Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1362

Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ GIAO LINH

QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ GIAO LINH

QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Quyết

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sổ

liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị

công tác.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Giao Linh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt

tình của các thầy, cô giáo, lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, đã tạo điều kiện

thuận lợi để tôi hoàn thành Luận văn này.

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn tới giáo viên

hướng dẫn đã chỉ bảo, tham gia đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình tôi

hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại

học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp

đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các đồng

chí đồng nghiệp cơ quan nơi tôi đang công tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo

điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện Luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian có hạn, khả năng, kinh nghiệm

thực tiễn của bản thân vẫn chưa nghiên cứu sâu và còn một số hạn chế, nên trong Luận

văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp tận tình của bạn

bè đồng nghiệp và thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng đánh giá luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... ix

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.................................................................3

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...............................................................3

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ

TÀI NGUYÊN ..........................................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế tài nguyên.............................................................5

1.1.1. Thuế tài nguyên.................................................................................................5

1.1.2. Quản lý thuế tài nguyên ..................................................................................11

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế tài nguyên........................................................25

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý thuế tài nguyên của một số địa phương...................25

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế tài nguyên cho tỉnh Thái Nguyên........29

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................30

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................30

2.2. Phương pháp nghiên đề tài.................................................................................30

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................30

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý dữ liệu...........................................33

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................34

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................35

2.3.1. Chỉ tiêu về công tác lập dự toán......................................................................35

iv

2.3.2. Chỉ tiêu về công tác quản lý tổ chức thu.........................................................35

2.3.3. Chỉ tiêu về công tác thanh tra, kiểm tra ..........................................................36

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................38

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................38

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên .......................................................38

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ............................................39

3.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tới công

tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................41

3.2. Khái quát về Cục thuế tỉnh Thái Nguyên...........................................................42

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên ...............42

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên ...................................43

3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên ........................46

3.3. Thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...........49

3.3.1. Căn cứ pháp lý quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.........49

3.3.2. Công tác lập dự toán thu thuế tài nguyên........................................................50

3.3.3. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên.................................53

3.3.4. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý thu thuế tài nguyên ...............................78

3.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên ..................................................82

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên.............................................................................................................88

3.4.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................88

3.4.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................90

3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên.............................................................................................................98

3.5.1. Các kết quả đã đạt được ..................................................................................98

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................100

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ................................105

v

4.1. Phương hướng, mục tiêu tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................................105

4.1.1. Phương hướng ...............................................................................................105

4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................106

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa tỉnh Thái Nguyên.......106

4.2.1. Nhóm giải pháp chính ...................................................................................106

4.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ ..................................................................................117

4.3. Kiến nghị..........................................................................................................122

4.3.1. Đối với Nhà nước và các bộ ban ngành liên quan ........................................122

4.3.2. Đối với Tổng cục Thuế .................................................................................122

4.3.3. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên.................................................................122

KẾT LUẬN............................................................................................................124

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................126

PHỤ LỤC...............................................................................................................128

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 CBCC Cán bộ công chức

2 CNTT Công nghệ thông tin

3 CQT Cơ quan thuế

4 ĐTNT Đối tượng nộp thuế

5 HSKT Hồ sơ khai thuế

6 HTX Hợp tác xã

7 KBNN Kho bạc nhà nước

8 KHĐT Kế hoạch đầu tư

9 KKKTT Kê khai và kế toán thuế

10 MST Mã số thuế

11 NNT Người nộp thuế

12 NSNN Ngân sách nhà nước

13 SXKD Sản xuất kinh doanh

14 TNTN Tài nguyên thiên nhiên

15 TTN Thuế tài nguyên

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên........48

Bảng 3.2: Dự toán thu TTN theo nhóm đối tượng nộp thuế.....................................51

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý TTN về công tác lập dự toán thu TTN......52

Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp nộp TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

từ năm 2017 – 2019 ...............................................................................54

Bảng 3.5: Quy trình kê khai, nộp thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....56

Bảng 3.6: Kết quả kê khai, nộp thuế, kế toán thuế ....................................................58

Bảng 3.7: Giá tính thuế một số tài nguyên năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...60

Bảng 3.8: Kết quả thu TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo đối tượng nộp

thuế từ năm 2017- 2019 .........................................................................61

Bảng 3.9: Kết quả thu thuế tài nguyên theo đối tượng chịu thuế trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ......................................................64

Bảng 3.10: Kết quả thực hiện kế hoạch thu TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

từ năm 2017 – 2019 ...............................................................................68

Bảng 3.11: Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế

Thái Nguyên...........................................................................................71

Bảng 3.12: Số liệu về nợ đọng TTN .........................................................................72

Bảng 3.13: Nợ đọng TTN theo từng loại hình doanh nghiệp ...................................73

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý TTN về công tác quản lý tổ chức

thu TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................75

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý TTN về công tác chỉ đạo, điều hành

quản lý thu TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên....................................80

Bảng 3.16: Số lượt thanh tra, kiểm tra ......................................................................83

Bảng 3.17: Số tiền thu được sau thanh tra, kiểm tra .................................................84

Bảng 3.18: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý TTN về công tác thanh tra, kiểm tra

TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................................................86

Bảng 3.19: Kết quả khảo sát đối tượng nộp thuế về nhận thức và ý thức tuân thủ

pháp luật TTN........................................................................................90

viii

Bảng 3.20: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý TNN về tổ chức bộ máy quản lý TTN .....91

