Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ thương mại của người hoa và người pháp ở thị trường việt nam nửa sau thế kỷ xix nửa đầu thế kỷ xx.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
891.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
949

Quan hệ thương mại của người hoa và người pháp ở thị trường việt nam nửa sau thế kỷ xix nửa đầu thế kỷ xx.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- 1 -

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

Quan hệ thƣơng mại của ngƣời oa và ngƣời Pháp ở thị

trƣờng Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Thúy Hằng

Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Hữu Giang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

- 2 -

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Người Hoa đến Việt Nam từ rất sớm. Theo nguồn thư tịch cổ, người Hoa có mặt

tại Việt Nam từ thế kỷ III trước công nguyên. Họ di cư sang nước ta do nhiều nguyên

nhân, một số người hồi hương nhưng phần lớn họ đã ở lại ổn định cuộc sống trên vùng

đất mới. Trải qua quá trình sống lâu dài, người Hoa đã tham gia vào các hoạt động

kinh tế của đất nước. Với khả năng nhạy bén trong lĩnh vực buôn bán người Hoa dần

khẳng định được vị trí vai trò của mình đối với nền thương mại nước ta đang ở thời kì

kém phát triển lúc bấy giờ.

Không giống như dân tộc láng giềng, người Pháp có mặt tại Việt Nam muộn hơn.

Đến thế kỷ XVI, khi chủ nghĩa tư bản đã khẳng định được vị thế tại châu Âu cũng là

lúc thị trường trở nên chật hẹp so với sức sản xuất dồi dào do sự thay thế lao động thủ

công bằng máy móc. Nhờ thành quả từ các cuộc phát kiến địa lý cùng sự phát triển của

ngành hàng hải những thương nhân phương Tây đã có mặt tại khu vực viễn đông ngày

một nhiều. Sự phát triển mạnh mẽ của giới tư bản Pháp cùng với sự góp sức của tôn

giáo mà người Pháp có được ưu thế trước thực dân Tây Ban Nha trên thị trường Việt

Nam. Những món lợi lớn trước mắt đã thúc đẩy tư bản Pháp đầu tư và từng bước đặt

dấu ấn bằng việc đô hộ vùng đất “vô chủ” này. Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã

cụ thể hóa ưu thế bằng việc nổ súng chính thức xâm lược và đô hộ nước ta trong ngót

một thế kỷ. Thông qua chính quyển bảo hộ, thương nhân Pháp thâm nhập sâu vào các

hoạt động buôn bán trên thị trường Việt Nam.

Trong khi thế giới bên ngoài đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết thì triều

Nguyễn không những không đổi mới tư duy nông nghiệp vốn không còn phù hợp mà

vẫn giữ lối sản xuất cũ. Chính sách đóng cửa cùng với tư tưởng“trọng nông ức

thương” đã kiềm chế nền thương nghiệp nước nhà. Trong khi đó, người Hoa với sự

nhạy bén, tháo vát trong lĩnh vực buôn bán đã trở thành một thế lực về thương mại đặc

biệt là ở khu vực Đàng Trong, Pháp lại có thế về quân sự, thương mại và đang muốn

khống chế thị trường. Do vậy, giữa hai lực lượng này đã hình thành mối quan hệ ràng

buộc về thương mại. Có thể nói rằng, nhà Nguyễn đã vô tình đẩy người Hoa và người

Pháp xích lại, bắt tay với nhau nhằm khai thác triệt để thị trường Việt Nam.

Việc tìm hiểu quan hệ buôn bán giữa người Hoa và người Pháp trên thị trường

Việt Nam sẽ đưa lại một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của nền thương

- 3 -

nghiệp nước ta ở một giai đoạn lịch sử nhạy cảm của dân tộc, thấy được quá trình lũng

đoạn thị trường của tư bản Pháp cũng như vai trò và ưu thế của người Hoa.

Hiện nay, người Hoa đã trở thành một bộ phận của dân tộc Việt. Việc tìm hiểu về

thế mạnh của từng dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là một công việc hết sức

cần thiết để vừa giúp đỡ dân tộc phát triển vừa tận dụng được thế mạnh kinh tế từ họ.

Với việc tìm hiểu hoạt động buôn bán của người Hoa trên đất nước ta, khóa luận mong

muốn cung cấp thêm nguồn thông tin để các nhà hoạch định chính sách vừa tận dụng

thế mạnh của người Hoa vừa tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển đóng góp tích

cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Với những lí do trên tôi chọn đề tài “Quan hệ thương mại của người Hoa và

người Pháp ở thị trường Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX” làm đề

tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xung quanh vấn đề về thương nhân người Hoa và giới thương nhân, tư bản Pháp

buôn bán trên thị trường Việt Nam mặc dù có nhiều bài viết, tài liệu liên quan song chỉ

mới dừng lại ở việc ghi chép tản mạn chưa thống nhất và cũng chưa có tài liệu nào đi

sâu nghiên cứu rõ vấn đề này. Qua quá trình tìm tòi tôi thấy ở một số sách báo và các

bài viết, nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài của mình cụ thể như sau:

Một vài bộ sử biên niên do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo, tiêu biểu là

Đại Nam thực lục có ghi chép dưới dạng biên niên về quan hệ thương mại giữa triều

Nguyễn với người Hoa, người Pháp. Trong đó, một số sự kiện về mối quan hệ giữa

người Hoa và người Pháp cũng được nhắc đến trong mối quan hệ tay đôi, tay ba giữa

người Hoa người Pháp và triều đình. Đây là nguồn tư liệu cổ quan trọng trong quá

trình thực hiện khóa luận.

