Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1014

Quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC HỮU

QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC HỮU

QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

thực hiện cùng với sự dẫn dắt nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

trong thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu

khác nhau, các nguồn thông tin được tổng hợp, khái quát đưa vào luận văn một

cách hợp lý và đúng quy định.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn là khách

quan, trung thực và chưa từng được công bố, sử dụng trong bất kỳ công trình

nghiên cứu nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Đức Hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS

Nguyễn Vũ Bích Hiền đã tận tình giúp đỡ, định hướng khoa học và luôn động viên,

khích lệ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy, cô

giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

đã trực tiếp giảng dạy, chỉ đạo trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu các trường THPT trên địa bàn

huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tôi nhiều tư

liệu, thông tin cũng như đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận

văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng,

tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Đức Hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ........................................................................ix

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................... 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4

5. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4

7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................... 5

8. Cấu trúc của Luận văn ..................................................................................... 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY

HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN QUẢN

LÝ SỰ THAY ĐỔI............................................................................................... 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 8

1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 8

1.1.2. Ở Việt Nam.............................................................................................. 10

1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 15

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục........................................................................ 15

1.2.2. Thiết bị dạy học, quản lý thiết bị dạy học ............................................... 19

1.2.3. Quản lý sự thay đổi, quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận

quản lý sự thay đổi .................................................................................. 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3. Lý luận về sử dụng thiết bị dạy học ........................................................... 23

1.3.1. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông...... 23

1.3.2. Đặc trưng, yêu cầu, của thiết bị dạy học ................................................. 27

1.3.3. Phân loại thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông........................ 28

1.3.4. Các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông ........ 30

1.4. Nội dung quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông

theo tiếp cận quản lý sự thay đổi............................................................. 31

1.4.1. Lý luận về quản lý sự thay đổi ................................................................ 31

1.4.2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu sử dụng thiết bị hiện đại để đổi mới dạy học....... 38

1.4.3. Phát triển năng lực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên

của nhà trường ......................................................................................... 40

1.4.4. Xây dựng môi trường hỗ trợ, động viên, khuyến khích giáo viên sử

dụng thiết bị dạy học hiện đại ................................................................. 41

1.4.5. Củng cố những thay đổi trong sử dụng thiết bị dạy học và xây dựng

văn hóa nhà trường.................................................................................. 43

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường

trung học phổ thông................................................................................. 44

1.5.1. Các yếu tố bên trong................................................................................ 44

1.5.2. Các yếu tố bên ngoài ............................................................................... 45

Kết luận chương 1.............................................................................................. 46

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở

CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH ............. 47

2.1. Tổng quan về huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ..................................... 47

2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 47

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................ 48

2.1.3. Tình hình giáo dục, đào tạo ..................................................................... 49

2.2. Thực trạng việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ

thông huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ............................................... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.1.1. Thực trạng thiết bị dạy học...................................................................... 51

2.1.2. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong nhà trường ..... 55

2.3. Thực trạng quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ

thông huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ............................................... 59

2.3.1. Thực trạng việc xác định tầm nhìn, mục tiêu sử dụng thiết bị dạy học

hiện đại để thực hiện đổi mới dạy học .................................................... 59

2.3.2. Thực trạng phát triển năng lực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho

giáo viên của nhà trường ......................................................................... 62

2.3.3. Thực trạng xây dựng môi trường hỗ trợ, động viên, khuyến khích giáo

viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại..................................................... 68

2.3.4. Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng thiết bị dạy học và

xây dựng văn hóa nhà trường.................................................................. 71

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng ............................................................... 74

2.5. Đánh giá thực trạng .................................................................................... 76

2.5.1. Những thành tựu...................................................................................... 76

2.5.2. Những hạn chế......................................................................................... 77

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng.................................................................... 78

Kết luận chương 2.............................................................................................. 82

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH

BẮC NINH THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI............................... 83

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 83

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 83

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 83

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ........................................................... 84

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................................. 85

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 85

3.2. Các biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học

phổ thông huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận quản lý

sự thay đổi ............................................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò của thiết bị dạy

học hiện đại.............................................................................................. 86

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy

học hiện đại cho giáo viên....................................................................... 89

3.2.3. Xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học

hiện đại .................................................................................................... 92

3.2.4. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng .................................................... 95

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học,

hình thành văn hóa trong nhà trường ...................................................... 97

3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 100

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 100

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm......................................................................... 100

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 100

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm.................................................................... 100

Kết luận chương 3............................................................................................ 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 108

PHỤ LỤC...............................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

MTDH : Mục tiêu dạy học

NDDH : Nội dung dạy học

NVTB : Nhân viên thiết bị

PPDH : Phương pháp dạy học

QLGD : Quản lí giáo dục

TBDH : Thiết bị dạy học

THPT : Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục TBDH tối thiểu cấp THPT ........................................27

