Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
905

Quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ ĐỊA

CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

NGUY

ỄN THỊ DI

ỆU HI

ỀN LU

ẬN VĂN CAO H

ỌC NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ

ĐỊA CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Anh Quân

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những nội dung được trình bày ở đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực và tất cả thông tin tham khảo

đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng

góp đối với nội dung nghiên cứu của đề tài này.

\

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Thị Diệu Hiền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

FIG Liên đoàn Chuyên viên Đo đạc quốc tế

STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường

PGS. Phó Giáo sư

PTNMT Phòng Tài nguyên và Môi trường

Q. Quận

ThS. Thạc sĩ

TS. Tiến sĩ

TP Thành phố

UBND Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.....................................................5

7. Bố cục của đề tài .....................................................................................................5

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG

HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT............................................6

1.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................6

1.1.1. Hồ sơ địa chính .................................................................................................6

1.1.2. Người sử dụng đất...........................................................................................11

1.1.3. Quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất.........14

1.2. Sự cần thiết phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của

người sử dụng đất......................................................................................................17

1.3. Nội dung pháp luật về quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của người

sử dụng đất ................................................................................................................18

1.3.1. Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính..............................................................18

1.3.2. Cung cấp thông tin từ hồ sơ địa chính............................................................22

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................26

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT ĐẢM BẢO QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ ĐỊA

CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT................................................................27

2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng

đất..............................................................................................................................27

2.2. Đánh giá các điều kiện đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính

của người sử dụng đất ...............................................................................................30

2.2.1. Hệ thống chính sách pháp luật .......................................................................30

2.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý đất đai...................................................................41

2.2.3. Hồ sơ địa chính ...............................................................................................56

2.2.4. Hệ thống thông tin đất đai ...................................................................... 62

2.2.5. Ý thức của người sử dụng đất .........................................................................65

2.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong hồ

sơ địa chính của người sử dụng đất...........................................................................67

2.3.1. Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật ....................................................67

2.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý đất đai .........................................70

2.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai.....................................71

2.3.4. Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai ............73

2.3.5. Nâng cao ý thức, phát huy vai trò của người sử dụng đất trong việc đảm bảo

quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính.........................................................76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................78

KẾT LUẬN..............................................................................................................79

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất đai vừa là môi trường sống vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay

thế. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, đất đai

trở thành tài sản có giá trị lớn và được đưa vào đầu tư kinh doanh. Theo đó, thông tin

đất đai được lưu trữ trong hồ sơ địa chính sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều

chủ thể liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng đất và bảo vệ chủ quyền của mình.

Ngoài ra, thông tin đất đai rõ ràng và chính xác là điều kiện đầu tiên đảm bảo an toàn

pháp lý trong giao dịch và sự minh bạch của thị trường bất động sản, từ đó góp phần

thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và ổn định xã hội. Vì vậy, việc đảm bảo quyền

tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất là một vấn đề hết sức

quan trọng, không chỉ có ý nghĩa với người sử dụng đất, mà còn có ý nghĩa cho toàn xã

hội. Đặc biệt, với mục tiêu xây dựng nhà nước dân chủ, pháp trị thì việc ghi nhận và

bảo đảm tất cả các quyền của con người, trong đó có quyền tiếp cận thông tin đất đai

trở nên cực kỳ quan trọng, nó là cơ sở để người dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của

mình.

Tuy nhiên, hiện nay quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính chưa được

quy định cụ thể và tập trung trong một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất. Do đó,

việc triển khai thực hiện tại mỗi địa phương mỗi khác. Ngoài ra, vì nhiều nguyên nhân

khác, như những hạn chế của hồ sơ địa chính, của cán bộ, cơ quan quản lý thông tin đất

đai,…v.v dẫn đến việc tiếp cận, khai thác và sử dụng các thông tin trong hồ sơ địa

chính của người sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, mặc dù từ năm 1994, nhà

nước ta đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng hồ sơ địa chính, nhưng chủ yếu vẫn chỉ

nhằm mục đích quản lý nhà nước về đất đai. Từ sau Thông tư 09/2007/TT-BTNMT

ngày 02 tháng 08 năm 20007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập,

chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, vấn đề tiếp cận thông tin đất đai của người sử dụng

đất đã được chú trọng hơn trước, nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều hạn chế cần

phải khắc phục.