Tác phẩm Nam Bộ xưa và nay là tập hợp nhiều bài viết trên tạp chí Xưa và Nay

được nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999 có nhiều bài viết liên

quan đến khung nội dung của đề tài như: Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 120 năm trước

đây của đồng tác giả Hoàng Trang - Hoàng Anh và Người Hoa ở Bạc Liêu của Phan

Trung Nghĩa. Đây là nguồn tư liệu bổ ích cho khóa luận.

Gần đây, để làm rõ về bộ mặt thương mại ở giai đoạn chủ nghĩa thực dân xâm

lược đến khi dân tộc ta thành lập được nhà nước hợp pháp, năm 2004, tác giả Nguyễn

Phan Quang đã cho xuất bản công trình nghiên cứu Thị trường lúa gạo Nam Kì (1860

– 1945). Tác phẩm là sự phản ánh toàn diện diễn tiến trên thị trường lúa gạo ở Nam

- 4 -

Kỳ trong suốt gần một thế kỷ. Người Hoa và người Pháp cũng được nhắc đến như một

chủ thể trong quá trình trao đổi tấp nập này và lẽ tất nhiên quan hệ buôn bán của

thương nhân Hoa – Pháp trên thị trường lúa gạo cũng được tác giả phản ánh khá rõ rệt.

Đất Gia Định – Bến Nghé xưa và người Sài Gòn của tác giả Sơn Nam với nội

dung như một cuốn dư địa chí về vùng đất Gia Định - Bến Nghé, phản ánh nhiều mặt

từ vị trí, điều kiện tự nhiên đến quá trình phát triển kinh tế, nét đặc trưng trong văn

hóa… mối quan hệ thương mại giữa người Hoa và người Pháp cũng được tác giả lồng

ghép trong khi triển khai nội dung tác phẩm.

Trên lĩnh vực nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đô thị Việt

Nam, tác giả Nguyễn Thừa Hỉ, Đỗ Bang và Nguyễn Văn Đăng đã hợp tác nghiên cứu

và cho ra đời tác phẩm Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn. Tác phẩm làm rõ quá trình

hình thành và phát triển của các đô thị từ Bắc tới Nam trong thời Nguyễn, sự đóng góp

thúc đẩy quá trình hình thành đô thị của người Hoa và người Pháp cũng như việc hợp

tác giữa hai lực lượng này cũng được các tác giả nhắc đến khá rõ trong tác phẩm.

Bên cạnh các sách đã được xuất bản, mối quan hệ thương mại giữa người Hoa và

người Pháp còn được đề cập trong nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu đăng trên các

website chuyên ngành, tiêu biểu như các bài viết Người Hoa với những đóng góp

trong việc xây dựng những trung tâm thương mại nổi tiếng vùng Nam Bộ xưa của tác

giả Phan Đình Dũng hoặc Vai trò của người Hoa trong việc hình thành và phát triển

các đô thị ở Trung và Nam Bộ Việt Nam (thế kỷ XVII-XIX) của ThS. Tống Thị Quỳnh

Hương. Các bài nghiên cứu này đều được đăng trên trang web Sugia.vn của Hội Khoa

học lịch sử Bình Dương với nội dung làm rõ vai trò và những đóng góp của người Hoa

đối với thương nghiệp Nam Bộ, từ phát triển thương mại đến hình thành đô thị, quá

trình hợp tác giữa thương nhân người Hoa và người Pháp cũng được các tác giả khai

thác dưới góc độ nội dung bài viết trình bày.

3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài khóa luận là các vấn đề xoay quanh quan

hệ thương mại giữa người Hoa và người Pháp. Vấn đề về người Hoa, người Pháp hoạt

động thương mại giữa người Hoa và người Pháp; quan hệ thương mại trên các lĩnh vực

của người Hoa và người Pháp ở thị trường Việt Nam. Từ đó có thể phác họa tương đối

chính xác về tình hình thương mại Việt Nam cũng như chính sách của vua Tự Đức

- 5 -

trong vấn đề quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp trong giai đoạn nửa

sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.

Ngoài ra, đề tài còn làm rõ về vai trò và những yếu tố tác động của mối quan hệ

thương mại giữa người Hoa và người Pháp cũng như ảnh hưởng của nó đến nền kinh

tế, thương mại Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.

