Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quy định của pháp luật về cho vay hợp vốn tại các ngân hàng thương mại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ LUYỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY
HỢP VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ LUYỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY
HỢP VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số 60380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Vũ Nam
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs.Ts. Lê Vũ Nam. Nội dung Luận
văn do tác giả nghiên cứu một cách độc lập, không sao chép bất kỳ một luận án,
luận văn hay văn bản tương tự nào khác. Mọi sự tham khảo tài liệu của các tác giả
khác đều được tác giả ghi chú và trích dẫn đầy đủ. Các dữ liệu và thông tin trong
Luận văn này hoàn toàn trung thực.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên của mình.
TÁC GIẢ
Đặng Thị Luyện
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
HĐHV Hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn giữa các ngân hàng tham gia
cho vay
HĐTD Hợp đồng cho vay hợp vốn, hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn
giữa các ngân hàng tham gia cho vay với khách hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
SeAbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
TCTD Tổ chức tín dụng
VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Cho vay hợp vốn trực tiếp
Sơ đồ 2. Cho vay hợp vốn gián tiếp
Bảng 1.
Tổng hợp một số khoản cho vay hợp vốn của các ngân hàng trong
thời gian từ năm 2006 – 2014
Bảng 2.
Tổng dư nợ cấp tín dụng và dư nợ cấp tín dụng hợp vốn tại Ngân
hàng TMCP Á Châu (giai đoạn 2011 - 9/2014)
Bảng 3.
Tổng dư nợ cấp tín dụng và dư nợ cấp tín dụng hợp vốn tại Ngân
hàng TMCP An Bình (giai đoạn 2011 - 9/2014)
Bảng 4.
Tổng dư nợ cấp tín dụng và dư nợ cấp tín dụng hợp vốn tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam (giai đoạn 2008 - 2011)
Biểu đồ 1. Vai trò đầu mối cấp tín dụng hợp vốn ở Trung Quốc
Biểu đồ 2. Tín dụng hợp vốn ở Trung Quốc theo loại tiền
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY HỢP VỐN VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CHO VAY HỢP VỐN............................................................................6
1.1. Khái quát về cho vay hợp vốn...........................................................................6
1.1.1. Khái niệm cho vay hợp vốn........................................................................6
1.1.2. Đặc điểm của cho vay hợp vốn ..................................................................9
1.1.3. Các hình thức cho vay hợp vốn................................................................11
1.1.3.1. Cho vay hợp vốn trực tiếp (Direct Syndicated Loan) .................11
1.1.3.2. Cho vay hợp vốn gián tiếp (Indirect Syndicated Loan): .............12
1.1.4. Nguyên tắc cho vay hợp vốn ....................................................................13
1.1.5. Vai trò của cho vay hợp vốn.....................................................................15
1.1.5.1.Đối với ngân hàng thương mại.....................................................16
1.1.5.2. Đối với khách hàng .....................................................................18
1.1.5.3. Đối với nền kinh tế.......................................................................18
1.2. Pháp luật về cho vay hợp vốn .........................................................................19
1.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay hợp vốn ...19
1.2.2. Chủ thể tham gia quan hệ cho vay hợp vốn .............................................20
1.2.2.1. Bên cho vay hợp vốn....................................................................20
1.2.2.2. Bên đi vay:...................................................................................21
1.2.3. Nội dung pháp luật về cho vay hợp vốn...................................................21
1.2.3.1. Các trường hợp cho vay hợp vốn ................................................22
1.2.3.2. Các phương thức cho vay hợp vốn..............................................22
1.2.3.3. Hình thức pháp lý của cho vay hợp vốn ......................................22
1.2.3.4. Quy trình thực hiện cho vay hợp vốn ..........................................22
1.2.4. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển hoạt động cho vay hợp vốn
tại Việt Nam..............................................................................................24
1.2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động cho vay hợp vốn .........24
1.2.4.2.Tỷ lệ dư nợ tín dụng hợp vốn trong tổng dư nợ cấp tín dụng của
một số ngân hàng .........................................................................29
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về hoạt động cho vay hợp vốn.....................33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY HỢP
VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN ......................................................................................................................39
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về các trƣờng hợp cho vay hợp vốn và kiến
nghị hoàn thiện................................................................................................39
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về các trường hợp cho vay hợp vốn......39
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp cho vay hợp vốn... 44
