làm sáng tỏ nhận thức lý luận về quyền TDLH và điều chỉnh

3

pháp luật về quyền TDLH, đánh giá thực tiễn pháp luật và thực thi pháp luật về

quyền TDLH, từ đó xây dựng luận cứ để đưa ra các đề xuất, kiến nghị hiện thực

hoá quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay. Yêu cầu này cần được triển khai trong

quy mô của luận án tiến sĩ, chuyên ngành luật học. Đây chính là nhận thức để

nghiên cứu sinh lựa chọn và triển khai nghiên cứu đề tài luận án “Quyền tự do

lập hội ở Việt Nam hiện nay”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Mục đích tổng quát của luận án là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề

xuất các giải pháp, trọng tâm là các giải pháp pháp lý, nhằm tôn trọng, thúc đẩy

và bảo vệ quyền TDLH ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ

- Tập hợp, phân tích làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận về hội và quyền

TDLH ở Việt Nam.

- Tìm hiểu pháp luật một số quốc gia về quyền TDLH, làm sáng tỏ các

khuyến nghị và kinh nghiệm của thế giới về tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền

TDLH.

- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về quyền

TDLH ở Việt Nam.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền

TDLH ở Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các quan điểm khoa học về quyền con người và quyền TDLH.

- Các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền TDLH trong ICCPR và các văn

bản chính trị - pháp lý liên quan.

- Thực tiễn điều chỉnh pháp luật về quyền TDLH ở một số nước trên thế giới.

- Hệ thống quy định pháp luật Việt Nam về quyền TDLH.

- Thực tiễn tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền TDLH ở Việt Nam.

4

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Liên quan đến quyền TDLH là quan niệm về hội. Trên

thế giới, khái niệm hội được hiểu theo nghĩa rộng, theo đó hội tồn tại dưới rất

nhiều dạng, có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân (câu lạc bộ, tổ chức

nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ, công đoàn, tổ

chức tôn giáo, đảng phái chính trị, doanh nghiệp, công ty…). Hầu hết các nước

trên thế giới đều không thừa nhận một tổ chức là hội nếu tổ chức đó được thành

lập vì mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hội

không bao gồm các nhóm và tập thể do nhân dân tự nguyện bột phát, tức thời

lập ra (không có điều lệ, không có đóng góp vật chất, sức lực, trí tuệ, không có

hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ và không thường xuyên hành động). Đồng

thời, các đoàn thể chính trị ở Việt Nam như MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân

Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và

tuy cũng là các hội quần chúng tự nguyện nhưng được tổ chức theo nguyên tắc

chặt chẽ hơn, quan hệ chặt chẽ và trực tiếp hơn với đảng cầm quyền, làm nòng

cốt trong mọi hoạt động và tổ chức của các hội quần chúng cũng không được

xem là hội [94, Tr. 2]. Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng cũng không

nằm trong nội hàm quan niệm về hội ở Việt Nam.

Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, quyền TDLH được nghiên

cứu gắn với cách hiểu phổ biến trên thế giới về hội và không bao gồm các tổ

chức có tính chất đặc thù ở Việt Nam nói trên.

Trong giới hạn cách hiểu về hội, luận án tập trung nghiên cứu các quy định

pháp luật Việt Nam về TDLH; thực tiễn thực thi quyền TDLH ở Việt Nam và

các chuẩn mực pháp lý quốc tế liên quan.

- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1945 đến nay, trọng tâm là

thời kỳ đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay).

- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các Công ước quốc tế

về quyền con người, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật ở một số quốc gia trên thế

giới và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam hiện nay.

5

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận

Luận án triển khai nghiên cứu trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác –

Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

quyền con người, về nhà nước và pháp luật, về mối quan hệ giữa nhà nước và cá

nhân, về vai trò của các tổ chức xã hội.

Chủ đề nghiên cứu quyền TDLH ở Việt Nam cũng được triển khai trên cơ

sở tiếp nhận quan điểm khoa học trong một số lý thuyết phổ biến trên thế giới

hiện nay như: Học thuyết về quyền con người, Học thuyết Nhà nước pháp

quyền, Lý thuyết về quản trị quốc gia.

Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ của khoa học pháp lý. Tuy nhiên,

quyền con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, vì

vậy, luận án góc độ tiếp cận liên ngành, đa ngành khoa học xã hội được chú ý

đúng mức nhằm hình thành nhận thức tổng hợp về quyền con người. Ngoài ra,

tiếp cận dựa trên quyền cũng là hướng tiếp cận bao quát toàn bộ luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án này bao gồm các

phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp,

phương pháp so sánh, phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, phương pháp

thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo...Cụ thể:

- Phương pháp hệ thống: đây là phương pháp rất quan trọng được sử dụng

xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm thể hiện luận án theo một trình tự, bố cục hợp

lý, chặt chẽ, gắn kết và lôgíc. Việc hệ thống cũng được sử dụng trong quá trình

thu thập tài liệu tham khảo để đánh giá tổng quan các quan điểm, tư tưởng cũng

như các kiến thức liên quan đến luận án.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây cũng là phương pháp được sử

dụng xuyên suốt luận án. Để có thể đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng

thực hiện quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay, luận án sẽ phải đi sâu phân tích và

tổng hợp các vấn đề, khái niệm, hiện tượng, quan điểm, các nguyên tắc, quy định

pháp luật và thực tiễn thực thi quyền này. Từ đó, rút ra bản chất, quy luật và mới

6

có thể đánh giá, đưa ra quan điểm của mình liên quan đến các quyền TDLH ở

Việt Nam, khả năng thực hiện cũng như các giải pháp tôn trọng, thúc đẩy và bảo

đảm quyền TDLH trên thực tế.

- Phương pháp so sánh: luận án có sử dụng phương pháp so sánh về mặt lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Luận án sẽ dành

một mục trong phần về cơ sở lý luận để tìm hiểu, đánh giá thực tiễn kinh nghiệm

ở một số nước, từ đó, so sánh, đối chiếu với thực tiễn trong nước, rút ra những

gợi mở có thể chọn lọc cho Việt Nam.

- Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của luận

án nhằm nhận diện quá trình phát triển nhận thức và điều chỉnh pháp luật về

quyền TDLH trên thế giới và ở Việt Nam.

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia được tác giả sử dụng để trích

dẫn ý kiến các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ một số nội dung nghiên cứu trong

các chương của luận án.

- Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Dựa trên nguồn của

những tài liệu thu thập được, tác giả sử dụng làm cơ sở luận cho những nhận

định, đánh giá về thực trạng quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay trong chương 3

của luận án.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án đưa ra khái niệm đầy đủ về quyền TDLH trên cơ sở phân tích các quan

niệm về quyền con người, về hội và về quyền TDLH trên thế giới và ở Việt Nam;

- Luận án nhận diện đặc điểm và các nội dung của quyền TDLH và xác

định những giới hạn chính đáng của quyền TDLH;

- Luận án chỉ ra tương đối toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi

quyền TDLH ở Việt Nam;

- Từ góc độ chuyên ngành luật Hiến pháp và luật Hành chính, luận án

nghiên cứu toàn diện về thực trạng quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay trên hai

phương diện chính: 1/Thực trạng ghi nhận quyền TDLH và 2/Thực tiễn thực thi

các quy định pháp luật về quyền TDLH;

7

- Luận án xây dựng hệ thống các giải pháp tương đối toàn diện, trong đó

trọng tâm là các giải pháp pháp lý nhằm hiện thực hoá quyền TDLH ở Việt Nam

hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những khía cạnh lý luận cơ bản

về quyền TDLH, qua đó góp phần bổ sung nhận thức lý luận về quyền con người

nói chung, quyền TDLH nói riêng, giúp đổi mới tư duy chính trị và quan điểm

hoạch định chính sách pháp luật về hội và quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong hoạt động của các

