Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản Lý Nguồn Vốn Vay Từ Ngân Sách Nhà Nước Hỗ Trợ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1341

Quản Lý Nguồn Vốn Vay Từ Ngân Sách Nhà Nước Hỗ Trợ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tôi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI VĂN HÒA

QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ TẠI

HUYỆN KIM BÔI - TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2021

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2021

Người cam đoan

Bùi Văn Hòa

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi

lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Trường Đại học Lâm nghiệp đã trực tiếp

giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu tại trường.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Minh

Nguyệt, người đã tận tụy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể ban Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp

trong cơ quan Huyện đoàn, ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Bôi, tỉnh

Hoà Bình, bạn bè và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện về tinh thần,

vật chất, thời gian; động viên, chia sẻ, khích lệ tôi để tôi hoàn thành luận văn.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố

gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong

các thầy giáo, cô giáo và các bạn quan tâm góp ý.

Xin trân trọng cảm ơn !

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... vii

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN

VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM

KINH TẾ.......................................................................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn vay tư NSNN hỗ trợ thanh niên làm kinh

tế .................................................................................................................... 5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................ 5

1.1.2. Các hoạt động làm kinh tế của thanh niên được hỗ trợ bằng

nguồn vốn vay từ ngân sách Nhà nước ............................................ 8

1.1.3. Vai trò của nguồn vốn vay đến hỗ trợ thanh niên làm kinh tế 9

1.1.4. Mục tiêu, đặc điểm vốn vay từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ

thanh niên làm kinh tế. .................................................................. 10

1.1.5. Nội dung quản lý vốn vay từ NSNN hỗ trợ thanh niên.......... 10

1.1.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn vay từ ngân sách nhà

nước (NSNN) cho thanh niên làm kinh tế qua tổ chức Đoàn .......... 14

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn vay từ NSNN

hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ......................................................... 15

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn vay tư NSNN hỗ trợ thanh niên làm

kinh tế.......................................................................................................... 22

1.2.1. Chính sách chung của Đảng và Nhà nước hỗ trợ thanh niên22

iv

1.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ thanh niên của một số huyện, thành đoàn30

1.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................ 34

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU35

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Bôi và Ngân hàng CSXH huyện Kim

Bôi ............................................................................................................... 35

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Kim Bôi......... 35

2.1.2. Đặc điểm cơ bản của ngân hàng chính sách xã hội huyện Kim Bôi...43

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý vốn vay từ NSNN hỗ trợ

thanh niên làm kinh tế của huyện................................................... 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 45

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................. 45

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................... 46

2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................. 47

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 49

3.1. Thực trạng quản lý hoạt động vay vốn từ Ngân hàng CSXH hỗ trợ

thanh niên làm kinh tế tại Kim Bôi............................................................. 49

3.1.1. Nguồn vốn hỗ trợ thanh niên vay vốn làm kinh tế tại huyện

Kim Bôi.......................................................................................... 49

3.1.2. Điều kiện, tiêu chí vay vốn hỗ trợ thanh niên làm kinh tế .... 50

3.1.3. Thực trạng quản lý vốn vay từ NSNN hỗ trợ thanh niên làm

kinh tế tại huyện Kim Bôi............................................................... 55

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn vay hỗ trợ thanh niên làm kinh

tế tại huyện Kim Bôi ................................................................................... 73

3.2.1. Về cơ chế chính sách ........................................................... 73

3.2.2. Nhân tố lãi suất cho vay ...................................................... 74

3.2.3. Phương thức cho vay ........................................................... 75

3.2.4. Trình độ, ý thức của thanh niên vay vốn .............................. 76

3.2.5. Nhân tố khác........................................................................ 77

v

3.3. Đánh giá chung .................................................................................... 78

3.3.1. Những thành công................................................................ 78

3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế ........................................................ 82

3.3.3. Nguyên nhân ........................................................................ 87

3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nguồn vốn vay từ ngân hàng

nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở huyện Kim Bôi ......................... 90

3.4.1.Phương hướng tạo nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ

trợ thanh niên làm kinh tế ở huyện Kim Bôi................................... 91

3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn vay từ ngân

sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở huyện Kim Bôi ...... 91

3.4.3. Kiến nghị ............................................................................. 97

KẾT LUẬN.................................................................................................. 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101

PHỤ LỤC...........................................................................................................

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết tắt đầy đủ

BĐD Ban đại diện

DSCV Doanh số cho vay

ĐTN Đoàn thanh niên

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HPN Hội phụ nữ

HĐQT Hội đồng quản trị

HĐND Hội đồng nhân dân

HCCB Hội cựu chiến binh

HND Hội nông dân

KFW Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

NHN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTM Ngân hàng thương mại

NQ Nghị quyết

NQHHN Nợ quá hạn hộ nghèo

SXKD Sản xuất kinh doanh

TD Tín dụng

TDNTD Tổng dư nợ tín dụng

TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân

TN VVK Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

TW Trung ương

UBND Uỷ ban nhân dân

XĐGN Xoá đói giảm nghèo

WB Ngân hàng thế giới

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Bôi năm 2020......................... 38

Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình....................... 42

Bảng 3.1. Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho thanh niên vay vốn ủy thác............ 58

theo chương trình cho vay của NH CSXH đến hết năm 2020........................ 58

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu vay vốn ủy thác theo chương trình cho

vay của Ngân hàng chính sách xã hội............................................................ 60

