Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
237
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
874

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

PHẠM NỮ MAI ANH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

PHẠM NỮ MAI ANH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN

HÀ NỘI - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Phạm Nữ Mai Anh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt tiếng Việt

CCT Chi cục Thuế

CNTT Công nghệ thông tin

CSTT Cơ sở thường trú

CQT Cơ quan thuế

DN Doanh nghiệp

KK-KTT Kê khai – Kế toán thuế

GTGT Giá trị gia tăng

iHTKK Hỗ trợ kê khai qua internet

MST Mã số thuế

NCS Nghiên cứu sinh

NSNN Ngân sách nhà nước

NNT Người nộp thuế

TNCN Thu nhập cá nhân

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TMĐT Thương mại điện tử

TP Thành phố

TT-HT Tuyên truyền - Hỗ trợ

Viết tắt Tiếng Anh

Từ viết tắt Nguyên bản tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo

API Application

Programming Interface

Giao diện lập trình ứng

dụng

ATM Automated teller

machine

Máy rút tiền tự động

ATO Australian Taxation

Office

Cơ quan thuế Úc

B2B Business to Business Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa

doanh nghiệp với doanh

nghiệp

B2C Business to Customer Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa

doanh nghiệp với khách

hàng

B2G Business to Government Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa

doanh nghiệp với chính

phủ

BEPS Base erosion and profit

shifting

Hành vi gây xói mòn cơ sở

thuế và chuyển dịch lợi

nhuận

C2C Consumer to Consumer Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa cá

thể với cá thể

C2B Consumer to Business Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa

người tiêu dùng và doanh

nghiệp

COD Cash On Delivery Dịch vụ phát hàng thu tiền

hộ

C2G Citizens to Government Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa

công dân với chính phủ

EDC Engineering Design

Center

Trung tâm thiết kế kỹ thuật

EFA Exploratory Factor

Analysis

Phân tích nhân tố

EU European Union Liên minh Châu Âu

G2B Government to Business Mô hình kinh doanh

thương mại điện tử giữa

chính phủ với doanh

nghiệp

G2C Government to Citizens Mô hình kinh doanh giữa

chính phủ với các công dân

G2G Government to

Government

Mô hình kinh doanh giữa

chính phủ với chính phủ

IDEA Vietnam Ecommerce

and Digital Economy

Agency

Cục Thương mại điện tử và

Kinh tế số

IOS Iphone Operating

System

Hệ điều hành Iphone

ISP Internet service provide Cung cấp dịch vụ internet

IT Information Technology Công nghệ thông tin

IMF International Monetary

Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

JICA The Japan International

Cooperation Agency

Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Nhật Bản

OECD Organization for

Economic Cooperation

and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát

triển kinh tế

P2P Peer to Peer Mô hình kinh doanh ngang

hàng

POS Poin of Sale Thiết bị bán hàng

SPSS Statistical Package for

the Social Sciences

Phần mềm thống kê cho

các ngành khoa học xã hội

SWIFT Society for Worldwide

Interbank and Financial

Telecommunication

Hiệp hội viễn thông liên ngân

hàng và tài chính quốc tế

SQL Structured Query

Language

Ngôn ngữ truy vấn mang

tính cấu trúc

TMS Tax Management

System

Phần mềm quản lý thuế

TPR Integrated Risk

Managemen

Ứng dụng phân tích rủi ro

UNCITRAL United Nations

Commission on

International Trade Law

Ủy ban Liên hiệp quốc về

Luật Thương mại quốc tế

VBA Visual Basic for

Applications

Ngôn ngữ lập trình được

tích hợp trong ứng dụng

văn phòng

VECOM Vietnam Ecommerce

Association

Hiệp hội Thương mại điện

tử Việt Nam

VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam

WTO Word Trade

Organization

Tổ chức Thương mại thế

giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Quy mô và thị trường giao dịch TMĐT tại Nhật Bản 65

Bảng 3.1 Dự báo doanh thu của các lĩnh vực năm 2030 84

Bảng 3.2 Tổng quan quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam 85

Bảng 3.3 Thống kê doanh thu của 82 doanh nghiệp game tại Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018

109

Bảng 3.4 Thống kê số thuế thu được của 82 doanh nghiệp game ở Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018

109

Bảng 3.5 Thống kê doanh thu phát sinh ở Việt Nam của Google và

Facebook tại một số ngân hàng thương mại năm 2016

111

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1 Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra qua các năm 88

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 89

Biểu đồ 3.3 Kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm 90

Biểu đồ 3.4 Thống kê đánh giá việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế 119

Biểu đồ 3.5 Thống kê nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra,

kiểm tra đối với hoạt động TMĐT

130

Sơ đồ 3.1 Mô hình bán lẻ hàng hóa qua hệ thống bán hàng trực

tuyến

91

Sơ đồ 3.2 Mô hình quảng cáo trên nền tảng di động (IOS, Android) 93

Sơ đồ 3.3 Mô hình hoạt động trực tuyến của Uber 96

Sơ đồ 3.4 Kết quả khảo sát hình thức sử dụng hóa đơn tại doanh nghiệp 113

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Số phụ lục Tên phụ lục

Phụ lục 1 Phiếu khảo sát cán bộ công chức ngành thuế

Phụ lục 2 Phiếu khảo sát doanh nghiệp

Phục lục 3 Mô tả thống kê tiêu chí định danh doanh nghiệp

Phụ lục 4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ trong thực hiện

nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp hoạt động TMĐT

Phục lục 5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)

