Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học địa lí 12 - Trung học Phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----- -----
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----- -----
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý
Mã số: 62.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐẶNG VĂN ĐỨC
2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ
HÀ NỘI, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Liên
LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ to
lớn và quí báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến các Thầy hướng dẫn
khoa học PGS. TS. Đặng Văn Đức và PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ về sự giúp ñỡ tận
tâm và tạo mọi ñiều kiện ñể chúng tôi có thể hoàn thành luận án.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tập thể các Thầy Cô trong khoa Địa lí,
phòng Sau ñại học trường Đại học sư phạm Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ
chúng tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án.
Chúng tôi xin chân thành tri ân Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm và tập thể
cán bộ khoa Địa lí, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ñã ñộng viên,
khích lệ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Địa lí ở các tỉnh, thành như: TP Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Gia Lai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Sóc
Trăng và các học sinh các trường thực nghiệm ñã tham gia trả lời các phiếu hỏi ý
kiến giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn ñể nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Xin chân thành cám ơn các Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo Địa lí của
các trường thực nghiệm ñã tạo ñiều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong
suốt quá trình thực nghiệm ñề tài. Đó là các trường: THPT Trần Đại Nghĩa, Nguyễn
Chí Thanh, Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh, THPT Long Thành – Long Thành - Đồng
Nai, THPT Lương Thế Vinh – Tân Biên – Tây Ninh, THPT Phù Cát 2 – Phù Cát –
Bình Định.
Cuối cùng, xin cám ơn gia ñình, quí bằng hữu và ñồng nghiệp ñã quan tâm,
chia sẻ, ñộng viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 5, năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Liên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn ñề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Khách thể và ñối tượng nghiên cứu...................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Tổng quan vấn ñề nghiên cứu .............................................................................. 3
7. Quan ñiểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 10
8. Những ñóng góp của luận án ............................................................................. 15
9. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 15
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT ........................................................... 16
1.1. Hệ thống phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ñịa lí ở trường phổ thông ...... 16
1.1.1. Hệ thống phương pháp dạy học Địa lí .......................................................... 16
1.1.2. Hình thức tổ chức dạy học Địa lí .................................................................. 16
1.2 Khái quát về dạy học dự án .............................................................................. 17
1.2.1. Khái niệm dạy học dự án ............................................................................. 17
1.2.2. Đặc ñiểm dạy học dự án ............................................................................... 20
1.2.3. Cơ sở triết học của dạy học dự án ............................................................... 22
1.2.4. Phân loại dự án học tập ................................................................................ 24
1.2.5. Các giai ñoạn của dạy học dự án .................................................................. 26
1.2.6. Cấu trúc của dạy học dự án .......................................................................... 27
1.2.7. Yêu cầu ñối với thiết kế ñề cương một dự án học tập ................................... 28
1.2.8. Ưu ñiểm, hạn chế của dạy học dự án ............................................................ 30
1.2.9. Khả năng vận dụng dạy học dự án ở Việt Nam ............................................ 33
1.3. Đặc ñiểm tâm sinh lí học sinh trung học phổ thông ......................................... 35
1.3.1. Đặc ñiểm tâm sinh lí học sinh trung học phổ thông ...................................... 35
1.3.2. Tương quan giữa tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT và dạy học theo dự án 37
1.4. Đặc ñiểm chương trình, nội dung Địa lí 12 ..................................................... 39
1.4.1. Khái quát chương trình Địa lí 12 .................................................................. 39
1.4.2. Cấu trúc và nội dung chương trình Địa lí 12 ................................................ 40
1.4.3. Khả năng ứng dụng dạy học dự án qua chương trình Địa lí 12 ..................... 41
1.5. Thực trạng vận dụng dạy học dự án trong dạy học Địa lí 12 THPT ..................... 43
1.5.1. Phương thức tiến hành khảo sát ................................................................... 43
1.5.2. Kết quả ñiều tra khảo sát .............................................................................. 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ...................................................................................... 50
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................... 51
2.1. Xác lập hệ thống chủ ñề dự án trong chương trình Địa lí 12 ............................ 51
2.2. Nguyên tắc thiết kế và thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12 THPT ...... 55
