Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quy định của pháp luật Việt Nam về miễn thuế thu nhập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
-1-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
-2-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
luận điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi đều
được trích dẫn nguồn đầy đủ và trung thực trong luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Dung
-3-
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/
QH11 ngày 14/6/2005
Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu
- Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của
Chính phủ quy định thi hành Luật Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu
Nghị định 149/2005/NĐ-CP
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều
của Luật Đầu tư
Nghị định 108/2006/NĐ-CP
- Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tư 79/2009/TT-BTC
- Tổ chức Thương mại thế giới WTO
-4-
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC
STT TÊN NỘI DUNG GHI CHÚ
1 Biểu đồ 2.1 Số lượng kim ngạch nhập khẩu miễn thuế
và tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2006
- 2008 của tỉnh Đồng Nai
Trang 35
2 Biểu đồ 2.2 Số lượng kim ngạch nhập khẩu đầu tư
miễn thuế và tổng kim ngạch nhập khẩu từ
năm 2006 - 2008 của tỉnh
Trang 36
3 Biểu đồ 2.3 Số lượng kim ngạch nhập khẩu gia công
miễn thuế và tổng kim ngạch nhập khẩu từ
năm 2006 - 2008 của tỉnh
Trang 37
4 Sơ đồ Sơ đồ tóm tắt quy trình theo dõi hàng nhập
khẩu được miễn thuế để gia công xuất
khẩu
Trang 44
5 Phụ lục 1 Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu Phụ lục đính kèm
6 Phụ lục 2 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đầu tư
miễn thuế và gia công miễn thuế tại tỉnh
Đồng Nai từ năm 2006 đến 2008
Phụ lục đính kèm
7 Phụ lục 3 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đầu tư
miễn thuế tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2006
đến 2008
Phụ lục đính kèm
8 Phụ lục 4 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa gia công
miễn thuế tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2006
đến 2008.
Phụ lục đính kèm
-5-
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng......................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài......................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn........................................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU................................
VÀ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU...................................................................................................................
6
6
1.1. Thuế nhập khẩu.............................................................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm thuế nhập khẩu.......................................................................................................... 6
1.1.2. Vai trò của thuế nhập khẩu........................................................................................................ 7
1.2. Miễn thuế nhập khẩu.................................................................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm miễn thuế nhập khẩu............................................................................................. 8
1.2.2. Vai trò của quy định về miễn thuế nhập khẩu............................................................... 14
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN...........
THUẾ NHẬP KHẨU, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐỒNG NAI....................................
19
19
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về miễn thuế nhập khẩu............................ 19
2.1.1. Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu................................................................................. 20
2.1.2. Hồ sơ miễn thuế, trình tự thủ tục thực hiện.................................................................... 24
2.1.3. Thẩm quyền giải quyết miễn thuế nhập khẩu............................................................... 27
2.1.4. Ấn định thuế, chế tài đối với hành vi vi phạm quy định........................................
về miễn thuế nhập khẩu và giải quyết khiếu nại................................................................................
28
28
2.2. Các vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về..........
miễn thuế nhập khẩu tại tỉnh Đồng Nai từ 2006 đến 2008.........................................................
31
31
2.2.1. Đặc điểm lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong hoạt động xuất nhập khẩu......... 31
2.2.2. Giới thiệu sơ lược về Cục Hải quan Đồng Nai............................................................ 32
2.2.3. Kết quả hoạt động nhập khẩu miễn thuế tại tỉnh Đồng Nai................................. 34
-6-
2.3. Nội dung các khiếm khuyết của pháp luật về miễn thuế nhập khẩu..........................
và nguyên nhân.........................................................................................................................................................
38
38
2.3.1. Nội dung các khiếm khuyết của pháp luật về miễn thuế nhập khẩu.............. 38
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết của pháp luật về............................................
miễn thuế nhập khẩu...........................................................................................................................................
55
55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT....................
VIỆT NAM VỀ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU.......................................................................................
58
58
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu.............................................. 58
3.2. Các mục tiêu hoàn thiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu........................................... 59
3.3. Các giải pháp cụ thể................................................................................................................................. 60
3.3.1. Rà soát quy định pháp luật Việt Nam về miễn thuế nhập khẩu........................
đảm bảo thực hiện cam kết với WTO.......................................................................................................
60
60
3.3.2. Rà soát, loại bỏ quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu.............................
để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật........................................................................
62
62
3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp miễn thuế nhập khẩu.... 63
3.3.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục thực hiện..................................
miễn thuế nhập khẩu.............................................................................................................................................