Phụ lục 6 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

Phụ lục 7 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Phụ lục 8 Phân tích tương quan hệ số Person

Phụ lục 9 Kết quả phân tích hồi quy

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1............................................................................................................................... 8

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ.......................................................................................................................... 8

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................................8

1.1.1. Nghiên cứu tổng quan về TMĐT .............................................................................. 8

1.1.2. Nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT............................... 12

1.2. Kết quả đạt được ở các nghiên cứu kể trên ...................................................................25

1.3. Khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu ...............................................................................27

1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................29

1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 35

CHƯƠNG 2............................................................................................................................. 36

LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 36

2.1. Tổng quan về TMĐT.....................................................................................................36

2.1.1. Khái niệm TMĐT.................................................................................................... 36

2.1.2. Sự khác biệt giữa TMĐT và thương mại truyền thống........................................... 37

2.1.3. Phân loại hoạt động TMĐT.................................................................................... 40

2.1.4. Vai trò của TMĐT trong nền kinh tế ...................................................................... 43

2.2. Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.........................................................................45

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ................................. 45

2.2.2. Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT...................................................... 49

2.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.................................................... 51

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT...................... 60

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và bài học cho Việt

Nam ......................................................................................................................................63

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT............................. 63

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................ 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 76

CHƯƠNG 3............................................................................................................................. 77

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở

VIỆT NAM.............................................................................................................................. 77

3.1. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam .......................................................................77

3.1.1. Tình hình phát triển chung ..................................................................................... 77

ii

3.1.2. Tổng quan tình hình tham gia hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp ở Việt

Nam................................................................................................................................... 88

3.1.3. Một số mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến ở Việt Nam....................................... 90

3.2. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam ....................97

3.3. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam .................................103

3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam ........ 103

3.3.2. Quản lý thông tin người nộp thuế......................................................................... 105

3.3.3. Quản lý căn cứ tính thuế....................................................................................... 108

3.3.4. Quản lý thu nộp thuế ............................................................................................ 115

3.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam ........121

3.4.1. Kết quả đạt được .................................................................................................. 121

3.4.2. Hạn chế................................................................................................................. 123

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế .............................................................................. 127

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 133

CHƯƠNG 4........................................................................................................................... 134

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.......................................................................... 134

4.1. Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số và tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam

thời gian tới.........................................................................................................................134

4.1.1. Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới................... 134

4.1.2. Dự báo tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam thời gian tới .............................. 135

4.2. Định hướng chuyển đổi số của ngành Tài chính .........................................................137

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam ......141

4.3.1. Thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với các doanh nghiệp hoạt

động TMĐT .................................................................................................................... 141

4.3.2. Xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin NNT có hoạt động kinh doanh

TMĐT ............................................................................................................................. 148

4.3.3. Giải pháp về quản lý các giao dịch TMĐT .......................................................... 152

4.3.4. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế đối với thương mại điện tử ................................. 154

4.3.5. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền và hỗ trợ NNT............................................ 155

4.3.6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và vật lực của ngành thuế ........................... 157

4.3.7. Một số giải pháp khác .......................................................................................... 161

4.3.8. Một số kiến nghị ................................................................................................... 163

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………..169

KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 170

iii

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có những tác động nhất định

đến nền kinh tế nói chung cùng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Các giao

dịch thương mại không chỉ thực hiện theo phương thức truyền thống đòi hỏi người

mua và người bán phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà giờ đây giao dịch thương mại có

thể thực hiện trong môi trường ảo thông qua internet hay được gọi là TMĐT. Sự xuất

hiện của TMĐT đã mang lại nhiều lợi ích cho người mua và người bán, khắc phục

được nhiều hạn chế của thương mại truyền thống. Các giao dịch thương mại giờ đây

có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không gặp hạn chế về mặt thời gian, không gian

và phương tiện thanh toán. Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT thời gian qua đòi hỏi

quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng cần thiết phải hoàn thiện để có

thể quản lý được các hoạt động TMĐT phát sinh trong nền kinh tế.

Trên góc độ lý luận, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua nhận

được nhiều sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên các nội dung

trọng tâm đặt ra trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, sự khác biệt trong quản

lý thuế đối với TMĐT so với thương mại truyền thống chưa được tập trung làm rõ.

Từ đó chưa có những giải pháp hoàn thiện phù hợp cho công tác quản lý thuế đối với

hoạt động TMĐT trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu đảm bảo thu đủ số thu cho

NSNN, đồng thời tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể

kinh doanh TMĐT trong nước và ngoài nước, giữa các chủ thể kinh doanh TMĐT

với kinh doanh theo phương thức truyền thống, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

thúc đẩy sự phát triển của TMĐT nhằm theo kịp xu hướng phát triển nền kinh tế số.