2.2.1. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của HS và do chính HS thực hiện ....................... 55
2.2.2. Đảm bảo nội dung chương trình, SGK môn Địa lí 12 và mối quan hệ liên môn ......... 56
2.2.3. Đảm bảo gắn kết chặt chẽ với thực tiễn ñịa phương và linh hoạt theo ñiều
kiện của từng trường ........................................................................... 57
2.2.4. Đảm bảo thể hiện giá trị sống và kĩ năng sống ............................................. 58
2.3. Phương pháp thiết kế các dự án Địa lí 12 ........................................................ 58
2.3.1. Phương pháp thiết kế các thành phần cơ bản của dự án Địa lí 12 ................. 58
2.3.2. Thiết kế một số dự án Địa lí 12 .................................................................... 92
2.4. Tổ chức thực hiện các dự án Địa lí 12 ............................................................. 97
2.4.1. Qui trình tổ chức: ......................................................................................... 97
2.4.2. Ví dụ minh họa .......................................................................................... 106
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 113
CHƯƠNG 3 . THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................... 115
3.1. Mục ñích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm ......................................... 115
3.1.1. Mục ñích thực nghiệm ............................................................................... 115
3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm ............................................................. 115
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 117
3.2. Quy trình thực nghiệm .................................................................................. 118
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................ 118
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................. 119
3.2.3. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm ..................................................... 141
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 144
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ......................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
CHBH Câu hỏi bài học
CHĐH Câu hỏi ñịnh hướng
CHKQ Câu hỏi khái quát
CHND Câu hỏi nội dung
DHDA Dạy học dự án/Dạy học theo dự án/Dạy học dựa trên dự
án
DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐHSP TP HCM Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
ĐNB Đông Nam Bộ
GDPTBV Giáo dục vì sự phát triển bền vững
GV Giáo viên
HS Học sinh
HV Học viên
ITE Chương trình dạy học Intel – Khóa học cơ bản/Intel Teach
Essentials
ITGS Chương trình dạy học Intel – Khóa học khởi ñầu/Intel
Teach Getting Started
ITTF Chương trình dạy học cho tương lai của Intel/Intel Teach
to the Future
KHBD/UP Kế hoạch bài dạy/Unit Plan
KTĐG Kiểm tra ñánh giá
MC Master of Ceremonies: Người dẫn chương trình
MT Môi trường
NCS Nghiên cứu sinh
PBA Dạy học tiếp cận dự án/Project Based Approaching
PBL Dạy học theo dự án/Project Based Learning
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
SV Sinh viên
TĐ Trái Đất
TG Thế giới
THCS Trung học Cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTSP Thực tập sư phạm
XH Xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án ........................ 27
Bảng 1.2. Bảng so sánh 2 Mẫu kế hoạch bài dạy ................................................ 29
Bảng 1.3. Cấu trúc chương trình Địa lí 12 .......................................................... 40
Bảng 2.1. Hệ thống Chủ ñề dự án Địa lí 12......................................................... 51
Bảng 2.2. Hệ thống sản phẩm phổ biến và các tính năng chủ yếu ....................... 65
Bảng 2.3. Tính năng cơ bản của ñánh giá thành phần và tổng thể ....................... 79
Bảng 2.4. Bộ công cụ ñánh giá cho các dự án học tập Địa lí 12 .......................... 81
Bảng 2.5. Cách tính ñiểm cho học sinh trong dự án thông qua một số ñánh giá .. 82
Bảng 2.6. Cách thức hỗ trợ HS nhằm ñảm bảo dạy học phân hóa ....................... 83
Bảng 2.7. Phân loại nhóm học tập trong dạy học ................................................ 85
Bảng 2.8. Tiến trình thực hiện dự án ................................................................... 89
Bảng 2.9. Tiến trình thực hiện mô hình dự án bài học ......................................... 94
Bảng 2.10. Tiến trình thực hiện mô hình dự án tích hợp ....................................... 95
Bảng 2.11. Tiến trình thực hiện mô hình dự án kết hợp ........................................ 96
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ ñồ phân loại hình thức tổ chức dạy học Địa lí ................................ 17
Hình 1.2. Sơ ñồ phân loại các dự án học tập ....................................................... 25
Hình 2.1. Sơ ñồ xác ñịnh chủ ñề dự án của giáo viên ......................................... 60
Hình 2.2. Sơ ñồ xác ñịnh tiểu chủ ñề dự án của học sinh .................................... 62
Hình 2.3. Sơ ñồ phân loại sản phẩm học sinh trong dạy học dự án ..................... 64
Hình 2.4. Sơ ñồ quy trình tổ chức thực hiện dự án ............................................. 98
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn ñề tài
1. Mục tiêu giáo dục trong giai ñoạn Công nghiệp hóa, Hiện ñại hóa ñất nước
ñòi hỏi nhà trường phổ thông ñào tạo học sinh (HS) không chỉ nắm ñược kiến thức
khoa học, mà còn phải có năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn ñề mới mẻ của
bản thân mình, của xã hội và ñất nước. Luật giáo dục (2010) xác ñịnh: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ ñộng, sáng tạo
của HS; ...bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; ... ñem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh” [71, tr37 & 39].
