Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ thương mại Việt - Trung thời phong kiến: từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
529.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1713

Quan hệ thương mại Việt - Trung thời phong kiến: từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 4 (91) Đối ngoại Việt Nam

12/2012 65 1 66 12/2012

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG

THỜI PHONG KIẾN: TỪ ĐẦU THẾ KỶ THỨ X

ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX

Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Tóm tắt

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử tồn tại bên nhau, mối quan hệ

thương mại giữa hai nước Việt - Trung tuy lúc thăng lúc trầm trong các

giai đoạn khác nhau nhưng hầu như chưa bao giờ bị gián đoạn. Thực tế

lịch sử đã cho thấy mối quan hệ ấy dưới mỗi thời kì, mỗi giai đoạn luôn

chịu tác động mạnh mẽ của quan hệ chính trị giữa hai nước. Và quan hệ

kinh tế Việt - Trung dưới thời phong kiến cũng không là ngoại lệ. Bài viết

này sẽ tập trung tìm hiểu mối quan hệ đó từ thế kỷ X (tức là sau khi Việt

Nam đã thoát khỏi cái “xích” trước đây vẫn “xiềng” mình thành một

châu, một quận của các triều đại phong kiến Trung Quốc để trở thành

một quốc gia phong kiến độc lập) đến năm 1885 (là năm kí kết Hiệp ước

Thiên Tân giữa Pháp và Trung Quốc, chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng

quốc - chư hầu giữa hai nước Việt - Trung). Trong khoảng thời gian dài

gần mười thế kỷ ấy, lịch sử vừa được chứng kiến không ít những cuộc

chiến tranh đổ máu do các vương triều phong kiến Trung Quốc phát

động, vừa được chứng kiến những thế kỷ hoà bình mà hai bên đã xây đắp

nên dựa trên các mối quan hệ ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa… Do

vậy, tìm hiểu mối quan hệ thương mại Việt - Trung trong khoảng thời

 Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

gian này sẽ giúp làm sáng rõ hơn về một thời kỳ tiêu biểu cho bản chất

của những mối quan hệ bang giao phức tạp giữa hai nước vừa mang

những đặc trưng chung của quan hệ Việt - Trung , vừa có những đặc

điểm riêng của giai đoạn này .

Mối giao lưu kinh tế đầu tiên giữa hai nước theo lẽ tự nhiên bắt đầu

từ chính những vùng biên giới. Chính sự gần gũi về mặt địa lý cũng như

sự thân thiết trong tình nghĩa giữa các dân tộc ở vùng biên cương hai

nước là điều kiện để hai bên trao đổi các sản vật cũng như những kinh

nghiệm làm ăn. Ngay từ thế kỷ III trước công nguyên (TCN), kỹ thuật

trồng lúa nước và chế tác trống đồng từ phương Nam đã được truyền lên

phương Bắc. Trong khi đó, phương pháp bón phân, tát nước, chế tạo và

sử dụng các công cụ bằng kim loại lại từ phương Bắc chuyển xuống

phương Nam.

1 Đây cũng là một biểu hiện quan trọng minh chứng cho

tính văn hóa của quan hệ thương mại Việt - Trung trong lịch sử. Cùng

với đó, hoạt động trao đổi buôn bán trên cấp độ nhà nước cũng đã dần

xuất hiện.

Từ năm 111 TCN đến trước năm 939, nước ta bị đặt dưới ách đô hộ

suốt hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, nên quan hệ thương mại

chính thống giữa hai nhà nước độc lập không còn nữa. Phải tới thế kỷ thứ

X, khi xã hội Việt Nam thực sự bước vào con đường phát triển độc lập

với lực lượng và khả năng riêng của mình thì quan hệ thương mại giữa

hai nước Việt Nam và Trung Quốc mới chính thức được mở ra.

1 Theo Trần Huy Liệu, Quan hệ lịch sử giữa hai nước Việt - Trung, Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử, số 88, 1966.

, 12/2012:

65-92.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!