Trên góc độ thực tiễn quản lý, ngành Thuế Việt Nam đã nhận thức được tầm

quan trọng trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và có những động thái bước

đầu triển khai thực hiện. Một tổ quản lý đã được thành lập để phụ trách mảng quản

lý thuế đối với hoạt động TMĐT, nhằm tạo được đầu mối tập trung được các thông

tin quản lý. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động bộ phận này chưa đáp ứng được yêu

cầu quản lý khi các giao dịch TMĐT phát triển với tốc độ ngày càng mạnh mẽ. Quy

mô bộ phận quản lý thuế TMĐT còn nhỏ và các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn còn

gặp nhiều hạn chế, vì vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý thuế đối với hoạt

động TMĐT. Ngoài ra, việc sử dụng chung các công cụ quản lý giữa TMĐT và

thương mại truyền thống đã tồn tại những bất cập trong quá trình thực hiện công tác

quản lý thuế của cơ quan thuế. Mặt khác, công tác quản lý thuế đối với TMĐT thời

2

gian qua chủ yếu được tập trung chú trọng ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương thông qua việc thực hiện

các chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế đối với TMĐT. Ở các địa phương khác chưa

chú trọng triển khai nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tạo nên sự không

thống nhất hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT theo hệ thống dọc từ trung ương

đến địa phương.

Ngoài ra, để quản lý thuế của cơ quan thuế có cơ sở pháp lý thực hiện, đòi hỏi

hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT cũng cần phải được đầy

đủ và hoàn thiện. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các quy định điều chỉnh hoạt động

TMĐT trong lĩnh vực thuế được áp dụng thống nhất các quy định giữa TMĐT cùng

với thương mại truyền thống. Trong hệ thống văn bản thuế đã được ban hành thì chỉ

có số ít nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động TMĐT được quy định trong một

số Luật thuế tiêu biểu như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN và thuế nhà thầu.

Sự khác nhau về môi trường thực hiện giao dịch thương mại đã hình thành nên một

số khó khăn khi áp dụng đồng thời quy định về pháp luật thuế cho cả hai loại hình

giao dịch TMĐT và thương mại truyền thống.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng các đối tượng tham gia hoạt động

TMĐT ngày càng gia tăng nhanh chóng, bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân và hộ

gia đình. Các chủ thể thực hiện giao dịch TMĐT với đa dạng hình thức như B2B,

B2C, C2C… trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, với xu thế nền kinh tế số

phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện

thuận lợi hơn cho sự phát triển của hoạt động TMĐT, trong đó các doanh nghiệp là

trung tâm của phát triển nền kinh tế số. Các giao dịch TMĐT xuyên biên giới và các

giao dịch TMĐT được thực hiện trên mạng xã hội phát triển ngày càng nhiều. Nhiều

dịch vụ được các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT cung ứng trong môi

trường ảo nên việc nhận diện đúng bản chất giao dịch và sự tồn tại các giao dịch là

vấn đề khó khăn trên thực tế hiện nay. Tình trạng các chủ thể có thực hiện giao dịch

mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong môi trường ảo nhưng không khai báo cho cơ quan

quản lý nhà nước tồn tại khá phổ biến, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh online

trên mạng xã hội. Thực trạng này dẫn đến các vấn đề trốn thuế, không thực hiện

nghĩa vụ của người nộp thuế trong các giao dịch TMĐT tồn tại ngày càng phổ biến

gây thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo sự cạnh tranh không bình đẳng

giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

3

Xuất phát từ thực tiễn như đã đề cập ở trên, trong thời gian qua có rất nhiều

công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề thuế

và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Với các công trình ở ngoài nước được đặt

trong bối cảnh và điều kiện khác với Việt Nam nên các nghiên cứu đó mang tính chất

tham khảo cho việc học tập các kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài. Với các công

trình ở trong nước thì theo nghiên cứu của NCS, chưa có một luận án nào nghiên cứu

chuyên sâu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, các công trình đã được công

bố có nghiên cứu về quản lý thuế với hoạt động TMĐT được thực hiện dưới các hình

thức luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các bài báo. Chính vì

vậy, đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực và đảm bảo không trùng lắp với một luận án

nào khác.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu chung:

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế của cơ quan thuế đối

với hoạt động TMĐT phù hợp với thực tiễn phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn

đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Các mục tiêu cụ thể:

Một là, xác định các khoảng hở nghiên cứu từ các công trình đã công bố, từ

đó tìm ra hướng nghiên cứu của luận án đối với vấn đề quản lý thuế đối với hoạt

động TMĐT ở Việt Nam.

Hai là, xây dựng khung lý thuyết làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng

quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằm

tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn

2030.

Ba là, làm rõ những kết quả đã đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên

nhân của những hạn chế về thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt

Nam đến thời điểm năm 2018.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!