Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÂM THỊ BÍCH TRÂM
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CÔNG DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CÔNG DÂN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Tuyết Dung
Học viên: Lâm Thị Bích Trâm
Lớp: Cao học Luật, Khoá 21
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
thông tin nêu trong luận văn là trung thực.
Tác giả
Lâm Thị Bích Trâm
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT
ĐAI CỦA CÔNG DÂN ........................................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân........7
1.1.1. Khái niệm quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân...................7
1.1.2. Nội dung quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân ....................9
1.1.3. Ý nghĩa của quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân ..............12
1.2. Quá trình phát triển của quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công
dân .....................................................................................................................14
1.2.1. Giai đoạn từ trước năm 2003 .................................................................14
1.2.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2013..........................................14
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay..............................................................16
1.3. Quy định pháp luật về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân
............................................................................................................................17
1.3.1. Pháp luật về quyền tiếp nhận thông tin về đất đai .................................17
1.3.2. Pháp luật về quyền tìm kiếm thông tin về đất đai...................................24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT
ĐAI CỦA CÔNG DÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................31
2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân .............31
2.1.1. Thực trạng quyền tiếp nhận thông tin về đất đai....................................31
2.1.2. Thực trạng quyền tìm kiếm thông tin về đất đai .....................................33
2.2. Nguyên nhân của thực trạng về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của
công dân ............................................................................................................36
2.2.1. Hệ thống quy định pháp luật...................................................................36
2.2.2. Cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý đất đai.................................................38
2.2.3. Bộ máy nhân sự cơ quan quản lý đất đai ...............................................40
2.2.4. Trang thiết bị kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư...........................................44
2.2.6. Hệ thống thông tin đất đai ......................................................................49
2.2.7. Ý thức của người sử dụng đất .................................................................52
2.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin
về đất đai của công dân....................................................................................53
2.3.1. Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật............................................53
2.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý đất đai.................................56
2.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai.............................56
2.3.4. Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai.....58
2.3.5. Nâng cao ý thức, phát huy vai trò của người sử dụng đất trong việc đảm
bảo quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính .........................................61
KẾT LUẬN.........................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người
được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Cùng với đó là những cam kết của
Việt Nam thông qua các diều ước quốc tế như Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) và Công ước Liên hợp quốc về chống tham
những năm 2003 (UNCAC) để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin. Một trong
những thông tin được tiếp cận rất đáng chú ý hiện nay là tiếp cận thông tin về đất
đai. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã có những quy định tiến
bộ để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân như công khai các
thủ tục hành chính về đất đai, lấy ý kiến người dân trong quá trình lập quy hoạch
sử dụng đất, chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quy định về xây
dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin về đất đai,...Bên cạnh đó, Luật Tiếp
cận thông tin năm 2016 ra đời tạo hành lang pháp lý ngày càng vững chắc để công
dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp
luật về quyền tiếp cận thông tin đất đai đã và đang bộc lộ những hạn chế. Người
dân khi muốn tiếp cận các thông tin về đất đai do cơ quan nhà nước nắm giữ vẫn
còn bị sách nhiễu, thậm chí là không cung cấp thông tin. Việc lấy ý kiến đóng góp
xây dựng quy hoạch sử dụng đất hoặc phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng
chỉ là hình thức, không thực chất. Đồng thời những ý kiến đóng góp này không
được phản hồi hoặc phản hồi không rõ ràng. Thủ tục cung cấp thông tin về đất đai
còn lạ lẫm đối với người dân nên đã làm cho người dân còn e dè khi thực hiện
quyền tiếp cận thông tin về đất đai.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về Cơ chế thu hồi đất và chuyển dịch
đất đai tự nguyện ở Việt Nam năm 2011 đã chỉ ra rằng, những vấn đề trong quản
lý đất đai chính là nguồn gốc gây ra xung đột và suy giảm lòng tin của người
dân, dẫn đến khiếu nại, tố cáo rộng khắp do những thông tin về đất đai không
được công khai, minh bạch. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường
cho thấy, trong năm 2017, Bộ đã tiếp nhận được 3094 đơn khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực đất đai, chiếm 95.3% tổng số đơn gửi đến Bộ này1
. Một trong
1
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi
trường, http://stnmt.binhduong.gov.vn/3cms/tiep-tuc-doi-moi-nang-cao-hieu-qua-tao-buoc-dot-pha-trong-congtac-thanh-tra-kiem-tra-ve-tai.htm, truy cập ngày 15/02/2018
2
những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do những thông tin về đất đai
không được công khai, hoặc có công khai nhưng nhưng còn mập mờ dẫn đến
khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, nguy hại hơn là tình trạng tham nhũng trong lĩnh
lực đất đai. Mặc dù đã có những quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện
quyền tiếp cận thông tin nhưng việc đảm bảo thực hiện quyền này của công dân
trên thực tế vẫn chưa thực sự hiệu quả một cách triệt để. Với những lý do trên,
người viết cho rằng việc chọn đề tài “Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của
công dân” để làm luận văn thạc sĩ của mình là phù hợp và hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề về quyền tiếp cận thông tin luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều chuyên gia luật học, vì vậy đã có không ít những công trình nghiên
cứu mang giá trị học thuật cao và đóng góp to lớn cho việc xây dựng nên một
hành lang pháp lý vững chắc cho pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt
Nam. Đề tài “Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân” được trình
bày dựa theo các nguồn tư liệu sau đây:
Các sách tham khảo, các bài báo và các tham luận cũng có giá trị quan
trọng trong việc lý giải đề tài như:
- Ngô Đức Mạnh (2008), Quyền Tiếp cận thông tin. Viện Nghiên cứu
Quyền con người, Hà Nội; Nguyễn Đăng Dung và đồng chủ biên (2011), Tiếp
cận thông tin: pháp luật và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội. Các tài liệu này được tác giả phân tích và làm rõ cơ sở lý luận,
pháp luật và thực tiễn và những bài học kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.
- Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư
ở Việt Nam và một số quốc gia, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Tài liệu cung cấp những nội dung về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của
quyền tiếp cận thông tin và việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận thông tin
ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Lê Thị Hồng Nhung (2014), Khái niệm bảo đảm pháp lý quyền tiếp cận
thông tin, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 312; Phan Huy Hồng (2013),
Quyền và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong luật quốc tế, luật nước ngoài
và luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1; Bùi Thị Hải (2013), Quyền