Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy Hoạch Phát Triển Sản Xuất Lâm Nghiệp Cho Xã Thanh Hải Huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang Giai Đoạn Năm 2018 2025
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Để tổng kết kiến thức đã học đƣợc tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam và để kết thúc chƣơng trình học của khóa 2014 – 2018. Đƣợc sự đồng ý
của nhà trƣờng, Khoa Lâm học và Bộ môn Điều tra và Quy hoạch rừng, tôi
tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp với đề tài: “Quy hoạch phát triển sản
xuất Lâm nghiệp cho xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
giai đoạn năm 2018 - 2025”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo và các bạn học Trƣờng Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam, đến nay bản khóa luận của tôi đã hoàn thành.
Nhân đây, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô ThS. Hoàng Thị Thu Trang
và thầy ThS. Vi Việt Đức, thầy cô đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ để bài
khóa luận đƣợc hoàn chỉnh.
Qua đây, cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ đang công
tác tại UBND xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và hạt Kiểm
Lâm huyện Lục Ngạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi, giúp tôi có đƣợc
số liệu để hoàn thành khóa luận trong suốt thời gian làm việc ở địa bàn.
Mặc dù đã cố gắng song do đây là lần đầu làm quen với công tác
nghiên cứu cộng với hiểu biết còn hạn chế nên bài khóa luận còn nhiều thiếu
sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp để bài khóa luận này đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Phạm Thị Hồng
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1.Trên thế giới. ............................................................................................... 3
1.1.1.Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp. .............................................................. 3
1.1.2.Điều chỉnh sản lƣợng rừng....................................................................... 6
1.2.Trong nƣớc.................................................................................................. 9
1.2.1.Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp. .............................................................. 9
1.2.2.Điều chỉnh sản lƣợng rừng..................................................................... 11
1.3.Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nƣớc liên quan đến quy hoạch
phát triển sản xuất lâm nghiệp. ....................................................................... 13
1.4.Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp............................................. 14
CHƢƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 16
2.2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu. ........................................... 16
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 16
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................. 16
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 16
2.3.1. Điều tra, phân tích những điều kiện cơ bản của xã Thanh Hải, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................................... 16
2.3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Thanh Hải, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 17
2.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 18
iii
CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 21
3.1. Điều kiện cơ bản của xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.. 21
3.1.1. Điều kiện sản xuất lâm nghiệp.............................................................. 21
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng. ..................................... 27
3.1.3. Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát
triển sản xuất lâm nghiệp. ............................................................................... 31
3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Thanh Hải, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 33
3.2.1. Những căn cứ lập phƣơng án phát triển sản xuất lâm nghiệp............... 33
3.2.2. Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp...... 34
3.2.3. Quy hoạch, phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên rừng trên cơ
sở sơ bộ điều chỉnh sản lƣợng rừng trồng sản xuất theo cấp tuổi dựa vào diện
tích................................................................................................................... 36
3.2.4. Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp..................... 44
3.2.5. Ƣớc tính vốn đầu tƣ và hiệu quả kinh tế cho phƣơng án quy hoạch. ... 52
3.2.5.2. Ƣớc tính hiệu quả của phƣơng án quy hoạch .................................... 53
3.2.6. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện. .................................................... 55
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ......................... 59
4.1. Kết luận. ................................................................................................... 59
4.2. Tồn tại. ..................................................................................................... 60
4.3. Khuyến nghị. ............................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Giải nghĩa
1 BTXH Bảo trợ xã hội
2 CCR Chứng chỉ rừng
3 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
4 FAO Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực liên hợp quốc
5 FSC Hội đồng quản lý rừng
6 KHKT Khoa học kỹ thuật
7 NCT Ngƣời cao tuối
8 NGO Tổ chức phi chính phủ
9 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10 NTM Nông thôn mới
11 NWG Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR
12 PAM
Rừng trồng bằng nguồn vốn của chƣơng trình lƣơng thực
thế giới
13 PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân
14 QLRBV Quản lý rừng bền vững
15 TB1 Trƣờng bắn quốc gia khu vực 1
16 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
17 UBND Ủy ban nhân dân
18 Vietgap
Vietnamese Good Agricultural Practice, là quy trình sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Hải năm 2017............................. 28
Biểu 3.2: Thống kê diện tích và trữ lƣợng rừng xã Thanh Hải năm 2017...... 30
Biểu 3.3: Quy hoạch sử dụng đất đai cho xã Thanh Hải giai đoạn 2018-2025
......................................................................................................................... 37
Biểu 3.4: Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai xã Thanh Hải giai đoạn 2018 –
2025................................................................................................................. 39
Biểu 3.5: Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho xã Thanh Hải giai
đoạn 2018 – 2025 ............................................................................................ 40
Biểu 3.6: Kế hoạch điều chỉnh sản lƣợng rừng Keo lai trong 1 chu kì kinh
doanh ............................................................................................................... 42
Biểu 3.7: Thuyết minh kế hoạch điều chỉnh sản lƣợng rừng Keo lai theo cấp
tuổi dựa vào diện tích...................................................................................... 43
Biểu 3.8: Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 - 2025 .................... 44
Biểu 3.9: Tiến độ trồng rừng, chăm sóc rừng trồng mới của xã Thanh Hải giai
đoạn 2018 – 2025 ............................................................................................ 45
Biểu 3.10: Tổng hợp chi phí trồng, chăm sóc 1ha rừng Keo lai..................... 45
Biểu 3.11: Tổng hợp chi phí trồng, chăm sóc rừng trồng Keo lai giai đoạn
2018 -2025....................................................................................................... 46
Biểu 3.12. Chi phí bảo vệ 1ha rừng ................................................................ 47
Biểu 3.13: Tiến độ và vốn đầu tƣ cho bảo vệ rừng trồng sản xuất giai đoạn
2018-2025........................................................................................................ 48
Biểu 3.14: Tiến độ thực hiện khai thác rừng................................................... 49
Bảng 3.15: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận khai thác 1m3
rừng trồng.............. 50
Biểu 3.16. Tiến độ, vốn đầu tƣ và lợi nhuận cho biện pháp khai thác rừng
trồng giai đoạn 2018-2025 .............................................................................. 51
Biểu 3.17: Tổng hợp vốn đầu tƣ và lợi nhuận cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh rừng giai đoạn 2018-2025 .................................................................... 52
Biểu 3.18: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây Keo lai ................. 54
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình phát triển đi lên của đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa có sự đóng góp không nhỏ của phát triển kinh tế xã
hội các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi hiện nay.
