Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất lượng ở trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1574

Quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất lượng ở trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ MẠNH HÀ

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN

PHỤC VỤ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ MẠNH HÀ

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN

PHỤC VỤ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ANH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tìm tòi, nghiên

cứu và vận dụng những kinh nghiệm thực tế trong quá trình tổ chức Tự kiểm định tại

trường Trung Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và kiến thức trong các lớp đào tạo

Kiểm định viên mà tôi đã theo học và kinh nghiệm trong quá trình giảng bài cho các

lớp Tự kiểm định chất lượng dạy nghề, các lớp đào tạo Kiểm định viên và quá trình

đi kiểm định tại các trường đào tạo nghề trong cả nước.

Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác (nếu có) đều

được trích dẫn nguồn gốc.

Luận văn này cho đến nay chưa từng được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo

vệ luận văn nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa hề được công bố trên bất kỳ

phương tiện thông tin nào.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả

Vũ Mạnh Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trong thời gian qua ngoài sự nỗ lực của bản

thân, Tác giả bản luận văn còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô giáo

trong Khoa sau đại học – Trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, các đồng

nghiệp và gia đình.

Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Trần Anh

Tuấn, người thầy hướng dẫn khoa học trực tiếp và đã giành nhiều thời gian để góp ý,

chỉnh sửa bản thảo của luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Vụ kiểm định chất lượng

dạy nghề (TCDN) và Ban giám hiệu, Ban Kiểm định chất lượng Trường Trung cấp

nghề Nam Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ cung cấp số liệu, tài liệu quý giá trong

quá trình thực hiện luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm của

bản thân còn nhiều hạn chế, do đó luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất

định, rất mong quý Thầy, Cô và các anh chị đồng nghiệp xem xét, đóng góp ý kiến để

luận văn được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả

Vũ Mạnh Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC............................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT ....................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................2

5. Khách thể, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................2

6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG TỰ

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ...................3

1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................3

1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý hệ thống thông tin trong giáo dục ...........................3

1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hệ thống thông tin trong kiểm định chất lượng

trường trung cấp nghề....................................................................................6

1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................11

1.2.1. Quản lý...........................................................................................................11

1.2.2. Hệ thống thông tin và quản lý hệ thống thông tin ...........................................12

1.2.3. Quản lý giáo dục và Quản lý hệ thống thông tin giáo dục ...............................14

1.2.4. Chất lượng dạy nghề và Kiểm định chất lượng dạy nghề ................................16

1.2.5. Tự kiểm định chất lượng dạy nghề .................................................................18

1.2.6. Quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất lượng dạy nghề ...............19

1.2.7. Biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định CLDN...............19

1.2.8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20

1.3. Những vấn đề cơ bản của kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề ..........21

1.3.1. Trường Trung cấp nghề trong Hệ thống giáo dục quốc dân ............................21

1.3.2. Mục đích, chức năng và Phương pháp của kiểm định CLDN..........................22

1.3.3. Quy trình Tự kiểm định CLDN trong trường trung cấp nghề ..........................26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

1.4. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự

kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề................................................27

1.4.1. Vai trò của hệ thống thông tin trong kiểm định và tự kiểm định CLDN ..........27

1.4.2. Mục tiêu quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định CLDN.................29

1.4.3. Nội dung cơ bản của quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định..........29

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định

trường trung cấp nghề..................................................................................30

1.5.1. Các yếu tố khách quan....................................................................................30

1.5.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG TỰ KIỂM

ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM

THÁI NGUYÊN .........................................................................................32

2.1. Khái quát về các trường trung cấp nghề tại Thái Nguyên hiện nay ....................32

2.1.1. Các trường, loại hình và cơ cấu ngành nghề ...................................................32

2.1.2. Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên ....................................................32

2.2. Thực trạng hoạt động Kiểm định và Tự kiểm định chất lượng ở các trường

trung cấp nghề tại Thái Nguyên hiện nay.....................................................33

2.2.1. Sơ lược về hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục trung cấp chuyên

nghiệp ở Việt Nam ......................................................................................33

2.2.2. Kiểm định chất lượng trong hệ thống dạy nghề Việt Nam ..............................34

2.3 Thực trạng quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định CLDN tại

trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên....................................................36

