Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

QUẢ ĐẤT QUÊ HƯƠNG Chương III pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
392.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1368

QUẢ ĐẤT QUÊ HƯƠNG Chương III pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

QUẢ DẤT QUÊ HƯƠNG

Chương III: Sự hấp hối toàn cầu

Trong suốt thế kỷ XX, kinh tế, dân số, phát triển, sinh thái bắt đầu đã trở thành

những vấn đề liên quan đến mọi quốc gia và mọi nền văn minh, nghĩa là đến toàn

bộ thế giới.

Giờ đây trong những vấn đề này, một số đã trở thành quá hiển nhiên. Chúng ta hãy

điểm nhanh qua trước khi đề cập đến những thứ khác đôi khi ít rõ ràng hơn mà

chúng ta gọi là những vấn đề "hiển nhiên thứ yếu", vì sự vướng mắc về chúng vẫn

tạo nên " cái vấn đề trong những vấn đề".

Những vấn đề Quá hiển nhiên

Sự rối loạn của kinh tế thế giới

Mặc dầu nhờ vào những hỗn loạn tất yếu, hiển nhiên, thị trường thế giới có thể

được xem như một hệ thống tự tổ chức với khả năng sinh ra những điều chỉnh cho

chính mình. Vì thế người ta có thể giả định rằng nếu có vài cơ cấu kiểm soát quốc

tế là có thể làm dịu xuống những gia tăng quá độ, khắc phục được những tình

trạng suy thoái, rồi sớm muộn sẽ chữa chạy và ức chế được những cuộc khủng

hoảng.

Nhưng tất cả những hệ thống tự tổ chức thực ra đều có thể tự tổ chức sinh thái,

nghĩa là nó vừa độc lập, vừa tuỳ thuộc vào một / những hệ thống sinh thái của bản

thân nó. Chúng ta không thể nào xem kinh tế như một thực thể khép kín. Đó là

một lĩnh vực vừa tự trị, vừa tuỳ thuộc những lĩnh vực khác (văn hoá, xã hội, chính

trị), những lĩnh vực khác này cũng vừa độc lập lại vừa phụ thuộc lẫn nhau. Như

thế, tiên đề của kinh tế thị trường là xem như có một tổng thể hoàn chỉnh với

những cơ chế ăn khớp nhau. Nhưng cái tổng thể hoàn chỉnh này lại không hề tồn

tại trên bình diện toàn cầu.

Chính mối quan hệ với những gì phi kinh tế là cái mà khoa kinh tế hiện còn thiếu.

Kinh tế học là một khoa học mà trình độ toán học hoá cùng hình thức hoá càng

ngày càng trở nên chính xác, tinh vi. Nhưng những phẩm chất này lại chứa đựng

một khuyết điểm là sự trừu tượng làm nó xa rời khỏi bối cảnh (xã hội, văn hoá,

chính trị). Nó hơn được về mặt chính xác hình thức vì quên đi tính phức tạp của vị

trí thực sự của nó, nghĩa là quên rằng kinh tế vốn tuỳ thuộc vào cái vẫn tuỳ thuộc

vào nó. Cũng thế, tri thức kinh tế khi tự giới hạn trong lĩnh vực kinh tế sẽ không

còn khả năng dự báo những nhiễu loạn, biến đổi và như vậy sẽ sa vào trạng thái

mù loà về mặt chức năng.

Kinh tế thế giới dường như vẫn dao động giữa khủng hoảng và phi khủng hoảng,

rối loạn và tái điều chỉnh. Bị rối loạn nghiêm trọng, nó vẫn không ngừng gượng lại

bằng những điều tiết từng phần, nhiều khi với giá phải trả là phá huỷ vật chất (ví

dụ những thặng dư để bảo tồn giá sản phẩm) và những tổn thất dây chuyền về

nhân lực, văn hoá, đạo đức, xã hội (ví dụ thất nghiệp, tăng trồng những cây ma

tuý). Từ thế kỷ XIX, sự tăng trưởng kinh tế không phải chỉ trở thành một động lực

mà còn là một phương pháp điều tiết kinh tế bằng cách tăng cầu cùng một lúc với

cung. Nhưng đồng thời nó đã phá vỡ một cách vô phương cứu chữa những văn

minh thôn xóm, văn hóa cổ truyền. Nó đem đến nhiều cải thiện to lớn trên phương

diện mức sống, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều nhiễu loạn trong phương thức

sinh hoạt.

Dù sao đi nữa người ta đã thấy hình thành và xuất hiện trên thị trường thế giới

những hiện tượng sau:

- Sự hỗn loạn về giá cả nguyên vật liệu với những hậu quả dây chuyền tai hại.

- Tính chất nhân tạo và tạm thời của sự điều chỉnh bằng tiền tệ (can thiệp của

những ngân hàng trung ương để điều chỉnh hối suất, ví dụ để ngăn ngừa sự mất giá

của đồng đô la).

- Không thể nào tìm được cách điều chỉnh kinh tế cho vấn đề tiền tệ (nợ nước

ngoài trong đó là nợ của các nước đang phát triển lên đến hàng trăm tỷ đô la) cũng

như không thể nào tìm được cách điều chỉnh tiền tệ đối với các vấn đề kinh tế (để

mặc hay tái lập tự do trên giá bánh mì, cút-cút (1) v.v...) bởi vì những thứ này

đồng thời cũng là những vấn đề xã hội và chính trị.