2. Song hành cùng xu thế hội nhập, nền giáo dục Việt Nam ñã bước ñầu tiếp
cận với một số phương pháp giáo dục tiên tiến của thế giới, trong ñó có phương
pháp dạy học dựa trên dự án (DHDA). Phương pháp dạy học dựa trên dự án, từ lí
luận ñến thực tiễn ñã bước ñầu chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả,
góp phần ñào tạo những con người năng ñộng, sáng tạo, có năng lực tổ chức, có kĩ
năng giao tiếp, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sinh ñộng, mang lại niềm hứng
khởi trong học tập.
3. Môn Địa lí 12 – Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam, trang bị cho
HS những vấn ñề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh tế - xã hội của ñất nước,
ñó cũng chính là những vấn ñề thực tiễn ñang diễn ra trong xã hội Việt Nam, ñồng
thời thể hiện mối quan hệ liên môn thật ñặc trưng và sâu sắc. Tính liên môn và thực
tiễn là hai yêu cầu cơ bản, không thể thiếu trong dạy học dự án. Vì vậy, có thể
khẳng ñịnh: Nội dung, chương trình Địa lí 12 là ñịa chỉ phù hợp, ngược lại, DHDA
sẽ tạo ñiều kiện thể hiện tốt ñặc trưng khoa học của môn học, giúp hoàn thành hiệu
quả mục tiêu tổng quát và cụ thể của chương trình, SGK Địa lí 12, THPT.
4. HS cuối cấp THPT sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các công dân thực thụ,
ñứng trước những vấn ñề cấp bách của Việt Nam và thế giới cần có nhận thức và
hành vi ñúng ñắn, nhiều ngả ñường nghề nghiệp cần có sự lựa chọn chính xác,
nhiều khó khăn, tồn tại của ñất nước cần có sự nỗ lực tham gia góp phần giải quyết,
ñồng thời nhận thức ñược tiềm năng, thế mạnh của ñất nước ñể tìm cách phát
2
huy,… DHDA có khả năng góp phần hình thành các giá trị trên. Ngược lại, HS 12,
lứa tuổi cuối cấp THPT có ñủ ñiều kiện và năng lực nhất ñể thực hiện các dự án học
tập Địa lí.
5. Giáo dục Việt Nam thực sự tiếp cận với DHDA thông qua các chương
trình Việt Bỉ, Microsoft, Intel gần 10 năm. Một bộ phận GV Việt Nam ñã tiếp cận
ñược cơ sở lí thuyết và thực tiễn về DHDA. Tuy nhiên, lí thuyết về DHDA từ các
chương trình trên chỉ mới dừng lại ở mức ñộ ñại cương – Lí luận dạy học chung: ñó
là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phổ biến DHDA trong các môn
học cụ thể ở trường phổ thông, trong ñó có môn Địa lí, dù tính ưu việt của nó luôn
ñược thừa nhận. Do ñó, việc nghiên cứu sâu hơn về lí thuyết cũng như thực tiễn về
DHDA cho từng môn học là ñiều cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những phân tích về thực tiễn trên ñây, chúng tôi chọn ñề tài
nghiên cứu “Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học
Địa lí 12 - Trung học Phổ thông” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Địa lí 12 – Địa lí Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác ñịnh phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học
Địa lí lớp 12 nhằm góp phần ñổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ ñộng, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh, từ ñó
nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHDA và của việc thiết kế và tổ
chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12.