68
68
3.3.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính........................
và ấn định thuế liên quan vi phạm quy định về miễn thuế nhập khẩu................................
70
70
3.3.6. Các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả cơ chế thực hiện.......................................
pháp luật về miễn thuế nhập khẩu...............................................................................................................
70
70
KẾT LUẬN................................................................................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-7-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cấu trúc hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế nhập khẩu (cùng với
thuế xuất khẩu) có ý nghĩa thiết thực. Thuế nhập khẩu đóng vai trò ngày càng quan
trọng không chỉ bằng số thu mà nó mang lại cho ngân sách, mà còn bởi vai trò điều
chỉnh và kích thích phát triển kinh tế. Thuế nhập khẩu thực sự là công cụ hữu hiệu
để Nhà nước kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bảo hộ sản xuất trong
nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại của Chính phủ trong từng thời kỳ, đối với
từng quốc gia hoặc từng nhóm quốc gia cụ thể1
.
Quy định về miễn thuế nhập khẩu trong pháp luật thuế nhập khẩu được Nhà
nước sử dụng như là một trong những công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế vĩ
mô, kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng như trên thị
trường quốc tế. Điều này đã góp phần tạo nên vai trò hết sức quan trọng và đặc thù
như trên của thuế nhập khẩu.
Là một trong những nội dung cơ bản của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu của Việt Nam, vấn đề miễn thuế nhập khẩu được đặt ra “để giúp Nhà nước
thực hiện các chính sách về kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, ngoại giao, an ninh
quốc phòng”2
. Để đạt được mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng này, quy định của
pháp luật về miễn thuế nhập khẩu cần thống nhất cả về phạm vi, điều kiện được
miễn thuế, có quy định cơ chế thực hiện rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo thống
nhất, thuận lợi cho quá trình thực hiện và hạn chế tối đa kẽ hở khiến người nộp thuế
có thể trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Mục tiêu chính của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành là:
- Cải cách thủ tục hành chính, tương thích với các quy định của các điều ước
quốc tế cũng như với các quy định của các luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu của
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
- Khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Do đó, những quy định về miễn thuế
phải có những bước cải cách quan trọng theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch,
đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia phù hợp với pháp luật
của WTO3
.
1 ĐH Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, chủ biên TS. Phạm Thị Giang Thu, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, tr. 125. 2 Giáo trình Luật thuế Việt Nam, tlđd (1), tr. 159. 3 Đề cương giới thiệu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005, http://www.vibonline.com.vn/viVN/PreLaws/ Details.aspx?PreLawID=53 (truy cập ngày 10/01/2009).
-8-
Trong tình hình mới hiện nay, bước đầu, quy định pháp luật về miễn thuế
nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và các văn bản hướng
dẫn thi hành đã có tác dụng tích cực khuyến khích xuất khẩu, phát triển sản xuất đối
với một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, giúp thực hiện tốt các chính sách về chính
trị, ngoại giao. Tuy nhiên, trong thực tiễn, là những người trực tiếp áp dụng các quy
định trên, chúng tôi nhận thấy mảng pháp luật về miễn thuế nhập khẩu vẫn còn
những khiếm khuyết cần có sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục các khiếm
khuyết này nhằm tạo môi trường pháp lý bình đẳng, cơ chế thực hiện pháp luật minh
bạch trong điều kiện Việt Nam mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thực hiện đề tài “QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN
THUẾ NHẬP KHẨU”, kết quả nghiên cứu của luận văn hướng đến mục đích cuối
cùng là đề nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam
về miễn thuế nhập khẩu. Các đề nghị đó được đưa ra trên cơ sở đúc kết từ kiến thức
lý luận về thuế nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu cũng như kết quả khảo sát thực tiễn
thực hiện quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu. Tác giả hy vọng các giải pháp
mà luận văn đưa ra có thể được nghiên cứu triển khai thành quy định pháp luật để
khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện quy định pháp luật hiện
hành về miễn thuế nhập khẩu. Đặc biệt, trước mắt, tác giả có thể ứng dụng trực tiếp
các kết quả có được từ quá trình nghiên cứu luận văn vào công tác của mình tại Cục
Hải quan Đồng Nai. Do đó, bằng việc chọn và nghiên cứu đề tài “QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU”, tác giả hy vọng có thể
góp phần nhỏ bé vào công tác áp dụng và hoàn thiện mảng pháp luật về miễn thuế
nhập khẩu theo đúng định hướng và mục tiêu mà Nhà nước ta đặt ra.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thuế đóng vai trò, chức năng đặc biệt trong nền kinh tế. Vì thế, vấn đề cải
cách và hoàn thiện chính sách thuế luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà
nước ta và của toàn xã hội. Trong thời gian qua, nhất là trong thời điểm Việt Nam
xúc tiến đàm phán gia nhập WTO, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề hoàn
thiện chính sách thuế nói chung cũng như hoàn thiện quy định về thuế nhập khẩu nói
riêng, về vấn đề miễn thuế nhập khẩu, cần ghi nhận các công trình nghiên cứu đáng
chú ý sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2001 – 2010” của tác giả Trần Xuân Thắng, Bộ Tài chính, năm 2000.
- Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế “Những giải pháp hoàn thiện thuế gián
thu ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Nhạt, trường Đại học Tài chính Kế toán,
năm 1995.
-9-
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh liên kết với Đại học Lund, năm 2004.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các bài báo, tạp chí và các websites liên
quan vấn đề miễn thuế nhập khẩu và kiến nghị sửa đổi nội dung pháp luật về miễn
thuế nhập khẩu4
.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu được hoàn thành khi Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 chưa được ban hành và Việt Nam chưa gia
nhập WTO. Ngoài ra, nội dung các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến
vấn đề miễn thuế nhập khẩu dưới góc độ kinh tế, hoặc chỉ đề cập chung chung quy
định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu dưới góc độ là một trong những nội dung của
pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nói cách khác, chưa công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện mảng pháp luật về miễn thuế nhập khẩu theo Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
i. Rà soát những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về miễn thuế nhập
khẩu, những kẽ hở trong quy trình thủ tục miễn thuế khiến người nộp thuế có thể
trốn thuế và gian lận thuế nhập khẩu tại các Chi cục Hải quan;
ii. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về miễn thuế
nhập khẩu, đảm bảo thống nhất, minh bạch về cơ chế thực hiện các quy định này.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây:
- Xác định rõ nội hàm về miễn thuế nhập khẩu, cơ sở hình thành, vai trò của
miễn thuế nhập khẩu. Luận văn cũng đề cập quy định về miễn thuế nhập khẩu của
một số nước đang phát triển có điều kiện tương đồng với Việt Nam, qua đó làm rõ
vai trò, mục đích của quy định miễn thuế trong pháp luật thuế nhập khẩu.
- Phần cơ bản của luận văn tập trung nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng quy định pháp luật về miễn thuế nhập
khẩu. Trong đó, tập trung vào việc: xác định những vấn đề còn khiếm khuyết của
quy định pháp luật trong thực tiễn thực hiện; đánh giá một số tác động của việc thực
hiện các cam kết theo lộ trình của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan việc miễn
4 Một số bài viết như sau:
- Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Một vài ý kiến về miễn thuế nhập khẩu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2),
tr. 58 - 62.
- Lý Văn Đông (2008), “Nhiều bất cập khi đăng ký danh mục hàng miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu”, Bản tin
Nghiên cứu Hải quan (số 10), tr. 17 - 19 và tr. 26.
-10-
thuế nhập khẩu để rà soát những bất cập của quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
về miễn thuế nhập khẩu.
+ Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục khiếm khuyết nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật về miễn thuế nhập khẩu tại thời điểm hiện tại và tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
i. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Các vấn đề lý luận về thuế nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu; quy định pháp
luật về miễn thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành;
- Cam kết của Việt Nam với WTO liên quan vấn đề miễn thuế nhập khẩu;
- Thực tiễn áp dụng các quy định về miễn thuế nhập khẩu.
Từ việc nghiên cứu các đối tượng trên, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá điểm
tiến bộ và điểm không phù hợp của mảng pháp luật về miễn thuế nhập khẩu hiện
hành, từ đó đưa ra đề xuất hoàn thiện.
ii. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu nội dung những quy phạm pháp luật về miễn thuế nhập
khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan.
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu trong khoảng
thời gian từ khi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 có hiệu lực thi hành đến
nay tại tỉnh Đồng Nai.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin làm cơ
sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp
lý đơn lẻ; từ dó nhận xét, rút ra kết luận đối với từng vấn đề thuộc mảng pháp luật
miễn thuế nhập khẩu.
- Khảo sát thực tế: khảo sát thực tiễn hoạt động miễn thuế nhập khẩu tại địa
bàn Đồng Nai để xác định thuận lợi, bất cập khi áp dụng quy định pháp luật về miễn
thuế nhập khẩu; thống kê số liệu liên quan miễn thuế nhập khẩu để đánh giá thực
tiễn thực hiện.