cơ quan của Quốc hội đối với việc thẩm tra các dự án luật về quyền con người,

trực tiếp là Luật về Hội cũng như các văn bản dưới luật nhằm bảo đảm thực hiện

quyền con người nói chung, quyền TDLH, tự do hội họp của công dân nói riêng.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham

khảo hữu ích cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật

học, hành chính học.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

án gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài luận án

Chương 2. Những vấn đề lý luận về quyền tự do lập hội

Chương 3. Thực trạng quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay

Chương 4. Quan điểm và giải pháp tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do lập

hội ở Việt Nam hiện nay

8

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu về đề tài luận án

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Liên quan đến quyền cơ bản của con người và quyền TDLH, đã có nhiều

công trình nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Về cơ bản, có thể gom

thành ba nhóm như sau:

1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về quyền con người

Trong một thập kỷ vừa qua, quyền con người là một chủ đề được đặc biệt

quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Hướng nghiên cứu này vừa mang tính cơ bản,

vừa mang tính cấp bậc, thời sự, nhạy cảm, vừa có ý nghĩa tư tưởng lý luận và

thực tiễn rất quan trọng. Các nghiên cứu về quyền con người rất phong phú, đa

dạng và đạt được những kết quả nhất định. Có thể kể ra một số công trình tiêu

biểu sau đây: GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Quyền con người: tiếp cận đa

ngành và liên ngành khoa học xã hội, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2009;

GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên

ngành luật học (quyển 1), nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2010 ; GS.TS. Võ

Khánh Vinh (chủ biên), Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành luật

học (quyển 2), nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2010; GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ

biên), Quyền con người, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2011; GS.TS. Võ Khánh

Vinh (chủ biên), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội 2011; GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Những vấn đề lý luận và

thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

2011; GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của

nhóm quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2011;

GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các

quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

2012; GS.TS. Võ Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên, Pháp luật

quốc tế về quyền con người, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2014; GS.TS. Võ

9

Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên, Cơ chế quốc tế và khu vực về

quyền con người, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2014 ; Nguyễn Đăng Dung, Vũ

Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, Giáo trình lý luận và pháp luật về

quyền con người, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2011…

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của một số tác giả được công

bố trên tạp chí chuyên ngành về Luật và tại các hội thảo khoa học trong nước,

quốc tế ví dụ: “Quyền con người trong NNPQ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện

nay”, Tường Duy Kiên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 6/2010; “Quyền con

người – bản chất cách tiếp cận khoa học pháp lý”, Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà

nước và pháp luật, Số 12/2010; “Phân loại các quyền và tự do con người”, tạp

chí Luật tư pháp và công pháp quốc tế, số 6/2007; Kỷ yếu hội thảo “Tính phổ

biến và tính đặc thù của quyền con người” do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

tổ chức tháng 3/2010;

Các công trình trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, lịch sử,

pháp luật và thực tiễn về quyền con người đó là những vấn đề: khái niệm, nguồn

gốc, đặc điểm và bản chất của quyền con người, quyền con người trong lịch sử

tư tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại; quy chế pháp lý của quyền con người;

các quyền cơ bản của con người và các thế hệ quyền con người; mối quan hệ của

quyền con người với quyền công dân, với quốc tịch, với chính trị, đạo đức, với

kinh tế thị trường, NNPQ, XHDS; pháp luật quốc tế, pháp luật khu vực, pháp

luật quốc gia về quyền con người, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế, pháp luật

khu vực, pháp luật quốc gia về quyền con người; cơ chế pháp lý quốc tế, khu vực

và quốc gia về quyền con người, luật quốc tế về quyền của một số nhóm người

dễ bị tổn thương; lịch sử phát triển và quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng,

Nhà nước Việt Nam về quyền con người; pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy

quyền con người ở Việt Nam; nghiên cứu các quyền cụ thể: quyền sống của con

người, quyền tự do, tín ngưỡng, quyền trẻ em, quyền tự do kinh doanh, quyền

bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền bảo vệ của

đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, quyền của người khuyết tật ở Việt

Nam hiện nay, quyền phát triển của con người Việt Nam, quyền khiếu nại hành

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay | Siêu Thị PDF