Bảng 2.1. Thống kê số lượng TBDH hiện có..............................................52

Bảng 2.2. Thực trạng về số lượng TBDH....................................................53

Bảng 2.3. Thực trạng về chất lượng TBDH ................................................54

Bảng 2.4. Thực trạng về tính hiện đại của TBDH.......................................54

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng TBDH ............................55

Bảng 2.6. Thực trạng về tần suất sử dụng TBDH .......................................56

Bảng 2.7. Thực trạng về hiệu quả sử dụng TBDH......................................58

Bảng 2.8. Thực trạng xác định tầm nhìn, mục tiêu sử dụng TBDH hiện

đại đối với CBQL........................................................................60

Bảng 2.9. Đánh giá của GV về việc xác định tầm nhìn, mục tiêu sử

dụng TBDH hiện đại ...................................................................61

Bảng 2.10. Thực trạng về kĩ năng sử dụng TBDH hiện đại của giáo viên....62

Bảng 2.11. Thực trạng phát triển năng lực sử dụng thiết bị dạy học hiện

đại cho giáo viên .........................................................................64

Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng môi trường hỗ trợ, động viên, khuyến

khích GV sử dụng TBDH hiện đại..............................................68

Bảng 2.13. Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH và

xây dựng văn hóa nhà trường đối với CBQL..............................71

Bảng 2.14. Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH và

xây dựng văn hóa nhà trường đối với GV...................................73

Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH ở các

trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ......................75

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp...............100

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp .................102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố của quá trình dạy học (Theo tài liệu ôn tập

nghiệp vụ chuyên ngành thiết bị)..............................................24

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hệ thống TBDH (Theo tài liệu ôn tập nghiệp vụ

chuyên ngành thiết bị)...............................................................28

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .............................................47

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật, xu thế chuyển dịch sang

nền kinh tế tri thức, xu thế hội nhập quốc tế… đã đưa đến những thay đổi lớn

lao, đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều

quốc gia. Nhân tố quan trọng và là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chính

là giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX

đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan

trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện

để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội một cách

bền vững …”. Từ đó phải“…đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo

theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá,

hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,

phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học”.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, ngoài nội dung chương trình, phương pháp

dạy học thì hệ thống thiết bị dạy học trong nhà trường đóng một vai trò hết sức

quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Sử dụng hiệu quả các thiết

bị dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò, có ý nghĩa và

vai trò rất to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Giúp người giáo viên phát huy hết

năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận

thức của học sinh trở nên tích cực hơn, hiệu quả hơn. Thiết bị dạy học góp phần

vào việc thực hiện đa dạng hoá các hình thức dạy học, nó chứa đựng tiềm năng

tri thức và phương pháp nhằm tạo điều kiện và kích thích các hoạt động trong

quá trình học tập. Nếu thiết bị dạy học đủ và đa dạng sẽ cho phép tổ chức nhiều

hình thức hoạt động dạy học phong phú và có hiệu quả. Hệ thống thiết bị dạy

học hiện đại có khả năng xây dựng, hình thành, củng cố, hệ thống hoá, vận dụng

2

kiến thức vào thực tiễn. Thiết bị dạy học chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào

các sự vật và hiện tượng, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một

cách sinh động, có khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người dạy và người học

như: tăng tốc độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng thông tin;

thực hiện các PPDH tích cực nhằm tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức,

rèn luyện kĩ năng làm việc, học tập, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri

thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến

các hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động

dạy học. Như vậy, thiết bị dạy học là một nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng

dạy học, là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học, là yếu tố

quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc tìm ra các biện pháp

hữu hiệu để nâng cao trình độ, khả năng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, đặc

biệt thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý là yêu cầu

bức thiết và mang ý nghĩa chiến lược của ngành giáo dục để góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục nói chung.

Quản lý sự thay đổi là một lý thuyết quản lý coi thay đổi như là một điều

kiện để phát triển và quản lý sự thay đổi là một nhiệm vụ của người quản lý.

Nhiệm vụ này đòi hỏi người quản lý phải nhận diện được những yêu cầu cần thay

đổi, phân tích tình hình của tổ chức và tìm ra những con đường, cách thức thực

hiện đổi mới thành công. Bất kỳ sự đổi mới nào của nhà trường, trong đó có

những thay đổi để tăng tính hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT thì

lý thuyết quản lý sự thay đổi đều hữu ích để có thể nghiên cứu đưa vào áp dụng

trong thực tiễn.

Là một huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, thuộc tỉnh

Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương. Nằm trong vùng kinh

tế trọng điểm phía nam tỉnh Bắc Ninh nên Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận

lợi cho phát triển toàn diện kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục. Hệ thống các trường

THPT trên địa bàn huyện gồm ba trường công lập và một trường ngoài công lập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!