Nói đến miền núi là nói đến sản xuất lâm nghiệp, sự phát triển nhìn chung
thấp hơn các vùng khác. Do nhiều các nguyên nhân khác nhau mà việc phát
triển kinh tế, xã hội ở nông thôn còn thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật sản xuất
còn lạc hậu, phƣơng thức quản lý còn lỏng lẻo, công tác quản lý còn nhiều bất
cập, thiếu chi tiết cụ thể. Dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng ngày càng bị suy
thoái cạn kiệt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, số chất lƣợng rừng tăng lên không
đáng kể, thậm chí có xu hƣớng giảm dần. Các sản phẩm thu đƣợc từ rừng
không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho đời sống ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời
dân sống dựa vào rừng, đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân không đƣợc
cải thiện.
Xã Thanh Hải là xã miền núi của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cơ sở
hạ tầng, đƣờng giao thông đi lại phức tạp khó khăn, dân trí vẫn còn thấp, khả
năng áp dụng công nghệ trong sản xuất chƣa cao. Do vậy việc phát triển kinh
tế và văn hóa xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Ngƣời dân trong xã làm ăn, sinh
sống chủ yếu bằng việc phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn
quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với ngành lâm nghiệp đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế lâm nghiệp
cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, để quy hoạch phát triển sản xuất
lâm nghiệp cụ thể cho cấp xã hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn cần đƣợc
tiếp tục nghiên cứu để đi đến hình thành cơ sở lý luận và áp dụng vào thực
tiễn của công tác này hoàn thiện hơn. Trong những năm qua, công tác quy
hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng đã đƣợc thực
hiện ở hầu hết các địa phƣơng ở nƣớc ta, nhƣng bên cạnh đó còn nhiều tồn tại
nhất định. Việc đánh giá hiện trạng chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của ngƣời
dân, chƣa đƣa ra cho ngƣời dân thấy đƣợc những tính năng có lợi từ rừng và
đất rừng, mục tiêu và nội dung phƣơng pháp của những phƣơng án quy hoạch
trƣớc đầy còn nhiều thiếu sót nhƣ: chƣa giải quyết thoải đáng đƣợc nhu cầu
và nguyện vọng của ngƣời dân cũng nhƣ cộng đồng nơi đây. Vai trò chủ đạo
của các phƣơng án quy hoạch còn nhiều hạn chế.
2
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, để góp phần vào công tác bảo vệ và
phát triển rừng biền vững, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch phát
triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2018 - 2025”. Nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu một số
cơ sở khoa học của công tác quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hƣớng ổn định, bền vững và lâu dài
cho xã, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân cũng nhƣ nâng cao đời sống và
kinh tế cho ngƣời dân trên địa bàn xã.
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cùng với sự phát triển của loài ngƣời, phát triển của các ngành kinh tế
xã hội, sản xuất lâm nghiệp đã có vai trò và tầm quan trọng rất lớn đối với đời
sống của con ngƣời. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất lâm nghiệp đã có
rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện trên khắp các Châu lục, tại nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu về quy hoạch
phát triển sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh sản lƣợng
rừng. Những nghiên cứu này mặc dù đã đƣợc thực hiện trên nhiều khía cạnh,
đối tƣợng khác nhau song đến thời điểm này thì tất cả các công trình nghiên
cứu đều hƣớng tới mục đích chính là phát triển lâm nghiệp, quản lý sử dụng
đất đai một cách hiệu quả, bảo vệ và khai thác rừng ổn định và bền vững.
1.1. Trên thế giới.
1.1.1. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp.
Trên thế giới, đầu thế kỷ XVIII, những nguyên tắc đơn giản nhất của
kinh doanh tổ chức rừng bắt đầu đƣợc áp dụng để thu đƣợc sản phẩm gỗ đều
đặn.
Trong suốt hai thế kỷ XVIII và XIX ngành khoa học này dần từng bƣớc
bổ xung các cơ sở lý luận, hoàn thiện các giải pháp tổ chức tối ƣu trong kinh
doanh rừng. Phát triển mạnh nhất của ngành khoa học này là ở châu Âu nhƣ ở
Đức và Áo. Tên gọi của ngành khoa học này cũng luôn đƣợc thay đổi do quan
niệm và nhận thức trong từng giai đoạn khác nhau về đặc điểm sinh học, về
định hƣớng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh khác nhau.
Tại Châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch giữ vai
trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng đƣợc xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm
1946, Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với
tên “phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”
Tuy nhiên trƣớc những năm 70 của thế kỷ XX, quan niệm về Quy
hoạch cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận và mục tiêu sản xuất gỗ là
chính. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực sản
xuất gỗ và việc tổ chức rừng trong quy hoạch và điều chế nhằm mục tiêu sản
xuất liên tục gỗ.