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể, điều kiện tham gia quan hệ cho
vay hợp vốn và kiến nghị hoàn thiện ............................................................45
2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể, điều kiện tham gia quan hệ
cho vay hợp vốn.....................................................................................45
2.2.1.1. Bên hợp vốn (bên cho vay).......................................................45
2.2.1.2. Bên vay (khách hàng)...............................................................49
2.2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho vay hợp vốn ... 52
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể, điều kiện tham gia
quan hệ cho vay hợp vốn .......................................................................52
2.3. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức pháp lý của cho vay hợp vốn
và kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................55
2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức pháp lý của cho vay hợp vốn...55
2.3.1.1. Hợp đồng hợp vốn ....................................................................55
2.3.1.2. Hợp đồng tín dụng hợp vốn.......................................................57
2.3.1.3. Mối quan hệ giữa hợp đồng hợp vốn và hợp đồng tín dụng ....59
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức pháp lý của cho
vay hợp vốn............................................................................................62
2.4. Thực trạng quy định pháp luật về tài sản bảo đảm trong cho vay hợp vốn
và kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................64
2.4.1. Thực trạng pháp luật về tài sản bảo đảm trong cho vay hợp vốn ..........64
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tài sản bảo đảm trong cho
vay hợp vốn............................................................................................68
2.5. Thực trạng quy định pháp luật về việc giải ngân trong cho vay hợp vốn và
kiến nghị hoàn thiện .......................................................................................69
2.5.1. Thực trạng quy định pháp luật về giải ngân trong cho vay hợp vốn......69
2.5.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về giải ngân trong cho vay hợp vốn71
2.6. Thực trạng quy định pháp luật về lãi suất, phí trong cho vay hợp vốn và
kiến nghị hoàn thiện .......................................................................................72
2.6.1. Thực trạng quy định pháp luật về lãi suất, phí trong cho vay hợp vốn..72
2.6.1.1. Đối với lãi suất cho vay hợp vốn ..............................................72
2.6.1.2. Đối với các khoản phí trong cho vay hợp vốn..........................74
2.6.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất, phí trong cho vay
hợp vốn ..................................................................................................76
2.7. Thực trạng quy định pháp luật về thu hồi nợ trong cho vay hợp vốn và
kiến nghị hoàn thiện .......................................................................................76
2.7.1. Thực trạng quy định pháp luật về thu hồi nợ trong cho vay hợp vốn ....76
2.7.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi nợ trong cho vay hợp vốn79
KẾT LUẬN..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại được ví như trái tim của
nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh, hiệu quả là
tiền đề để các nguồn tài chính được luân chuyển, phân bổ, sử dụng hiệu quả, kích
thích sự tăng trưởng một cách bền vững. Lĩnh vực tài chính tiền tệ luôn là một trong
những lĩnh vực nhạy cảm đối với nền kinh tế, một mặt phản ánh những biến đổi
trong nền kinh tế, mặt khác những biến động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng có
tác động ngược trở lại đối với nền kinh tế. Với chức năng vốn có của mình, ngân
hàng thương mại đã trở thành một trong các kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền
kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. Trong số các hoạt động của ngân hàng thương
mại, hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro và cạnh tranh
gay gắt nhất. Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc các ngân hàng thương mại đơn
phương cho vay đối với một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của khách
hàng, mà nhiều ngân hàng thương mại còn có thể cùng tham gia cho vay đối với
một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng theo hình thức cho vay
hợp vốn. Tuy nhiên hiện nay, việc tài trợ vốn của các ngân hàng thương mại cũng
gặp không ít khó khăn do nguồn vốn có hạn hoặc do sự ràng buộc bởi các giới hạn
đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng (như giới hạn nguồn vốn huy động
và vốn cấp tín dụng, giới hạn tối đa của tổng mức cấp tín dụng đối với một khách
hàng, giới hạn các tỷ lệ đảm bảo an toàn). Đồng thời, với nhu cầu phân tán, chia sẻ
các rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng cũng như nâng cao uy tín, duy trì mối
quan hệ với khách hàng và mở rộng thị trường thì phương thức cho vay hợp vốn
được xem là một trong các giải pháp hữu hiệu mà các ngân hàng thương mại có thể
thực hiện và thúc đẩy hoạt động tín dụng của mình. Đặc biệt trong một nền kinh tế
mở cửa hội nhập toàn diện với quốc tế, thời cơ và thách thức luôn đi liền với nhau
thì vấn đề cho vay hợp vốn cũng có ý nghĩa sống còn đối với hệ thống ngân hàng
thương mại.