Bảng 3.3. Tình hình giải ngân vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay........ 61

ủy thác do Đoàn Thanh niên quản lý .............................................................. 61

Bảng 3.4. Kết quả cho vay hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại NH CSXH....... 63

Bảng 3.5. Số liệu vay vốn ủy thác qua Đoàn thanh niên ................................ 65

Bảng 3.6. Tổng hợp phiếu điều tra khảo sát các hộ gia đình thanh niên về

nguồn vốn vay làm kinh tế tại huyện Kim Bôi ............................................... 66

Bảng 3.7. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát cấp huyện ............................. 70

Bảng 3.8. Dư nợ ủy thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội (tính

đến hết 31/12/2020)......................................................................................... 71

Bảng 3.9. Tổng hợp phiếu điều tra khảo sát cán bộ làm công tác triển khai,

quản lý nguồn vốn vay cho thanh niên ........................................................... 84

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình........................ 36

Hình 3.1: Quy trình của hộ vay vốn nguồn vốn Trung ương.......................... 62

Hình 3.2: Quy trình hộ vay vốn giải quyết việc làm....................................... 63

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn và tiên phong trong phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra chủ trương,

đường lối, chính sách tạo điều kiện, môi trường cho thanh niên được tham gia

công việc một cách chủ động, sáng tạo, phát huy, cống hiến tài năng và sức

trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

của đất nước. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một bộ phận trong

hệ thống chính trị của Việt Nam và do đó hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Đoàn.

Các hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế được các cấp bộ Đoàn chú

trọng đẩy mạnh, đặc biệt là các hoạt động tăng cường hỗ trợ nguồn lực về vốn

và ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo cơ hội

cho thanh niên lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng bằng sức

lực và trí tuệ của mình, tham gia phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Qua thực tiễn hoạt động, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên sản

xuất kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế thanh niên có giá trị, đạt hiệu

quả cao, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập thường xuyên, ổn định

cho thanh niên.

Huyện Kim Bôi hiện có 40 nghìn thanh niên chiếm gần 33% dân số toàn

huyện (tính đến 31/12/2020 dân số huyên Kim Bôi là 120.584 người), là lực

lượng có trình độ học vấn cao, bản lĩnh chính trị, năng động, sáng tạo. Tuy

nhiên, trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, sự tác

động từ mặt trái của cơ chế thị trường, trước yêu cầu ngày càng cao của sự

nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện và đất nước, thanh niên

càng mong muốn được tạo điều kiện để phát huy hơn vai trò trong các hoạt

động kinh tế. Do đó công tác hỗ trợ nói chung cho thanh niên phát triển kinh tế

và hỗ trợ từ nguồn ngân sách thông qua Đoàn Thanh niên (ĐTN) có ý nghĩa

2

quan trọng đối với thanh niên huyện Kim Bôi hiện nay. Tuy nhiên, công tác hỗ

trợ này của tổ chức Đoàn Thanh niên huyện Kim Bôi có phát huy được hiệu

quả hay không phụ thuộc đáng kể vào chính sách, cơ chế quản lý của hệ thống

tổ chức Đoàn, chính quyền huyện Kim Bôi và các cơ quan chức năng.

Từ những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ

bản, có hệ thống vấn đề chính sách, biện pháp quản lý hỗ trợ cho thanh niên

phát triển kinh tế ở huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình, góp phần xây dựng

kinh tế huyện tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu

rộng vào nền kinh tế thế giới. Với mong muốn trên, tác giả đã lựa chọn đề

tài“Quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh

tế tại huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình” để thực hiện nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích, đánh giá mô hình quản lý nguồn vốn vay từ ngân

sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại huyện Kim Bôi là cơ

sở đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn vay từ NSNN

hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

quản lý vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế.

- Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ

trợ thanh niên làm kinh tế tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

- Phân tích nguyên nhân thành công và hạn chế mô hình quản lý nguồn

vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại huyện Kim

Bôi, tỉnh Hòa Bình.

- Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn vay từ

NSNN hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trong

thời gian tới.

3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về

chính sách, biện pháp, hiệu lực quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước

hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, tập trung vào những biện pháp hỗ trợ từ phía tổ

chức Đoàn Thanh niên.

Đối tượng khảo sát là các hộ thanh niên, đại diện cho các tổ tiết kiệm

và vay vốn do Đoàn thanh niên quản lý.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi về nội dung: Thanh niên làm kinh tế có phạm vi rộng do

nhiều nhân tố tác động và bao gồm các loại hình hoạt động cụ thể phong phú.

Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự quản lý của tổ chức Đoàn

thanh niên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đối với nguồn vốn vay từ NSNN hỗ

trợ cho thanh niên sống ở huyện Kim Bôi với mục tiêu nhằm phát triển kinh

tế, trong đó tập trung vào mô hình kinh tế thanh niên. Các sự hỗ trợ khác

không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Nguồn vốn vay từ NSNN hỗ

trợ thanh niên, đề tài nghiên cứu từ nguồn của Ngân hàng chính sách xã hội

đang quản lý.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện

Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

- Phạm vi về thời gian: Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu, đánh

giá công tác quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho thanh

niên làm kinh tế từ năm 2018 - 2020, đề xuất giải pháp trong thời gian tới.

+ Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2018 đến năm 2020

+ Thu thập số liệu sơ cấp năm 2021

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn vay từ ngân sách nhà nước

hỗ trợ thanh niên làm kinh tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!