Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương trình và bất phương trình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
Nguyễn Hữu Cần
PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP
MÃ SỐ: 60 46 01 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Văn Nhỉ
Thái Nguyên - 2012
1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Văn Nhỉ
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Thanh Nhàn.
Phản biện 2: PGS.TS. Nông Quốc Chinh.
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Ngày 01 tháng 12 năm 2012
Có thể tìm hiểu tại
Thư viện Đại học Thái Nguyên
2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
Mục lục
Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Chương 1. Phương trình đại số 7
1.1. Mở rộng trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.1. Mở rộng đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.2. Mở rộng đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2. Tính đóng đại số của trường C . . . . . . . . . . . . . . 13
1.2.1. Tính đóng đại số của trường C . . . . . . . . . . 15
1.2.2. Giải phương trình đa thức . . . . . . . . . . . . . 21
1.3. Phương trình đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
Chương 2. Ứng dụng của phương trình đại số 30
2.1. Ứng dụng của phương trình đại số và mở rộng trường . . 30
2.1.1. Đa thức bất khả qui và số đại số trên Q . . . . . 30
2.1.2. Tính chia hết của một vài đa thức đặc biệt . . . . 36
2.1.3. Ứng dụng tính đóng đại số của C . . . . . . . . . 40
2.2. Ứng dụng của phương trình đại số trong Hình học . . . . 45
2.2.1. Điểm và đường dựng được . . . . . . . . . . . . . 45
2.2.2. Không thể gấp đôi một hình lập phương . . . . . 47
2.2.3. Không thể cầu phương hình tròn . . . . . . . . . 47
2.2.4. Không thể chia một góc tùy ý thành ba góc nhỏ
bằng nhau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.2.5. Dựng đa giác đều n cạnh với ϕ(n) = 2m . . . . . 49
2.2.6. Bài toán dựng tam giác . . . . . . . . . . . . . . 53
Chương 3. Ứng dụng vào giải Toán ở Trung học phổ thông 56
3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
3.1. Xây dựng phương trình đa thức bậc cao qua đẳng thức
lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
3.2. Xây dựng phương trình vô tỷ qua phương trình lượng giác 58
3.3. Xây dựng bất đẳng thức qua bất đẳng thức đã biết . . . 63
3.4. Xây dựng hệ phương trình qua số phức . . . . . . . . . . 66
Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Mở đầu
Trong Toán học việc vận dụng các công cụ của Toán học cao cấp để
giải quyết các vấn đề của Toán học sơ cấp luôn luôn là điều thú vị và có
ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta biết rằng các bài toán sơ cấp chủ yếu được xét
trên trường Q hoặc trường R thì đây là các bài toán rất khó. Khi chúng
ta nhúng Q hoặc R vào C thì các bài toán này sẽ trở lên dễ đi rất nhiều.
Như chúng ta đã biết các vấn đề liên quan đến phương trình là một
phần quan trọng của Đại số và giải tích. Khi tiếp cận vấn đề này các em
học sinh giỏi, sinh viên và khá nhiều thầy cô giáo phổ thông thường gặp
nhiều khó khăn trong giải quyết các bài toán khó. Trong luận văn này,
chúng tôi trình bày lại khái niệm phương trình đại số, mở rộng trường,
chứng minh lại tính đóng của C . . . để giải quyết vấn đề đó.
Trong các kỳ thi Olympic Toán Quốc tế, thi học sinh giỏi Quốc gia,
thi Olympic sinh viên giữa các trường Đại học, cao đẳng, những bài toán
liên quan đến phương trình đại số cũng hay được đề cập và thường rất
khó, đòi hỏi người học, người làm toán phải có kiến thức rộng và sâu sắc
về mở rộng trường mới dễ dàng tìm ra được lời giải hay và chính xác.
Chẳng hạn, chúng ta xét hai ví dụ:
Ví dụ 0.0.1. mặt phẳng Oxy, một hệ các điểm An(xn, yn) được xác
định như sau:
A0(x0 = 3, y0 = 3), A1(x1 = 8, y1 = 5), A2(x2 = 58, y2 = 45), với n ≥ 2
An+2(xn+2 = 8xn+1 − 3xn − 3xn−1, y+2 = 5yn+1 + 10yn − 7yn−1).
Ta có
xn = C
0
n
yn + C
1
n
yn−1 + · · · + C
n−1
n
y1 + C
n
n
y0
yn = C
0
nxn − C
1
nxn−1 + · · · + (−1)n−1C
n−1
n x1 + (−1)nC
n
nx0.
Ví dụ 0.0.2. Cho f = cos u + C
1
n
cos(u + α)x + · · · + C
n
n
cos(u + nα)x
n
.
Giải phương trình f(x) = 0.
5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Ví dụ 0.0.1 là bài toán về dãy các số nguyên và Ví dụ 0.0.2 là giải
phương trình trên R, việc giải hai bài toán này trên Z hoặc R là rất khó
khăn. Nhưng nếu chúng ta giải quyết nó trên tập C thì dễ dàng tìm được
lời giải. Vì thế, một phương pháp để giải quyết những bài toán trên Q
hoặc R là xét bài toán trên một mở rộng trường F của Q hoặc R mà ở
đó bài toán sẽ dễ dàng hơn và nhiều khi còn giúp chúng ta tìm ra kết
quả mới.
Để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và việc trao đổi kinh
nghiệm giữa các thầy cô giáo dạy học sinh giỏi quan tâm và tìm hiểu
thêm về phần này, được sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của thầy Đàm
Văn Nhỉ, chúng tôi đã tìm hiểu và viết đề tài " Phương trình và bất
phương trình".
Đề tài giải quyết các vấn đề trọng tâm:
Chương 1. Phương trình đại số
Chương này tập trung trình bày về mở rộng trường, mở rộng đại số,
chứng minh lại Định lý cơ bản của Đại số, định nghĩa phương trình đại
số và chứng minh lại Định lý không điểm của Hilbert.
Chương 2. Ứng dụng của phương trình đại số
Trong chương này, chúng tôi trình bày một vài ứng dụng của mở rộng
trường, phương trình đại số và tính đóng của C để tìm hoặc chứng minh
một đa thức bất khả qui, xét tính chia hết của vài đa thức đặc biệt, phân
tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình và các ứng dụng trong
Hình học.
Chương 3. Ứng dụng vào giải Toán ở Trung học phổ thông
Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu một vài ứng dụng của công
thức Moivre để xây dựng các phương trình, hệ phương trình, bất đẳng
thức. Thông qua đó rèn luyện tư duy linh hoạt, tính sáng tạo cho học
sinh trung học phổ thông.
Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
của PGS.TS. Đàm Văn Nhỉ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thầy
đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của tác giả
trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Thầy.
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy (Cô) trong Trường Đại học Khoa
học - Đại học Thái Nguyên, phòng Đào tạo Trường Đại học Khoa học
cùng các thầy cô tham gia giảng dạy khóa Cao học 2010-2012. Đồng thời
tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp Cao học Toán K4C trường Đại học
Khoa học đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Bắc Ninh, Ban Giám
hiệu, các đồng nghiệp trường THPT Tiên Du số 1- Huyện Tiên Du -
Tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành kế hoạch
học tâp.
Tuy nhiên, do sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế và khuôn khổ
của luận văn thạc sĩ, nên trong quá trình nghiên cứu chắc sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự chỉ dạy và đóng góp
ý kiến của quý Thầy Cô và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Hữu Cần
7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn