Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10 ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến
10
Một tên khác của Lí Thường Kiệt cho ta thêm một gợi ý về địa vị đó của hoạn
quan. Ông Hoàng Xuân Hãn trong Lí Thường Kiệt, khi đối chiếu với sách Trung
Quốc, thấy ông danh tướng của Lí cũng được gọi tên khác là Lí Thượng Cát. Do
cách phiên âm qua một thứ chữ không thể sát với âm vận bản xứ nên khó có thể
biết tên nào là đúng nhưng ta hãy đoán ra theo cung cách bình thường. Chữ
"thượng"/"thường" gần cận, thường được thấy phiên âm cho chữ "thằng". Và nó
không phải lúc nào cũng có ý nghĩa khinh miệt. Nguyễn Ánh gọi tướng Tây Sơn là
"thằng Sâm", "thằng Hưng" nhưng bia ruộng đời Trần chỉ chủ đất hẳn là theo tiếng
gọi thông tục đương thời, cũng như "thằng" ngày nay còn có ý nghĩa thân mật là
khác. Với chữ "cát" thì ta có câu chuyện tranh chấp binh quyền cũng đời Lí về Vũ
Cứt, Vũ Đái (chuyện năm 1150)... Ngay chữ "Kiệt" cũng có thể từ "Cứt" mà ra
như trong chuyện năm 1189 (Đại Việt Sử Lược, tr. 229): Vua sai quan lớn trong
triều xử vụ kiện Mạc Hiển Tích (chắc vì bị tố cáo tư thông với Thái hậu), quan sợ,
bị người đời chê: "Ngô Phụ quốc (giúp nước). là "lan (lồn), Lê Đô quan là "kích"
(kít/cứt). Vậy thì Thường Kiệt / Thượng Cát có thể là "thằng Cứt". Ông Hoàng