Mặc dù cho vay hợp vốn không phải là hình thức cấp tín dụng mới của tổ chức
tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng, nhưng hình thức cấp tín
dụng này chỉ thực sự được chú ý trong vài năm trở lại đây, chỉ thực sự phát huy
hiệu quả đối với một số ngân hàng thương mại có vốn lớn, có truyền thống tài trợ
cho các dự án lớn phục vụ cho mục tiêu đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội hoặc một
2
số dự án lớn có chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Do đó, trong thời gian qua, dư nợ
cho vay hợp vốn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng của các
ngân hàng thương mại. Vậy đâu là nguyên nhân gây cản trở sự phát triển hoạt động
cho vay hợp vốn tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua, giải pháp nào
cho sự phát triển cho vay hợp vốn tại tại các ngân hàng thương mại cũng như quy
định của pháp luật Việt Nam về cho vay hợp vốn như thế nào là những vấn đề cần
nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Để tìm lời giải đáp cho các câu hỏi nêu trên,
tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Quy định của pháp luật về cho vay hợp vốn tại các
ngân hàng thƣơng mại” với mong muốn làm rõ quy định của pháp luật hiện hành
cũng như thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về cho vay hợp vốn tại ngân hàng
thương mại; thông qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật về cho vay hợp vốn, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể, để từ đó các
ngân hàng thương mại có thể mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả, vai trò của loại
hình tín dụng này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, hình thức cho vay hợp vốn cũng hình thành và phát triển trong
một thời gian khá dài do xuất phát từ nhu cầu tài trợ cho các dự án lớn, các dự án
phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhưng hình thức cho
vay này chưa thực sự được các ngân hàng thương mại quan tâm cũng như chưa có
một công trình nghiên cứu bao quát, chuyên sâu về những vấn đề pháp lý của loại
hình tín dụng này. Trong thời gian qua, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu, bài
viết được các tác giả nghiên cứu, đề cập có liên quan đến cho vay hợp vốn ở các
trình độ khác nhau như: Luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, các bài viết trên các
tạp chí kinh tế, ngân hàng. Theo tìm hiểu của tác giả, các công trình nghiên cứu, bài
viết này tập trung vào hai góc độ chính. Thứ nhất, một số tác giả tập trung nghiên
cứu dước góc độ kinh tế, nghiệp vụ để thực hiện hoạt động cấp tín dụng hợp vốn tại
các tổ chức tín dụng; thứ hai, một số tác giả nghiên cứu về mặt pháp luật điều chỉnh
hoạt động tín dụng hợp vốn, cho vay hợp vốn.
Một số công trình nghiên cứu và bài viết dưới góc độ kinh tế, nghiệp vụ như:
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân
hàng phát triển Việt Nam thông qua tín dụng hợp vốn của ngân hàng thương mại”
của tác giả Lâm Ánh Nguyệt thực hiện năm 2012 tại Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn này chủ yếu ở khía cạnh kinh tế,
nghiệp vụ tín dụng của một ngân hàng cụ thể để từ đó kiến nghị các giải pháp mang
3
tính nghiệp vụ, kỹ thuật nhằm thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng
cụ thể. Luận văn này chưa đề cập đến các yếu tố về mặt pháp lý của hình thức cấp
tín dụng hợp vốn, đồng thời phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một ngân hàng
thương mại.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Thu
thực hiện năm 2005 tại Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên
cứu Luận văn này cũng đề cập chủ yếu đến khía cạnh kinh tế, nghiệp vụ để từ đó
đưa ra các giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng hợp vốn. Đồng thời, cơ sở pháp lý
của công trình nghiên cứu này là Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002
về ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, quy định này
đã hết hiệu lực nhưng các vấn đề được đề cập trong Luận văn này vẫn chưa được
giải quyết triệt để.
Bài viết “Giải pháp nào để phát triển cho vay hợp vốn ở Việt Nam”của tác
giả Trương Thị Hồng đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 8/353, năm
2012. Bài viết này cũng lý giải các luận cứ khoa học, các lý thuyết về kinh tế, tài
chính để từ đó đưa ra các giải pháp thiên về nghiệp vụ, kỹ thuật trong nhằm thúc
đẩy hoạt động cho vay hợp vốn tại các tổ chức tín dụng nói chung.
Ngoài ra, một số khóa luận tốt nghiệp, bài viết đề cập đến các vấn đề pháp luật
về cấp tín dụng hợp vốn, cho vay hợp vốn như:
Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật “Pháp luật về cho vay hợp vốn của các
tổ chức tín dụng” của tác giả Vũ Thị Thúy Việt thực hiện năm 2012 tại Trường đại
học Luật Hà Nội. Khóa luận này nghiên cứu ở mức độ chung, khái quát của hình
thức cho vay hợp vốn tại tổ chức tín dụng mà chưa nghiên cứu sâu về thực trạng
pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Đồng thời, phạm vi của
khóa luận này chỉ bao quát ở các tổ chức tín dụng nói chung mà chưa đi sâu vào
một nhóm chủ thể tham gia chủ yếu vào hoạt động cho vay hợp vốn.
Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật “Cho vay theo quy chế đồng tài trợ -
thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện” của tác giả Trịnh Thu Nga
thực hiện năm 2003 tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Phạm vi khóa luận
này có đề cập đến một số yếu tố pháp lý phát sinh trong hoạt động đồng tài trợ tại
các tổ chức tín dụng, để từ đó, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật về hoạt động đồng tài trợ. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của khóa luận này
4
là Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002 về ban hành Quy chế đồng tài
trợ của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực, nhưng các vấn đề đã được đề cập trong
khóa luận này vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín
dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng.
Bài viết “Pháp luật điều chỉnh hoạt động đồng tài trợ của các tổ chức tín
dụng” của tác giả Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Luật học số 01, năm
2005. Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số nội dung pháp luật điều chỉnh
hoạt động đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và việc áp dụng quy định pháp luật
trong thực tiễn. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của bài viết này cũng là Quyết định
286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002 về ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ
chức tín dụng đã hết hiệu lực, nhưng một số vấn đề được đề cập trong bài viết vẫn
còn ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng hợp vốn tại các tổ chức tín dụng.
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu, bài viết, khóa luận tốt nghiệp nói trên
là những tư liệu quý giá giúp tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu của
mình. Có thể nói, đây là công trình nghiên khoa học pháp lý có tính mới, được
nghiên cứu chuyên sâu, có bao quát hơn, có hệ thống và đề cập đến nhiều vấn đề cụ
thể mà từ trước đến nay chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để về mặt lý
luận, pháp lý và thực tiễn xung quanh vấn đề cho vay hợp vốn tại các ngân hàng
thương mại.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đặt ra mục đích là làm rõ cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay hợp vốn
và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về cho vay hợp vốn tại các ngân hàng
thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những bất cập, tồn tại của pháp luật hiện
hành về cho vay hợp vốn, từ đó, kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp
luật về cho vay hợp vốn tại các ngân hàng thương mại, tạo hành lang pháp lý rõ ràng
nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay hợp vốn tại các ngân hàng thương mại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Là công trình nghiên cứu luật học và với mục đích như trên, tác giả tập trung
nghiên cứu dưới góc độ pháp luật về một trong các hình thức cấp tín dụng hợp vốn
là cho vay hợp vốn trên cơ sở quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Thông
tư 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 về cấp tín dụng hợp vốn tại tổ chức tín
dụng và các quy định khác liên quan đến hoạt động cho vay hợp vốn; Luận văn
không nghiên cứu các hình thức cấp tín dụng hợp vốn khác như hợp vốn để bảo
lãnh, hợp vốn để chiết khấu, hợp vốn để bao thanh toán…
5
Trong phạm vi Luận văn này, tại giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật
đối với hoạt động cho vay hợp vốn tại ngân hàng thương mại, một nhóm chủ thể
tham gia chủ yếu vào hoạt động cho vay hợp vốn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt là đường lối, chính sách về phát triển hệ thống ngân hàng trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử để có cái nhìn khoa học, khách quan và mang tính kế thừa những giá trị khoa
học trước đây; phương pháp phân tích để làm rõ nội dung lý luận, thực tiễn quy
định pháp luật; phương pháp so sánh để tìm hiểu pháp luật về tín dụng hợp vốn của
một số nước; phương pháp thống kê, chứng minh, khảo sát doanh nghiệp để làm rõ
thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này tại một số ngân hàng thương mại, đồng
thời khẳng định những vấn đề tác giả kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề pháp luật của cho vay
hợp vốn, kết quả của công trình nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề của cho vay hợp vốn nhằm góp phần hoàn thiện
quy định pháp luật về cho vay hợp vốn.
Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt
động cho vay hợp vốn tại các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân trong xã hội tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại một
cách thuận lợi, kịp thời và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, giúp các
ngân hàng thương mại kiểm soát việc lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế một
cách an toàn, hiệu quả.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
bố cục gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về cho vay hợp vốn và pháp luật về cho vay
hợp vốn
Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật về cho vay hợp vốn tại các ngân
hàng thương mại và kiến nghị hoàn thiện
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY HỢP VỐN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ CHO VAY HỢP VỐN
1.1. Khái quát về cho vay hợp vốn
1.1.1. Khái niệm cho vay hợp vốn
Trong đời sống xã hội, con người luôn tham gia vào những mối quan hệ đa
dạng, phong phú. Quan hệ xã hội có thể hình thành giữa cá nhân với cá nhân, giữa
cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội. Để giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính phát sinh trong các mối quan
hệ này thì việc đi vay tiền của cá nhân, tổ chức khác là một phương thức phổ biến
và hữu hiệu nhằm thỏa mãn các nhu cầu trên. Từ đó, quan hệ cho vay ra đời. Như
vậy, chúng ta có thể hiểu bản chất của quan hệ cho vay chính là một giao dịch về tài
sản trên cơ sở thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay, theo đó, bên cho vay giao
tài sản cho bên vay để sử dụng trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn vay,
bên vay có trách nhiệm hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng; đồng thời, trả thêm một số lợi ích vật chất khác (dưới hình thức
lãi) nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định [1]
. Điều này có tác dụng
giúp cho cá nhân, tổ chức giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt, khắc phục
nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của con người.
Trong nền kinh tế, với vai trò là một trung gian tài chính, các TCTD nói chung
và các NHTM nói riêng thực hiện hoạt động luân chuyển vốn từ người thừa vốn hay
tạm thời có vốn nhàn rỗi tới người thiếu vốn thông qua nghiệp vụ chủ yếu là cho
vay. Như vậy, có thể hiểu khái quát nhất hoạt động cho vay của TCTD là một hình
thức cấp tín dụng, theo đó, TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận trên nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi [2]
.
Các TCTD có thể lựa chọn giữa đơn phương cho khách hàng vay từ nguồn vốn
của mình hoặc hợp vốn với các TCTD khác để cho vay. Nhưng xuất phát từ nguyên
tắc phân tán rủi ro để bảo toàn vốn kinh doanh, các TCTD luôn tìm mọi cách để
khoản cho vay của mình mang lại lợi nhuận cao và rủi ro ở mức thấp nhất. Hơn nữa,
[1] Điều 471 Bộ Luật dân sự 2005.
[2] Khoản 1, Điều 3 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về ban hành Quy chế cho vay của
các Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
7
để tài trợ vốn cho một dự án có mức vốn đầu tư lớn hơn khả năng cho vay của một
TCTD thì TCTD thường đứng ra kêu gọi các TCTD khác cùng góp vốn để cho vay
theo hình thức cho vay hợp vốn.
Như vậy, theo cách hiểu truyền thống và phổ biến của các nước trên thế giới
thì thuật ngữ “cho vay hợp vốn” tạm dịch theo tiếng Anh là “Syndicated Loan”.
Theo đó, “Syndicated Loan” được hiểu như sau: “A syndicated loan is a loan for
which at least two banks jointly grant funds to a borrower. In a nutshell, a lead bank
establishes a relationship with the borrower and negotiates the terms of the loan
agreement”, tạm dịch: cho vay hợp vốn là một khoản cho vay có ít nhất hai ngân
hàng cùng tham gia cung cấp vốn cho bên vay. Trong đó, ngân hàng đầu mối thiết
lập mối quan hệ với bên vay và thương lượng các điều khoản của thỏa thuận cho
vay
[3]
.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cho vay hợp vốn là việc
một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của
khách hàng; trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD
khác[4]
.
Như vậy, bản chất của cho vay hợp vốn chính là một hình thức cấp tín dụng
tập thể, trong đó, có sự tham gia của nhiều TCTD với tư cách là bên cho vay đối với
cùng một dự án, một phương án vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, để hiểu rõ khái
niệm cho vay hợp vốn, chúng ta cần nhìn nhận lại các văn bản pháp luật quy định
về cho vay hợp vốn tại các thời kỳ, để từ đó, chúng ta có cái nhìn toàn diện, khái
quát về cho vay hợp vốn.
Trước đây, việc nhiều TCTD cùng tham gia cho một khách hàng vay để thực
hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh được gọi là “đồng tài trợ”. Theo đó,
đồng tài trợ trong lĩnh vực ngân hàng được chính thức thừa nhận theo Quy chế đồng
tài trợ của TCTD ban hành kèm theo Quyết định 154/1998/QĐ-NHNN14 ngày
29/04/1998. Theo đó, việc đồng tài trợ của các TCTD là quá trình cho vay, bảo lãnh
của một nhóm từ hai TCTD trở lên cho một dự án, do một TCTD làm đầu mối phối
hợp với các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
[3] University of Strasbourg – Large Research Center (2007), Syndicated Loans in Emerging Markets,
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1126392, truy cập ngày 16/06/2014.
[4]
Khoản 4, Điều 16 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về ban hành Quy chế cho vay của
các TCTD đối với khách hàng.