2.31. Mô tả cách thức khảo sát .............................................................................36

2.3.2. Nhận thức của các cấp quản lý, cán bộ và giáo viên về tự kiểm định ...........36

2.3.3. Thực trạng hệ thống thông tin phục vụ TKĐ - CLDN tại trường trung

cấp nghề Nam Thái Nguyên ........................................................................38

2.3.4. Các kênh thông tin phục vụ Tự kiểm định CLDN tại trường Trung cấp

nghề Nam Thái Nguyên...............................................................................39

2.3.5. Những thận lợi và khó khăn của việc thu thập, phân tích và xử lý minh

chứng trong quá trình Tự kiểm định chất lượng dạy nghề............................41

2.4. Đánh giá chung quản lý hệ thống thông tin trong Tự kiểm định chất lượng

tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên ............................................43

2.4.1. Tồn tại.........................................................................................................43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.4.2. Nguyên nhân quản lý thông tin trong Tự kiểm định chất lượng tại Trường

Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên..............................................................44

2.4.3. Đánh giá công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất

lượng trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên ........................................45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................47

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ TỰ

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

NAM THÁI NGUYÊN ...............................................................................48

3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp quản lý .........................................................48

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ ....................................................................................48

3.1.2. Đảm bảo tính khách quan ...............................................................................48

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ...................................................................49

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ......................................................................................49

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .................................................................49

3.1.6. Nguyên tắc kế thừa và phát triển ....................................................................49

3.2. Biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại trường Trung cấp

nghề Nam Thái Nguyên...............................................................................50

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trường trung cấp nghề Nam

Thái Nguyên về công tác tự kiểm định ........................................................50

3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch tự kiểm định...................................................51

3.2.3. Tăng cường quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL..............................54

3.2.4. Cải tiến các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin......................60

3.2.5. Tổ chức hướng dẫn cán bộ giáo viên cách thu thập, xử lý thông tin...............65

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...................................77

3.3.1. Cách thức khảo sát .........................................................................................77

3.3.2. Kết quả và phân tích.......................................................................................77

Kết luận Chương 3...................................................................................................80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................81

1. Kết luận ...............................................................................................................81

2. Khuyến nghị.........................................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................83

CÁC PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT

1. ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

2. Bộ LĐTBXH Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

3. Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Cục KĐCLDN Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề

5. CNTT-QLGD Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

6. CSDN Cơ sở dạy nghề

7. CSĐT Cơ sở đào tạo

8. CTDN Chương trình dạy nghề

9. ĐBCL Đảm bảo chất lượng

10. ILO Tổ chức lao động quốc tế

11. KĐCL Kiểm định chất lượng

12. KĐCLDN Kiểm định chất lượng dạy nghề

13. QLCL Quản lý chất lượng

14. QLGD Quản lý giáo dục

15. QLCLGD Quản lý chất lượng giáo dục

16. SEAMEO Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á

17. TCDN Tổng cục Dạy nghề

18. TKĐ-CLDN Tự kiểm định chất lượng dạy nghề

19. WB Ngân hàng thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về vai trò công tác kiểm định

và tự kiểm định hiện nay. ............................................................37

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về hệ thống thông tin phục vụ

TKĐ - CLDN..............................................................................39

Bảng 3.1. Biểu đồ Gantt về các giai đoạn của quá trình Tự kiểm định ........58

Bảng 3.2. Lộ trình thực hiện Tự kiểm định CLDN của trường Trung

cấp nghề Nam Thái Nguyên........................................................59

Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp.............................78

Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ...................79

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System -

MIS) đã trở thành một lĩnh vực khoa học và đang phát huy vai trò to lớn của nó vào

nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có giáo dục; Những ứng dụng công nghệ

thông tin trong lĩnh vực quản lý giáo dục đã có nhiều bước tiến quan trọng, góp phần

nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, ứng dụng CNTT

được sử dụng nhiều, giúp nâng cao hiệu quả trong khai thác dữ liệu phục vụ cho hoạt

động quản trị trường học…

Công tác Kiểm định chất lượng dạy nghề (KĐCLDN) và Tự kiểm định chất

lượng dạy nghề (TKĐ-CLDN) tại các trường trung cấp nghề hiện bắt đầu được triển

khai. Tuy đã có một số kết quả nhất định, song nhìn chung còn gặp khó khăn trong

việc tổ chức thu thập, phân tích và xử lý minh chứng, hoặc có những minh chứng đưa

vào sử dụng nhưng không phù hợp với nội hàm của chỉ số trong quá trình kiểm định.

