Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền của người khiếu nại hành chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ TẤN ĐÀO
QUYỀN CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 NĂM 2017
VÕ T
ẤN ĐÀO CHUYÊN NGÀNH LU
ẬT HI
ẾN PHÁP VÀ LU
ẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 23
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUYỀN CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thương Huyền
Học viên: Võ Tấn Đào, lớp CHLHC, khóa 23
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Quyền của người khiếu nại hành chính” là công trình do chính tác
giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Thị Thương Huyền. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn hoàn toàn
khách quan và trung thực. Những nội dung, ý tưởng, quan điểm khoa học của một
số tác giả khác được tham khảo, trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.
Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn.
Tác giả
Võ Tấn Đào
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Viết tắt
1 Hội đồng nhân dân HĐND
2 Hành vi hành chính HVHC
3
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998
(sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005)
Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
4 Quyết định giải quyết khiếu nại QĐGQKN
5 Quyết định hành chính QĐHC
6 Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức QĐKLCBCC
7 Ủy ban nhân dân UBND
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................01
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH......................................................................................05
1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền của người khiếu nại hành chính .....................05
1.1.1. Khái niệm quyền của người khiếu nại hành chính...................................05
1.1.2. Đặc điểm quyền của người khiếu nại hành chính....................................09
1.2. Ý nghĩa quyền của người khiếu nại hành chính ...........................................12
1.2.1. Đối với người khiếu nại hành chính.........................................................12
1.2.2. Đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính.................................15
1.2.3. Đối với hoạt động quản lý nhà nước .......................................................17
1.3. Quy định của pháp luật về quyền của người khiếu nại hành chính ...........20
1.3.1. Quyền khiếu nại .......................................................................................20
1.3.2. Các quyền khác phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại..............25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ QUYỀN
CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH.............................................................40
2.1. Thực trạng thực hiện quyền của người khiếu nại hành chính ....................40
2.1.1. Thực trạng thực hiện quyền khiếu nại .....................................................40
2.1.2. Thực trạng thực hiện các quyền khác phát sinh trong quá trình giải
quyết khiếu nại ...................................................................................................48
2.2. Kiến nghị hoàn thiện về quyền của người khiếu nại hành chính................59
2.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật khiếu nại về quyền của người
khiếu nại hành chính ..........................................................................................59
2.2.2. Một số giải pháp khác..............................................................................72
KẾT LUẬN..................................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền khiếu nại được hiến định tại Điều 30 Hiến pháp 2013: “Mọi người có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” và cụ thể hoá tập trung trong
Luật Khiếu nại 2011. Đây được xem là công cụ pháp lý quan trọng giúp công dân,
cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước sự
tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức. Tuy nhiên, để việc bảo vệ trở nên hữu hiệu và khắc phục được yếu
tố bất bình đẳng vốn dĩ trong mối quan hệ giữa một bên là chủ thể quản lý với một
bên là đối tượng quản lý thì song song với việc thừa nhận quyền khiếu nại, pháp
luật còn phải đồng thời ghi nhận các quyền cụ thể của các chủ thể trên trong quá
trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Kể từ khi Luật Khiếu nại 2011 được ban hành và có hiệu lực, nhiều nội dung
về quyền của người khiếu nại hành chính được quy định mới, sửa đổi, bổ sung như
quyền được ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp; quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp
pháp tham gia đối thoại; quyền được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các
biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định
hành chính bị khiếu nại… Từ những đổi thay quan trọng này, Luật Khiếu nại 2011
đã tạo nên hành lang pháp lý thông thoáng giúp nâng cao khả năng thực thi quyền
của người khiếu nại hành chính và là điểm nhấn tích cực góp phần đưa hoạt động
khiếu nại, giải quyết khiếu nại đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài
thực thi, quy định của pháp luật về quyền của người khiếu nại hành chính đã bộc lộ
những điểm bất cập, hạn chế, thiếu sự rõ ràng, thống nhất và chưa được thể hiện đầy
đủ như quyền tự mình khiếu nại, quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người
đại diện hợp pháp tham gia đối thoại, quyền khiếu nại lần hai, quyền rút khiếu nại…
trong khi các văn bản hướng dẫn lại chưa giải thích rõ ràng và cụ thể. Điều này một
mặt gây nên những khó khăn nhất định cho người khiếu nại hành chính trong quá
trình thực thi các quyền cụ thể, mặt khác còn ảnh hưởng đến khả năng khôi phục
quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Xa hơn nữa, đây còn có thể là hệ quả làm
suy giảm niềm tin của người khiếu nại hành chính nói riêng và các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong xã hội nói chung vào chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
2
nước khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được tôn trọng và bảo vệ một
cách cần thiết. Vì lẽ đó, nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể trong xã hội, khả năng thực thi các quyền cụ thể của người khiếu nại
hành chính trong toàn bộ tiến trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại… thì nhu cầu
cần có một công trình nghiên cứu phân tích cụ thể từng vấn đề và các khía cạnh liên
quan đến quyền của người khiếu nại hành chính được đặt ra.
