Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN ĐẠI MINH
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƢỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011 ÷ 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS Phạm Hồng Quang
Thái Nguyên, năm 2012
2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài:
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới GD-ĐT nói chung
và phát triển giáo dục nghề nghiệp nói riêng xuất phát từ nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ phát triển KT-XH của đất nước. Với nước ta hiện nay, nguồn
nhân lực đang có những bất hợp lý về cơ cấu trình độ như tình trạng thừa lao động
phổ thông nhưng thiếu lao động có kỹ thuật, có tay nghề và hiện tượng thừa “thầy”
thiếu “thợ”. Tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp quá cao so với các khu vực công
nghiệp và dịch vụ trong khi sự nghiệp CNH-HĐH đang rất cần một số lượng lớn
nguồn nhân lực là lao động đã qua đào tạo làm việc ở các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Giải quyết vấn đề này là một nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết vừa lâu
dài đối với giáo dục nghề nghiệp. Các trường và cơ sở dạy nghề đang từng bước
đóng góp tích cực vào nhiệm vụ này và sẽ phải phát triển vượt bậc hơn nữa cả về
loại hình, quy mô, chất lượng... mới có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
của xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:
- “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân
lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề
việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an
sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với
biến đổi khí hậu”;
3
- “...Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế, việc
làm, dạy nghề và giảm nghèo…”;
- “…Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước…”.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá XI còn nhấn mạnh: “Sớm
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực...; tập trung chuyển từ đào tạo chiều rộng sang chiều sâu, quan tâm đặc biệt đến
đào tạo nghề... Huy động các nguồn lực xã hội cho công tác giảm nghèo, có giải pháp
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.”
Giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo có thêm một yêu cầu mới mang
tính đặc thù đối với giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực trước yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Yêu cầu đối với giáo dục nghề nghiệp khắt khe hơn để
đáp ứng cho một nền kinh tế mang tính quốc tế hoá và đa văn hoá; đồng thời giáo
dục nghề nghiệp cũng đứng trước một môi trường mới mà ở đó có sự cạnh tranh
gay gắt nhưng hết sức bình đẳng giữa các trường, cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành
phần kinh tế cả trong lẫn ngoài nước.
Năng lực hiện tại của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên còn hạn
chế. Một trong các nguyên nhân là việc xây dựng kế hoạch chiến lược chưa được
quan tâm, trong khi các nhiệm vụ phải bắt đầu từ quy hoạch kế hoạch với tầm nhìn
sâu rộng mới có thể huy động mọi nguồn lực, dẫn dắt tổ chức đứng vững và phát
triển.
Trong những năm qua, Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên đã dạy
nghề và tạo việc làm mới sau đào tạo đạt gần 90% so với số lượng học viên được đào
tạo nghề, bước đầu đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, học viên lựa chọn đề tài
nghiên cứu:
4
“Quy hoạch phát triển Trƣờng Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên giai
đoạn 2011 ÷ 2020”
1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Ở nước ta trên cơ sở nghiên cứu lý luận và trước đòi hỏi của thực tiễn GDĐT, việc lập kế hoạch chiến lược của các trường đại học và cao đẳng là yêu cầu
bắt buộc. Đối với các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đào tạo.
Có thể kể đến của công trình nghiên cứu của Thạc sỹ Nguyễn Khắc Hiển về
“Chiến lược phát triển đào tạo của Trường đào tạo nghề cơ giới và xây dựng đến
năm 2010”, của Thạc sỹ Trần Ngọc Trình về “Trường trung học kỹ thuật và
nghiệp vụ Nam Sài Gòn đến năm 2010” và một số công trình nghiên cứu khác...
Trên các lĩnh vực của nền KT-XH nước ta, công tác lập quy hoạch và quy
hoạch phát triển đã có nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu về quy hoạch phát triển cho
một trường trung cấp nghề của địa phương một tỉnh còn ít được quan tâm. Nguyên
nhân chủ yếu là hệ thống các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đều mới được
chuyển đổi, nâng cấp hoặc thành lập mới theo Luật Giáo dục 2005 và Luật Dạy
nghề 2006 nên vấn đề định hướng hoạt động cho hệ thống này đang còn là vấn đề
mới. Trường Trung cấp Nam Thái Nguyên là trường đào tạo nghề đầu tiên của tỉnh
Thái Nguyên với những đặc điểm và điều kiện hoạt động khá đặc thù nên chưa có
điều kiện nghiên cứu. Do đó việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để quy hoạch phát
triển cho nhà trường là đề tài có ý nghĩa thực tiễn, quan trọng và rất cần thiết.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên
giai đoạn 2011 ÷ 2020, tạo tiền đề chiến lược phát triển nhà trường, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Thái Nguyên.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý trường trung cấp nghề
5
dựa trên các lĩnh vực hoạt động chủ chốt của Trường Trung cấp nghề Nam Thái
Nguyên (về quy hoạch phát triển đào tạo nghề, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở
vật chất và hạ tầng kỹ thuật, v .v...).