- Sự ung thối gây ra bởi bọn ma-phia hoành hành trên tất cả các đại lục

- Tính dễ bị chao đảo của thị trường trước những xáo trộn không chỉ đơn thuần về

kinh tế (đóng cửa biên giới, phong toả, chiến tranh)

- Tính cạnh tranh trên thị thường thế giới kéo theo việc chuyên môn hoá của

những nền kinh tế địa phương và quốc gia, điều này gây ra sự liên kết càng ngày

càng cốt tử giữa mỗi thành viên với tất cả, nhưng nếu chẳng may có khủng hoảng

hay đảo lộn xã hội, chính trị, khối liên kết này khi tan vỡ sẽ đưa các thành viên và

tất cả lâm vào cửa tử.

Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế còn gây ra những hỗn loạn mới. Tính chất luỹ

thừa (tăng trưởng vô độ - ND) của nó không chỉ tạo nên một tiến trình suy thoái đa

dạng của sinh quyển mà còn đưa đến một tiến trình suy thoái nhiều mặt của tâm

quyển (psychosphère) tức là đời sống tinh thần, tình cảm, đạo đức của chúng ta và

tất cả cái đó kéo theo các hậu quả dây chuyền và tuần hoàn.

Sau nước, biển, nắng, những bộ phận của thân thể con người như máu, tinh trùng,

trứng, mô bào thai đã trở thành hàng hoá. Đúng như Mác đã tiên đoán, hậu quả

của văn minh, khi tất cả đều trở thành hàng hoá, sẽ đưa đến sự lụi tàn của quà

tặng, của sự cho không, biếu xén, phục vụ, giúp đỡ. Tính cách phi tiền tệ cơ hồ đã

biến mất, nó kéo theo sự suy thoái của những giá trị nằm ngoài cái bả lợi lộc, lời

lãi tài chính và sự khát khao giầu có...

Cuối cùng, một guồng máy đáng sợ đã khởi động như René Passet (Rơ-nê Pa-sê)

nói : " một cuộc đua tranh điên cuồng bắt con người dùng trăm phương ngàn kế

để tìm lấy sự dư thừa năng suất. Sự dư thừa này thay vì được phân chia cho những

người tiêu thụ, người làm công và người đầu tư thì chủ yếu lại bị đem dùng vào

việc giảm chi phí để có thêm thặng dư năng suất mới, rồi chính nó lại cũng v.v..."

(1). Trong cuộc cạnh tranh này, sự phát triển công nghệ sẽ được sử dụng ngay tức

khắc để nâng năng suất và tăng doanh thu, tạo và tăng chỉ số thất nghiệp (2), làm

rối loạn nhịp sống tự nhiên của con người.

Chắc chắn sự cạnh tranh sẽ cùng một lúc là yếu tố kích thích và điều chỉnh đối với

kinh tế, ngay cả những hỗn loạn của nó như trong sự hình thành những độc quyền

cũng có thể được khắc phục bởi những luật chống tờ-rớt, nhưng cái điều mới là sự

cạnh tranh quốc tế bắt đầu nuôi dưỡng một sự tăng tốc mà chúng ta phải hy sinh

cho nó sự thoải mái, những khả năng cải cách và nếu không phanh được nó lại, nó

sẽ dẫn chúng ta đến chỗ... nổ tung? tan rã? đột biến?

Sự mất quân bình nhân khẩu của thế giới

Năm 1800 chỉ có một tỷ người, hiện nay đã lên đến 6 tỷ. Người ta dự trù sẽ có

khoảng 10 tỷ vào năm 2050.

Sự tiến bộ của vệ sinh và y tế ở những nước nghèo làm giảm số trẻ tử vong mà

không làm giảm tỷ lệ sinh đẻ. Những phúc lợi và cải thiện do văn minh mang lại

làm giảm tỷ lệ sinh đẻ trong những xứ giầu. Nhưng mức độ tăng dân của thế giới

người nghèo không những đã bù đắp mà còn vượt quá sự giảm dân ở thế giới

người giàu. Cho đến bao giờ ? Những dự kiến thê thảm cho rằng nó sẽ vượt quá

khả năng sinh tồn, tạo thành nạn đói lan rộng, đẩy những làn sóng người bần cùng

di tản đến các nước Tây phương. Nhưng cũng có những nhân tố làm chậm lại tiến

trình này, đó là các chính sách hạn chế sinh đẻ (ấn độ, Trung quốc), khuynh hướng

tự nhiên ít con do tiến bộ của phúc lợi và sự hiện đại hoá các tập tục mang lại.

Vì vậy chúng ta không nên có cái nhìn phiến diện đối với tiến trình tiến hoá của

vấn đề nhân khẩu mà phải đặt nó vào bối cảnh phát triển tổng thể của xã hội, văn

hoá, chính trị.

Sự diễn biến của nhân khẩu vẫn còn tiếp tục có những điều không thể dự đoán

được. Đến nay ở Âu châu, các thay đổi lớn trong tăng giảm dân số đã nằm ngoài

mọi tiên liệu. Ví dụ có một sự tăng vọt dân số bất ngờ năm 1014 và tiếp tục trong

giai đoạn sau chiến tranh, rồi vào những năm cuối thập kỷ 50 bỗng xảy ra một sự

giảm dân số đột ngột khởi sự từ Béc-lanh và lan rộng ra khắp châu Âu. Mà cũng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!