Chính vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài Quyền của người khiếu nại hành
chính làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả, cho đến hiện tại, các công trình nghiên cứu chuyên
sâu và đề cập trực tiếp đến nội dung về quyền của người khiếu nại hành chính
chiếm số lượng rất ít. Hiện nay có một số công trình có liên quan như: “Thực hiện
khiếu nại và người đại diện thực hiện khiếu nại trong khiếu nại hành chính” của
Nguyễn Ngọc Bích, tạp chí Luật học năm 2005; “Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với
người khiếu nại, người bị khiếu nại – hoạt động có ý nghĩa bảo đảm quyền khiếu
nại của công dân” của Bùi Thị Đào, tạp chí Luật học năm 2009; “Những bảo đảm
pháp lý đối với quyền khiếu nại của công dân” của Nguyễn Thị Thủy, tạp chí Dân
chủ & Pháp luật năm 2009; “Bàn về việc đối thoại trong quy trình giải quyết khiếu
nại” của Phạm Thị Phượng, tạp chí Dân chủ & Pháp luật năm 2013; “Quyền khiếu
nại hành chính của người chưa thành niên” của Nguyễn Tiểu Long, luận văn thạc
sỹ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2012; “Quyền khiếu nại hành chính
của công dân ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thủy, luận án tiến sỹ Trường
Đại học Luật Hà Nội năm 2009; “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc
cải cách hành chính ở Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng, luận án tiến sỹ Học viện
hành chính quốc gia năm 2015… Song, các công trình nói trên chỉ đề cập đến một
hoặc một số khía cạnh pháp lý về quyền của người khiếu nại hành chính mà chưa
nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể, đồng bộ và toàn diện về các quyền của người
khiếu nại hành chính xét trên phương diện lý luận cũng như pháp lý và thực tiễn.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu và giá trị mà các công trình này đạt được, luận văn
sẽ tiếp thu và tiếp tục phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện về những
vấn đề liên quan đến quyền của người khiếu nại hành chính.
Cho đến hiện tại, bài viết “Quyền của người khiếu nại theo Luật Khiếu nại
năm 2011” của các tác giả Lê Việt Sơn - Võ Tấn Đào trên tạp chí Nhà nước và Pháp
3
luật số 05 năm 2017 được xem là có liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài. Song,
dưới phạm vi một bài báo khoa học, bài viết chưa làm rõ được một cách toàn diện
những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền của người khiếu nại hành chính cũng như
thực trạng và các giải pháp hoàn thiện. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu trong
công trình sẽ được luận văn kế thừa và tiếp tục phát triển, mở rộng để nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện hơn nữa về quyền của người khiếu nại hành chính.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến các mục tiêu sau đây:
- Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến quyền
của người khiếu nại hành chính.
- Đánh giá thực trạng thực hiện quyền của người khiếu nại hành chính.
- Đưa ra giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp khác góp
phần thúc đẩy khả năng và hiệu quả thực hiện quyền của người khiếu nại hành
chính.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người khiếu
nại hành chính, thực trạng thực hiện quyền của người khiếu nại hành chính. Từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về quyền của người khiếu nại hành chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận, pháp
lý về quyền của người khiếu nại hành chính, thực trạng thực hiện quyền của người
khiếu nại hành chính. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
khiếu nại và kiến nghị một số giải pháp khác góp phần thúc đẩy khả năng và hiệu
quả thực hiện quyền của người khiếu nại hành chính.
Luận văn không đi sâu phân tích việc thực hiện quyền của người khiếu nại
hành chính trên thực tiễn mà tập trung đánh giá bất cập của pháp luật và thực tiễn
thực hiện pháp luật về quyền của người khiếu nại hành chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về một khung pháp lý bảo đảm
khả năng thực thi tổng thể quyền của người khiếu nại hành chính trong quá trình
4
khiếu nại và giải quyết khiếu nại, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể trong xã hội dưới sự tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là:
Chương 1: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh, so
sánh nhằm làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về quyền của người khiếu nại hành chính.
Chương 2: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, chứng
minh nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện về mặt pháp
lý cũng như thực tiễn về quyền của người khiếu nại hành chính.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về
quyền của người khiếu nại hành chính. Thông qua việc nghiên cứu, công trình làm
rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người khiếu nại hành chính; đánh
giá thực trạng thực hiện quyền của người khiếu nại hành chính nhằm tạo cơ sở cho
những kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật khiếu nại về quyền của người
khiếu nại hành chính và các giải pháp khác nhằm thúc đẩy khả năng và hiệu quả
thực hiện quyền của người khiếu nại hành chính.
Ngoài ra, thông qua những kiến thức khoa học được trình bày trong công
trình nghiên cứu, phần nào giúp các sinh viên luật, nhà khoa học phục vụ trong
công tác nghiên cứu chuyên sâu về quyền của người khiếu nại hành chính. Những
người thực thi pháp luật như luật sư, trợ giúp viên pháp lý… hay các công dân trong
xã hội hiểu rõ hơn quy định về quyền của người khiếu nại hành chính.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của
luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền của người khiếu nại hành chính.
Chương 2: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện về quyền của người khiếu nại
hành chính.