Để thuận tiên trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, tôi xin làm rõ thêm về

khái niệm “người Hoa”. Có rất nhiều người nghiên cứu đề cập tới khái niệm này. Qua

tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa tôi xin đưa ra đối tượng nghiên

cứu của mình trong bài luận văn đó là: Những người có gốc Hán hoặc Hán hóa, đến từ

đất Trung Quốc và từ các cộng đồng người Hoa hải ngoại hoặc được sinh ra ở Việt

Nam, đã được ghi tên vào sổ nhân khẩu Việt Nam hay sổ của các Bang, là thần dân

hay chưa phải là thần dân của các vương triều Việt Nam nhưng có quyền lợi và nghĩa

vụ nhất định do chính quyền quy định; những người có tên trong Minh Hương, Thanh

Hà, Đại Minh Khách phố trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XX;

những người Hoa vì nhiều nguyên nhân mà di dân sang Việt Nam, các khách thương

do công việc làm ăn phải thường xuyên cư trú dài ngày ở Việt Nam, những người tị

nạn do nhiều nguyên nhân phải ở lại nước ta dù thời gian ngắn hay dài hoặc ở lại sống

định cư luôn.

“Người Pháp” trong phạm vi khóa luận bao gồm những nhà tư bản hoạt động

trong lĩnh vực thương mại, thương nhân (chủ yếu là tư thương) và chính quyền Pháp ở

Đông Dương can thiệp vào hoạt động thương mại.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài đi sâu tìm hiểu mối quan hệ thương mại

giữa người Hoa và người Pháp giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX trên

thị trường Việt Nam.

Giới hạn thời gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu các hoạt động

buôn bán trên lĩnh vực thương mại của người Hoa và người Pháp và những yếu tố tác

động đến mối quan hệ của người Hoa và người Pháp cũng như những ảnh hưởng của

nó tới thị trường Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về

quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp trên thị trường Việt Nam, các chính

- 6 -

sách của Pháp đối với người Hoa cũng như của nhà Nguyễn đối với thương mại Việt

Nam và những vai trò, tác động của mối quan hệ thương mại này đến nền thương mại

nước ta.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với bài khóa luận của mình, tôi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tìm hiểu khái quát về quá trình xâm nhập của người Hoa và người Pháp đến

Việt Nam và các thành phần du nhập để thấy rõ được quá trình hoạt động buôn bán

của người Hoa và người Pháp cũng như tính đặc biệt của mối quan hệ này.

- Phân tích mối quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp trong các lĩnh

vực trên thị trường Việt Nam.

- Tìm hiểu về chính sách của chính quyền bảo hộ đối với người Hoa và của triều

Nguyễn trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, rút ra những

nhận xét, đánh giá.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để phục vụ tốt nhất cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài khóa luận của mình,

tôi sử dụng các nguồn tư liệu thành văn chủ yếu sau:

- Các bộ sử do Nội các, Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn và các sách liên

quan đến người Hoa và người Pháp, các sách tham khảo… hiện đang được lưu trữ tại

các thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng, thư viện trường đại học sư phạm Đà Nẵng,

phòng học liệu khoa lịch sử, thư viện Tổng hợp Huế.

- Các công trình chuyên khảo về người Hoa và người Pháp từ các hội thảo

chuyên đề; báo, tạp chí kỷ yếu như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa & Nay.

- Một số công trình nghiên cứu, luận văn và sách giáo trình có liên quan tới đề

tài.

- Các thông tin, bài viết có liên quan trên mạng Internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi dựa trên quan

điểm sử học Mácxit, quan điểm của Đảng và Nhà nước để xem xét, đánh giá các sự

kiện.

- Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp

nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

- 7 -

Đồng thời tôi áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống

kê, mô tả... để triển khai tốt đề tài của mình.

6. óng góp của đề tài

Đề tài khóa luận hoàn thành sẽ góp phần tìm hiểu mối quan hệ thương mại giữa

người Hoa và người Pháp trên thị trường Việt Nam.

Đồng thời, khóa luận cũng chỉ ra được vai trò, vị trí và những tác động của quan

hệ thương mại của người Hoa và người Pháp đến nền thương mại Việt Nam, thấy được

những toan tính của người Pháp đối với ngành thương mại nước ta lúc bấy giờ.

Mặt khác, khi đề tài hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo trong học tập và

nghiên cứu cho những ai quan tâm đến vấn đề thương mại và về người Hoa, người

Pháp ở nước ta.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được cấu trúc thành 3

chương, cụ thể:

Chƣơng 1: Tổng quan về người Hoa và người Pháp ở Việt Nam

Chƣơng 2: Tình hình thương mại của người Hoa và người Pháp ở Việt Nam từ

nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX

Chƣơng 3: Quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp và những tác

động của nó tới thị trường Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!