Vì những lẽ trên, vấn đề “Quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của

người sử dụng đất” là một đề tài mang tính cấp thiết, đòi hỏi cần có một nghiên cứu

2

nghiêm túc và cụ thể. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Quyền tiếp cận thông tin trong

hồ sơ địa chính của ngƣời sử dụng đất” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

“Quyền tiếp cận thông tin” nói chung là một đề tài không quá mới mẻ. Vấn đề

này đã được thảo luận nhiều lần tại các buổi tọa đàm, hội thảo như Hội thảo Quốc tế về

Quyền tiếp cận thông tin: thực tiễn ở Việt Nam, Đan Mạch và quốc tế do Viện nghiên

cứu Quyền con người (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)

và Viện Nhân quyền Đan Mạch phối hợp tổ chức ngày 05 tháng 10 năm 2006 tại Hà

Nội, Hội thảo Quốc tế về xây dựng Luật Tiếp cận thông tin tại Việt Nam vào tháng 05

năm 2009, Hội thảo về lấy ý kiến xây dựng Luật Tiếp cận thông tin: bảo vệ quyền được

thông tin của công dân vào tháng 07 năm 2009 và Hội thảo Quốc tế: “Luật Tiếp cận

thông tin - kinh nghiệm một số nước trên thế giới” được tổ chức tại Nha Trang vào

tháng 08 năm 2009.

Ngoài ra, cũng có nhiều Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn, Luận án liên quan như:

“Quyền được thông tin của công dân - những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Khóa luận

tốt nghiệp năm 2011 của Nguyễn Thị Thanh Thúy), “Quyền được thông tin của công

dân trong hoạt động quản lý nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Khóa luận

tốt nghiệp của Đào Thị Phương Mai năm 2012), “Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin

của công dân trong quản lý nhà nước” (Luận văn Thạc sĩ năm 2012 của Vũ Thị Tố

Chinh) và gần đây nhất là Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2014 “Quyền được thông tin

của công dân ở Việt Nam hiện nay” của TS. Thái Thị Tuyết Dung.

Nhiều công trình nghiên cứu khác trong các tạp chí khoa học chuyên ngành,

sách chuyên khảo cũng khá phong phú, có thể kể đến là “Quyền tiếp cận thông tin:

Quy định quốc tế và đặc điểm chung của luật một số nước” (Tường Duy Kiên - Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp số 30-31 tháng 1/2008); các bài viết đăng trên tạp chí Nghiên

cứu Lập pháp số 17 tháng 9/2009 “Quyền tiếp cận thông tin - điều kiện thực hiện các

quyền con người và quyền công dân”- PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, “Thực trạng quyền

tiếp cận thông tin ở Việt Nam”- ThS. Dương Thị Bình, “Thông tin được tiếp cận và nội

hàm của quyền tiếp cận thông tin”- Chu Thị Thái Hà; bài viết đăng trên Tạp chí Khoa

học Pháp lý số 01(74)/2013 của TS. Phan Huy Hồng “Quyền và bảo đảm quyền tiếp

3

cận thông tin trong luật quốc tế, luật nước ngoài và luật Việt Nam”; các bài viết của Lê

Thị Hồng Nhung “Tiếp cận quyền tiếp cận thông tin dưới gốc độ quyền con người”-

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5 (190)/2011, “Quyền tiếp cận thông tin từ gốc độ xã

hội quyền con người”- Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24 (209)/2011, “Khái niệm

bảo đảm pháp lý quyền tiếp cận thông tin”- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4

(312)/2014; bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 (59)/2010 “Quá trình

phát triển của quyền tiếp cận thông tin” và sách chuyên khảo năm 2011 “Quyền tiếp

cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia” của ThS. Thái Thị

Tuyết Dung.

Những nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quý giá để tác giả có cái nhìn tổng

quan về lý luận và thực tiễn của quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, tất cả các công

trình này cũng chỉ là những nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin nói chung, chứ

không phân tích trong một lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực đất đai.

Do đó, đề tài mà tác giả lựa chọn “Quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa

chính của người sử dụng đất” là một đề tài tương đối mới, không có nhiều công trình

nghiên cứu chuyên sâu.

Từ năm 2009 chỉ có một số công trình rải rác như bài viết đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp số 17 (154)/2009 của Nguyễn Thị Thu Vân “Cơ chế đảm bảo

quyền tiếp cận thông tin đất đai”; Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Hồng Nhung năm 2010

“Bảo đảm pháp lý về quyền được thông tin của công dân trong quản lý nhà nước về đất

đai”. Từ sau năm 2010, liên quan đến “thông tin đất đai”, TS. Đặng Anh Quân là người

có nhiều nghiên cứu nổi bật. Cụ thể là Luận án Tiến sĩ “Hệ thống đăng ký đất đai theo

pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển” năm 2011 và bài viết cùng với ThS. Võ

Trung Tín “Về hệ thống thông tin đất đai, một vài góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa

đổi”, được đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý năm 2013, số đặc san 01. Các tài liệu

này có đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống thông tin đất đai, là một trong những điều

kiện đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai. Ngoài ra, năm 2013, TS. Đặng Anh

Quân tiếp tục có bài viết ngắn được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6

(302) “Tiếp cận thông tin đất đai trong hồ sơ địa chính” khái quát chung nhất về hồ sơ

địa chính và tiếp cận thông tin đất đai. Luận án và các bài viết này được viết trên cơ sở

các quy định pháp luật đất đai cũ trước Luật Đất đai năm 2013. Do đó, đây là một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!