Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

QUẢ ĐẤT QUÊ HƯƠNG Chương II pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
272.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
825

QUẢ ĐẤT QUÊ HƯƠNG Chương II pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

QUẢ DẤT QUÊ HƯƠNG

Chương II: Tấm thẻ căn cước địa cầu

Từ năm 1950 đến năm 1970 nhờ vào sự tiến triển đồng thời của khoa vật lý thiên

thể, địa cầu học, sinh vật học và cổ sinh vật học, những khái niệm tưởng chừng

bền vững nhất về bản chất của thiên nhiên, của trái đất, của sự sống và ngay cả của

con người đã bị đánh đổ. Những tiến bộ có tính cách mạng này đã cho phép xuất

hiện một ý thức toàn cầu mới.

Từ một vũ trụ đến một vũ trụ

Trong thời gian suốt mấy nghìn năm, trái đất đã là một trung tâm tối cao của vũ

trụ. Mặt trời và các hành tinh khác quay xung quanh nó một cách kính cẩn. Các

nhà thiên văn học thời cổ đại đã quan sát vũ trụ này, cái hệ thống thiên thể

Ptolémée (Ptô-lê-mê) mà giá trị còn tồn tại đến gần đây đã chứng minh điều đó.

Rồi với Copernic, Kepler, Galileo quả đất đã không còn là trung tâm vũ trụ nữa

mà thành một hành tinh hình cầu quay xung quanh mặt trời như những hành tinh

khác. Nhưng mặt trời vẫn còn ở trung tâm của tất cả mọi thứ. Cho đến cuối thế kỷ

XVIII, vũ trụ vẫn còn tiếp tục vâng theo một trật tự tuyệt vời, chứng tỏ một sự

toàn mỹ của đấng sáng tạo. Newton (Niu-tơn) đã đề xuất những định luật bảo

chứng cho cái vũ khúc hài hòa của guồng máy thiên thể. Vào đầu thế kỷ XIX,

Laplace đã đuổi đấng thượng đế - tạo hoá ra khỏi cái vũ trụ tự lực cánh sinh này,

cái vũ trụ tưởng chừng như đã trở thành một bộ máy hoàn hảo cho vạn đại. Đến

đầu thế kỷ XX, nó vẫn còn hoàn toàn ở trạng thái tĩnh. Ngay cả khi Einstein (Anh-

xtanh) đã bác bỏ tất cả tính trung tâm ưu việt của vũ trụ, nó vẫn còn giữ được tính

chất vĩnh hằng, tự mình đầy đủ và tồn tại một cách vô hạn.

Chỉ đến năm 1923 thiên văn học mới khám phá ra sự tồn tại của những thiên hà

khác. Những thiên hà này chẳng bao lâu sau lại cũng chỉ là một vài trong hàng

triệu những thiên hà khác. Từ lúc đó thiên hà của chúng ta đã bị đẩy ra rìa (mất

hẳn tính trung tâm của nó). Vào năm 1929, Hubble (Hub-bơn) phát hiện sự xê dịch

về phía đỏ của đường quang phổ chiếu ra từ những thiên hà xa xăm và như vậy đã

cung cấp dấu hiệu được kiểm chứng về sự bành trướng của vũ trụ. Những thiên hà

xa rời nhau liên tục bằng những vận tốc kinh hoàng, sự xáo trộn này làm đảo lộn

trật tự vĩnh hằng của vũ trụ.

Cái vũ trụ không ngừng bành trướng và phân tán này sẽ còn trải qua một cuộc đổi

dời lớn hơn nữa trong hậu bán thế kỷ XX. Năm 1965, Penzias (Pen-giax) và

Wilson (Win-sân) đã bắt được một tia bức xạ đẳng hướng (cùng từ các hướng -

isotrope, ND) đến từ nhiều chân trời vũ trụ, cái âm vang vũ trụ này (bức xạ bối

cảnh) chỉ có thể giải thích được bằng những cặn bã hoá thạch của một vụ bùng nổ

trước kia và giả thuyết về một vũ trụ mà sự bành trướng phân tán có thể là kết quả

của một tai biến ban sơ đã có cơ sở. Từ đó người ta đã giả dụ rằng từ một "sáng

quang" (Fiat lux) sơ khởi vũ trụ đã xuất hiện như một hình thức ánh sáng ở một

nhiệt độ cao 1011 độ K. Và trong khoảnh khắc, một phần triệu giây đầu tiên đã

sinh ra những quang tử cùng với những quác, điện tử, trung vi tử. Rồi, giữa sự xáo

trộn kịch liệt và nóng bỏng bắt đầu một quá trình nguội lại từ từ, trong quá trình đó

những hạt đã tạo nên những nhân, rồi những nguyên tử khinh khí. Từ nay trở đi

vấn đề cần phải làm cho sáng tỏ là: làm sao trong cái vũ trụ ban sơ đồng chất này

lại có thể xuất hiện những dị biệt đầu tiên mà chỉ có chúng mới giải thích được sự

phân tán của cái vũ trụ ban sơ thành những vũ trụ khổng lồ kích thước không

giống nhau, mẹ của các tinh hà và tinh tú. Đó là thông tin mà vệ tinh Cô-bơ

(Cobe) đã đem về năm 1992, sau khi phát hiện được những biến hoá cực nhỏ của

mật độ vật chất bên rìa vũ trụ xa hằng 15 tỷ năm ánh sáng và có lẽ chỉ ba trăm

nghìn năm sau biến cố khai thuỷ (1).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!