Bảng 3.21: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý TTN về quy trình quản lý thu nộp TTN ...92

Bảng 3.22: Kết quả khảo sát đối tượng nộp thuế về năng lực đội ngũ cán bộ

quản lý thuế............................................................................................93

Bảng 3.23: Thống kê công tác tuyên truyền của Cục Thuế Thái Nguyên ..................94

Bảng 3.24: Kết quả khảo sát đối tượng nộp thuế về công tác tuyên truyền chính

sách TTN................................................................................................95

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Cục Thuế Thái Nguyên............................................47

Hình 3.2: Cơ cấu thu TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2017 – 2019.....62

Hình 3.3: Cơ cấu thu thuế tài nguyên theo đối tượng chịu thuế trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên...........................................................................................65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, huy động nguồn lực tài chính cho

ngân sách để đảm bảo các nhiệm vụ chi thực hiện các chức năng của nhà nước và thực

hiện chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội theo mục tiêu của nhà nước. Do đó,

công tác quản lý thu thuế càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, để

hoạt động quản lý thuế được thống nhất và có hiệu quả, Quốc hội đã ban hành Luật quản

lý thuế năm 2006 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012). Đây được coi là dấu

mốc quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác quản lý thuế và đối

tượng nộp thuế.

Hệ thống thuế tại Việt Nam rất đa dạng, mỗi sắc thuế đều chứa đựng và phản ánh

bản chất chính trị, bản chất kinh tế và bản chất xã hội của cả hệ thống thuế. Trong đó,

TTN là công cụ tài chính quan trọng, qua đó nhà nước thực hiện vai trò và chức năng

quản lý đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân và bổ

sung nguồn thu cho ngân sách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây,

chính sách TTN tại nước ta được thực hiện theo Pháp lệnh TTN số 05/1998/PL￾UBTVQH10 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh TTN số 07/2008/PL￾UBTVQH12. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các Pháp lệnh trên đã phát sinh những

bất cập, do đó tại kỳ họp thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2009, Quốc hội nước CHXH Việt

Nam khóa XII đã thông qua Luật TTN số 45/2009/ QH12 được Quốc hội ban hành ngày

25/11/2009, có hiệu lực ngày 01/07/2010 và gần đây nhất là Luật Quản lý thuế số

38/2019/QH14 ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019 có hiệu lực từ ngày

01/07/2020.Với sự ra đời của Luật TTN đã góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài

nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và khuyến khích tăng

cường công tác quản lý và thu TTN, bảo đảm nguồn thu cho NSNN.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có nguồn tài nguyên thiên

nhiên rất dồi dào và phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Trong những năm gần

đây, hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh diễn ra rất sôi

nổi, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đóng góp tích cực vào sự

phát triển KT-XH của tỉnh (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH tỉnh

2

Thái Nguyên năm 2019). Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Cục

thuế tỉnh trong việc quản lý TTN trên địa bàn.

Trong những năm qua, Chi cục thuế tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng đến công

tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,

bên cạnh đó, công tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

công tác lập dự toán thu chưa sát với thực tế, quản lý đối tượng nộp thuế chưa chặt chẽ,

vẫn còn tình trạng trốn thuế gây thất thu thuế, nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra và đặc biệt là

có xu hướng gia tăng qua các năm, công tác chỉ đạo điều hành quản lý TTN chưa thực sự

quyết liệt, chất lượng thanh tra, kiểm tra chưa cao, chưa thực sự tạo được tính nghiêm

minh của pháp luật và tính răn đe NNT vi phạm,….(Tổng kết công tác thuế của Cục thuế

tỉnh Thái Nguyên, 2017, 2018, 2019).

Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý TTN là một đòi hỏi cấp thiết, là

một nhiệm vụ trọng tâm của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ lý do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Quản lý thuế tài nguyên trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý TTN trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý TTN trên địa

bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, chống thất thu và tăng thu

cho NSNN.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý TTN.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ

năm 2017 - 2019, chỉ ra những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và

nguyên nhân của tồn tại đó.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý TTN trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về không gian:

Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thuộc phạm vi quản lý

của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Phạm vi về thời gian

Đề tài phân tích, đánh giá về tình hình quản lý TTN trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên trong giai đoạn 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019. Số liệu sơ cấp được thu

thập năm 2020. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.

3.2.3. Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2017 – 2019 theo các nội dung sau: Công tác quản lý đối tượng

nộp TTN; Công tác quản lý đối tượng tính TTN; Công tác tính thuế; Công tác nộp

TTN và công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý thu TTN; Chỉ ra những kết quả đạt

được, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý TTN trên địa bàn tỉnh và những

yếu tố ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả quản lý TTN trên địa bàn. Đồng thời,

nghiên cứu này cũng tập trung khảo sát các đối tượng liên quan là các cán bộ làm

việc tại cơ quan thuế của tỉnh và các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp TTN trên địa

bàn tỉnh để làm rõ và đưa ra những nhận định khách quan về công tác quản lý TTN

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Luận văn làm phong phú hơn lý luận về hoạt động quản lý TTN.

- Về thực tiễn: Luận văn cung cấp vấn đề thực tiễn về hoạt động quản lý TTN

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chỉ ra được những tồn tại, hạn chế hiện nay trong

công tác quản lý TTN trên địa bàn, đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân của những

tồn tại, hạn chế này và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý TTN trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên. Luận văn cũng đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!