3.2 Đối tƣợng khảo sát:
Hệ thống các yếu tố lý luận và thực tiễn của chiến lược đào tạo nghề thông
qua các biện pháp xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường giai đoạn
2011 ÷ 2020.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung giới hạn gồm: quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề trong 10
năm tới, trên các lĩnh vực hoạt động chủ chốt của nhà trường là: quy hoạch phát
triển đào tạo nghề, phát triển các nghề trọng điểm, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ
sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn tài chính, phát triển tổ chức - quản
lý và kiểm định chất lượng dạy nghề, ...
Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết được xác định trong từng giai đoạn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quy hoạch phát triển nói
chung và quy hoạch phát triển đối với cơ sở đào tạo nghề nói riêng.
- Khảo sát thực tiễn phát triển của Trường TCN Nam Thái Nguyên, từ đó xác
định các nội dung quy hoạch phát triển cho nhà trường đến năm 2020.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn trong quy hoạch phát triển đối với
Trường TCN Nam Thái Nguyên là phù hợp khách quan, sẽ có kết quả sau:
- Mang tính khả thi các nội dung được đề cập ở phạm vi nghiên cứu;
- Tạo sự chủ động trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đối với nhà
trường. Qua đó từng bước hoàn thiện các mục tiêu đề ra; không ngừng nâng cao
chất lượng dạy nghề, phục vụ tốt nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của khu vực
phía nam tỉnh Thái Nguyên (đặc biệt trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp-dịch vụ đối với huyện Phổ Yên trở thành thị xã
6
công nghiệp vào năm 2015).
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp lí thuyết, tổng kết kinh
nghiệm giáo dục – đào tạo;
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát về giáo dục – đào tạo
nghề, thống kê về tài liệu và các sản phẩm của hoạt động dạy nghề; phân tích và
tổng hợp, phân loại hệ thống lý thuyết và thực hành nghề, ...
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: luận văn gồm:
+ Phần mở đầu;
+ Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển đối với cơ sở đào tạo;
Chương 2: Kết quả khảo sát ở Trường TCN Nam Thái Nguyên;
Chương 3: Quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên
giai đoạn 2011 ÷ 2020.
+ Kết luận và khuyến nghị.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÀO TẠO
7
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Kế hoạch và quy hoạch:
- Kế hoạch: Trong kinh tế học đã định nghĩa kế hoạch là bản thiết kế bước đi
cho hoạt động tương lai, để đạt được mục tiêu đã định thông qua việc sử dụng các
nguồn lực. Việc lập kế hoạch đã có lịch sử từ lâu và là một chức năng quan trọng
trong công tác quản lý cả ở tầm vĩ mô cũng như ở từng cơ sở. Giai đoạn phát triển
đầu tiên của việc lập kế hoạch là lập kế hoạch tài chính sơ đẳng. Ở giai đoạn này,
mối quan tâm đầu tiên là giải quyết các hạn hẹp về mặt tài chính thông qua việc
kiểm tra tác nghiệp chặt chẽ, lập phân bổ ngân sách hàng năm, tập trung chú ý đến
các chức năng hoạt động, tài chính v.v. Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng và
khoảng thời gian thực hiện kế hoạch, có thể chia kế hoạch thành các loại như sau:
+ Kế hoạch ngắn hạn: nhằm thực hiện một vài nhiệm vụ cụ thể, trong một
thời gian ngắn trước mắt;
+ Kế hoạch dài hạn: để thực hiện nhiệm vụ từ 2 ÷ 5 năm;
+ Kế hoạch tầm chiến lược: thực hiện nhiệm vụ từ 5÷20 năm.
- Quy hoạch: quy hoạch là kế hoạch được đặt ra với một tổ chức, có sự thống
nhất của cơ quan quản lý, thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Có nhiều loại quy hoạch, như: quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy
hoạch không gian - xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, quy hoạch phát triển nghề
nghiệp… Trải qua hoạt động thực tiễn, việc lập quy hoạch được thực hiện với từng
lĩnh vực cụ thể có thời gian thực hiện giới hạn, quy hoạch xây dựng với mỗi tổ
chức - đơn vị… sang quy hoạch mở rộng, quy hoạch chiến lược, dự đoán tương lai,
kiến tạo tương lai.
1.1.2 Quy hoạch phát triển:
“Quy hoạch phát triển là gì? Quy hoạch phát triển là một công cụ quản lý của
cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho sự phát triển theo mong muốn và mang lại
hiệu quả cao nhất cho tổ chức và nền kinh tế. Nó đứng sau các giai đoạn khác biệt
8
là: Phân tích tình hình cả bên trong và ban ngoài tổ chức, liên quan đến các công cụ
để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, các mối đe doạ và cơ hội (SWOT) mà tổ
chức phải đối mặt; Ưu tiên các vấn đề hoặc kết quả cơ bản; Phát triển các mục tiêu;
Phát triển các kế hoạch để giải quyết mục tiêu (gồm các chiến lược và hành động);
Phát triển hình ảnh không gian của tình hình và kế hoạch; Phát triển ngân sách để
đạt được các kế hoạch” (Khanya-aicdd. 2010 - Phát triển công nghiệp ở Châu Phi).
