Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1330

Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

ĐỖ MINH THÌN

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI CÓ

BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN

KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: ĐỖ MINH THÌN

Ngày sinh: 09/11/1984 Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã học viên: 1983801071022

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống

thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Đỗ Minh Thìn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị

Học viên thực hiện: Đỗ Minh Thìn Lớp: MLAW019A

Ngày sinh: 09/11/1984 Nơi sinh: Đồng Tháp

Tên đề tài: Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên: Đỗ Minh Thìn được bảo vệ

luận văn trước Hội đồng:

Tôi Trần Huỳnh Thanh Nghị, giảng viên hướng dẫn học viên Đỗ Minh Thìn đồng ý cho

học viên được bảo vệ luận văn trước Hội đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2021

Người nhận xét

TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Quy định của pháp luật và Thực trạng áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh

doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2021

Tác giả

Đỗ Minh Thìn

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa

Đào tạo sau đại học, Thư viện trường cùng toàn thể quý thầy cô, cán bộ công nhân

viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo tất cả mọi điều kiện thuận

lợi nhất cho tôi cũng như các anh chị học viên khác trong quá trình học tập, nghiên

cứu và hoàn thành luận văn.

Chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Trần Huỳnh Thanh Nghị - người thầy đáng kính,

nhà khoa học có chuyên môn sâu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong thời

gian học và thực hiện luận văn thạc sĩ.

Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo đơn vị, các đồng nghiệp, gia đình,

bạn bè đã luôn ủng hộ, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành

thời gian quý báo để xem luận văn, em xin chân thành tiếp nhận các ý kiến đóng

góp của quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn.

iii

TÓM TẮT

Việc Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản

trong các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại có vai trò rất quan trọng. Ngoài

việc giúp Tòa án bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nó còn là cơ

sở để Tòa án đánh giá và đưa ra phán quyết về vụ án tranh chấp một cách chính xác;

cũng như tạo điều kiện cho việc bản án được thi hành.

Tuy nhiên, việc Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm

tài sản trong các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại trên thực tế còn ít và hiệu

quả chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: Quy định của

pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, có những quy định không phù hợp, không rõ

ràng có nhiều cách hiểu; người yêu cầu có kiến thức về biện pháp khẩn cấp tạm thời

còn hạn chế, nên chưa chủ động trong việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình; chủ

thể có quyền áp dụng còn ít nghiên cứu về biện pháp khẩn cấp tạm thời, kinh

nghiệm áp dụng chưa nhiều;…

Do đó, tác giả cho rằng, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu

về hoàn thiện quy định của pháp luật, về người có quyền yêu cầu và về người có

quyền áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo

đảm tài sản trong vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.

iv

SUMMARY

The Court's application of temporary emergency measures with asset security

in business and commercial dispute cases has a very important role. In addition to

helping the Court to best protect the litigants' legitimate rights and interests, it also

serves as a basis for the Court to evaluate and make an accurate judgment on the

disputed case; as well as facilitate the execution of judgments.

However, the Court's application of temporary urgent measures to secure

assets in business and commercial dispute cases in fact is ineffective. There are

many reasons leading to this situation, such as: The legal provisions are incomplete,

inconsistent, there are inappropriate and unclear regulations and many

interpretations; the requesters has limited knowledge of provisional emergency

measures, so they has not taken the initiative in requesting protection of their

interests; subjects with the right to apply have little research on provisional

emergency measures, and little experience in applying them;...

Therefore, the author believes that it is necessary to have synchronous and

effective solutions to perfect the law about the person having the right to claim and

about the person having the right to apply in order to improve the effectiveness of

applying temporary emergency measures to secure assets in business and

commercial disputes at Court.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

MỤC LỤC .................................................................................................................. v

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT .................................................................... vii

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN

PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI CÓ BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ

ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN ............................................. 7

1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời và biện pháp khẩn

cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại .............. 7

1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các

vụ án ..................................................................................................................... 9

1.2. Ý nghĩa và mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo

đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại ............................................ 11

1.3. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản

trong các vụ án kinh doanh, thương mại ............................................................... 13

1.3.1. Các nguyên tắc chung .............................................................................. 13

1.3.2. Nguyên tắc đặc thù ................................................................................... 16

1.4. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh

doanh, thương mại ................................................................................................. 19

1.4.1. Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp .............................................. 21

1.4.2. Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh

chấp .................................................................................................................... 22

1.4.3. Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp ................... 23

1.4.4. Biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho

bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ .................................................. 24

1.4.5. Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ ................................ 25

vi

1.4.6. Biện pháp tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến

việc đấu thầu ...................................................................................................... 26

1.4.7. Biện pháp bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án ........... 27

1.5. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản

trong các vụ án kinh doanh, thương mại ............................................................... 30

1.5.1. Điều kiện về chủ thể yêu cầu và chủ thể có quyền áp dụng ..................... 30

1.5.2. Thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm tài sản .......................................... 32

1.5.3. Trình tự, thủ tục áp dụng .......................................................................... 35

1.5.4. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời .......................... 39

Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 41

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

CÓ BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG

MẠI CỦA TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN ......................................................................................................... 42

2.1. Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các

vụ án kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .................................. 42

2.1.1. Tổng quan về tình hình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm

tài sản trong các vụ án kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .. 42

2.1.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án

kinh doanh thương mại được Tòa án áp dụng phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp .................................................................................................................... 43

2.1.3. Phân tích, đánh giá về một số vụ án kinh doanh thương mại áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ....... 44

2.1.4. Các vướng mắc, bất cập phát sinh trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại ..................... 52

2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn

cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại ............ 59

2.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật .......................................................... 59

2.2.2. Về phía người có quyền yêu cầu và người có quyền áp dụng .................. 69

Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 74

KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 76

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!