Tại Thái Nguyên hiện có 9 trường Trung cấp nghề đang triển khai công tác

TKĐ- CLDN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, từ việc triển

khai, thu thập minh chứng, phân loại,...đến quản lý các minh chứng để phục vụ cho

công tác Tự kiểm định CLDN.

Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định

chất lượng ở trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên” với mong muốn góp phần

tham mưu cho Ban giám hiệu các trường Trung cấp nghề trên địa bàn Thái Nguyên

thực hiện tốt công tác Tự kiểm định chất lượng dạy nghề, đồng thời góp phần nâng

cao hiệu quả công tác Kiểm định chất lượng các trường Trung cấp nghề hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ quá trình Tự kiểm định

chất lượng dạy nghề tại các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói

chung và tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nói riêng.

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về Quản lý hệ thống thông tin trong

Tự kiểm định chất lượng dạy nghề.

3.2. Đánh giá thực trạng công tác Quản lý hệ thống thông tin trong Tự kiểm định

chất lượng ở Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên hiện nay (Khảo sát tại

Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên trong thời gian 2011- 2013).

3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định

chất lượng ở Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất lượng trong các trường

Trung cấp nghề được quản lý bằng các biện pháp được xác lập dựa trên các cơ sở lý

luận quản lý giáo dục, quản lý thông tin và giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt

ra, thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác Tự kiểm định và Kiểm định chất lượng

các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

5. Khách thể, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

5.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống thông tin trong giáo dục

5.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự

kiểm định chất lượng ở Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.

5.3. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản

lý hệ thống thông tin phục vụ quá trình Tự kiểm định chất lượng ở Trường Trung cấp

nghề Nam Thái Nguyên.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo,

các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thông tin trong Tự kiểm định chất lượng

trường Trung cấp nghề

Chương 2: Thực trạng quản lý thông tin trong Tự kiểm định chất lượng tại

trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

Chương 3: Biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất

lượng tại trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG TỰ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý hệ thống thông tin trong giáo dục

1.1.1.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu thông tin trong giáo dục

Các kết quả nghiên cứu về thông tin giáo duc ̣ ở Viêt Nam giai đo ̣ an 1990 đ ̣ ến

nay, đươc nh ̣ óm thành ba chủ đề chính, đó

là

: Thông tin khoa hoc gi ̣ áo duc, h ̣ ê ̣thống

thông tin quản lý giáo duc v ̣ à hê ̣thống chỉ số giáo duc. Trên cơ s ̣ ở phân tích những

thành công và han ch ̣ ế của kết quả nghiên cứu về thông tin giáo duc trong th ̣ ế kỷ 21.

Trong bối cảnh hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay các hệ thống thông tin

trở thành yếu tố quan trọng trong hệ thống quản lý của các tổ chức, là chìa khoá giúp

quản lý có hiệu quả và góp phần tăng sức cạnh tranh các tổ chức trong môi trường

toàn cầu.

Giáo dục và đào tao ̣ (GD&ĐT) trong giai đoạn hiện nay phát triển với qui mô

tăng nhanh và mở rộng nhiều loại hình trường lớp ở tất cả các cấp bậc học... khiến

cho công tác quản lý giáo dục (QLGD) ngày càng trở nên phức tạp. Vai trò của thông

tin trong QLGD được coi trọng hơn với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý,

đặc biệt trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ quá trình lập kế

hoạch, xây dựng chính sách, theo dõi và đánh giá các hoạt động giáo dục.

Trên thế giới vấn đề thông tin giáo duc r ̣ ất đươc̣ coi trong v ̣ à phá

t triển đồng

hành vớ

i những đổi mớ

i của hê ̣thống QLGD. Tại hội thảo khu vực “Thông tin, Chính

sách và các vấn đề Quản lý Giáo dục”, do Văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương của UNESCO (UNESCO-PROAP) tổ chức năm 1997, vấn đề thông tin trong

QLGD là một trong những nội dung của hội thảo và đươc các quan chức cấp cao của ̣

17 nước thảo luận sôi nổi liên quan đến nhu cầu thông tin của các nhà quản lý

, cơ chế

sử dung v ̣ à cung cấp thông tin, vấn đề thu thập, xử lý và phổ biến thông tin phuc v ̣ u ̣

hiêụ quả viêc ra quy ̣ ết đi ̣ nh giáo duc.... ̣

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!