Quy hoạch phát triển giúp cho tổ chức xác định rõ hướng đi, xác định các ưu
tiên trong tổ chức trên cơ sở phân tích quy hoạch, quyết định hợp lý để đạt được
mục đích trong tương lai.
“Lập kế hoạch-quy hoạch chiến lược phát triển là hình thức hoạch định mới,
kết hợp nhiều yếu tố của cơ chế hoạch định trước đây. Việc lập quy hoạch phát
triển đặc biệt chú trọng vào tương lai, vào việc xác định không chỉ các mục tiêu mà
cả các chiến lược cần thiết để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở các nguồn lực
sẵn có” [1].
“Chiến lược có thể được định nghĩa như một bản kế hoạch tổng thể định ra
phương hướng dài hạn và phân bổ nguồn lực nhằm giúp nhà trường/tổ chức đạt tới
các mục tiêu đề ra” (Richard L.Daft, 1999). Thực tiễn ở Việt Nam thì “chiến lựơc”
thường đựơc hiểu như bản kế hoạch-quy hoạch phát triển. Khi nói xây dựng quy
hoạch chiến lược cũng có thể hiểu là xây dựng kế hoạch chiến lược. Theo từ điển
Wikipedia thì “Kế hoạch chiến lược - cần chỉ ra những nguồn lực nào phải đáp ứng
để thực hiện các hoạt động của một tổ chức trong tương lai nhằm hướng tới những
mục tiêu được tổ chức xác định.” (http://www.Wikipedia/strategicplan)
Lập kế hoạch-quy hoạch phát triển có tác dụng hỗ trợ cho nhà trường/tổ chức
thích ứng được với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, góp phần huy động
một cách hiệu quả các nguồn lực, xác định các lĩnh vực và lý do sử dụng các nguồn
lực cũng như các kết quả đạt được. Mọi tổ chức muốn tồn tại và phát triển trong
nền kinh tế thị trường đều cần phải xác định cho mình sứ mệnh, mục tiêu, bước đi
và lập kế hoạch–quy hoạch để thực hiện bước đi đó. Lập quy hoạch phát triển được
9
coi là: “Một hoạt động có tính hướng đích nhằm xác định một cách chính xác
chúng ta (tổ chức) muốn đến đâu và làm thế nào để đến đó” [13, Tr 114].
Trong các tài liệu, các tác giả đã nhấn mạnh tính quá trình và sự định hướng
vào đổi mới của lập quy hoạch phát triển. Lập quy hoạch phát triển không chỉ
hướng vào giải quyết các thách thức hiện tại mà còn dự báo các diễn biến có thể
xảy ra để lập kế hoạch-quy hoạch cho sự phát triển. Do vậy, lập quy hoạch phát
triển còn là lập kế hoạch cho sự thay đổi, cho quá trình có sự tham gia của nhiều
thành phần trong tổ chức.
“Quy hoạch chiến lược định nghĩa như sự phân tích có hệ thống về nhà
trường/tổ chức và môi trường của nó, qua đó đưa ra một tổ hợp các mục tiêu chiến
lược chủ chốt nhằm giúp cho nhà trường/tổ chức đạt đến tầm nhìn của mình trong
phạm vi các giá trị và tiềm năng nguồn lực sẵn có” [2, Tr 5].
“Lợi ích của kế hoạch-quy hoạch chiến lược phát triển là giúp cho một tổ
chức ý thức được những thay đổi ở môi trường bên ngoài và tạo điều kiện cho nó
đương đầu một cách có hiệu quả với những thay đổi đó; có ý thức về mục tiêu
chung; tạo điều kiện cho tổ chức đánh giá khả năng của chính mình và phối hợp
hoạt động để đạt được mục tiêu đó, tạo điều kiện để tổ chức đánh giá ý nghĩa của
đường lối hành động đã cam kết, tạo cơ hội lôi kéo mọi người trong tổ chức tham
gia vào xây dựng và triển khai những quyết định cho tương lai của tổ chức; xây
dựng những nền tảng cho việc ra quyết định. Quy hoạch phát triển còn nhằm nâng
cao kết quả hoạt động của tổ chức; xây dựng hoạt động chung của các tổ chức và
nhóm chuyên gia; cung cấp cho tổ chức một khung để đánh giá kết quả hoạt động
của mình, lôi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào các giai đoạn xây dựng và
thực thi kế hoạch.” [14, Tr 19].
1.1.3 Sứ mạng và tầm nhìn:
- Sứ mạng: “Một tuyên bố sứ mạng là một tuyên bố cam kết chính thức với
xã hội về những gì tổ chức đang nỗ lực đạt được. Đó là một tuyên bố về mục tiêu,
công việc, định hướng và phương pháp thực hiện của tổ chức có tác dụng như kim