2. Xác ñịnh hệ thống chủ ñề thực hiện theo PP dự án trong chương trình Địa
lí 12.
3. Phương pháp thiết kế các dự án trong dạy học Địa lí 12.
4. Qui trình tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12.
5. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của
ñề tài nghiên cứu.
3
3. Khách thể và ñối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12
– THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức thực hiện một số dự án có tính ñại diện trong chương
trình Địa lí lớp 12, chương trình cơ bản.
- Tập trung vào phần Thiết kế, phần Tổ chức thực hiện ñược xem như cụ thể
hóa và tiếp nối cho mục Tiến trình thực hiện trong phần thiết kế.
- Tổ chức thực nghiệm tại một số trường THPT ở khu vực phía Nam thuộc
các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Định.
- Vận dụng linh hoạt hầu hết các hình thức tổ chức dạy học ñịa lí.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xác lập ñược phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án Địa lí
12 theo một quy trình và ñảm bảo các nguyên tắc sư phạm hợp lí sẽ góp phần nâng
cao chất lượng dạy học Địa lí 12 ở trường THPT.
6. Tổng quan vấn ñề nghiên cứu
Trên thế giới
Learning by doing – Học qua làm/Học tập thông qua thực hành – hoạt ñộng
là xuất phát ñiểm của Dạy học dự án (Project Based Learning – PBL). Theo Suzie
Boss [116], ý tưởng Learning by Doing khởi nguồn từ thời cổ ñại (Khổng Tử,
Aristotle và Socrates) và sau này (thế kỉ 20) ñược tái sinh và phát triển bởi các triết
gia và các nhà giáo dục châu Âu và châu Mỹ mà tiêu biểu là John Deway [52]. Ông
quan niệm “Giáo dục không phải ñể chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục chính là
cuộc sống” (Tín ñiều sư phạm của tôi, 1987). Ngày nay, Dạy học dự án ñược áp
dụng phổ biến và thành công trong hầu hết các bậc học ở các nước phát triển. Lí
thuyết về Dạy học dự án, vì vậy, cũng rất phong phú và ña dạng mà phần tổng quan
này chỉ ñiểm qua một số công trình ñại diện gần ñây nhất.
4
* Các công trình lí thuyết ñại cương về DHDA
+ John W. Thomas, Ph.D (2000), “A Review of Research on Project Based
Learning”[110]. Là công trình tổng quan về các nghiên cứu DHDA trong thập niên
cuối cùng của TK 20 về 8 vấn ñề chính: Diễn giải Khái niệm DHDA; Cơ sở lí luận
và thực tiễn về DHDA; Đánh giá về hiệu quả của DHDA; Vai trò và ñặc ñiểm của
HS/SV trong DHDA; Khó khăn, thách thức trong ứng dụng DHDA vào thực tế dạy
học; Nâng cao hiệu quả của DHDA; Các kết luận chính; Định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo về DHDA.
Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm từ các trường
Đại học và phổ thông với hầu hết các chuyên ngành (y tế, tài chính, kiến trúc, pháp
luật, giáo dục …) và các môn học (toán, văn, công nghệ, ñịa lí …) tác giả ñã ñúc kết
ñược những hiệu quả DHDA mang lại cho SV/ HS, nhà trường như: tăng chất
lượng và hứng thú trong học tập; tăng ý thức tham gia công tác xã hội; phát triển
tư duy; tăng cường các kĩ năng: ñọc – viết, diễn thuyết, CNTT, làm việc cá nhân và
làm việc hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức ñể giải quyết các vấn ñề thực tiễn;
tạo ñiều kiện ñể HS/SV ñược tiếp xúc với những vấn ñề mới mẻ; thay ñổi cá nhân
của người học …
Bên cạnh ñó người dạy và người học vẫn có thể phải ñối mặt với một số khó
khăn. Chẳng hạn: HS/SV có thể lạc ñề theo sở thích cá nhân, thực hiện không ñúng
kế hoạch hoặc không theo hệ thống, khó khăn trong thu thập và xử lí dữ liệu, trong
hợp tác nhóm, thiếu kĩ năng xã hội… Trong khi ñó GV phải mất nhiều thời gian ñể
theo dõi quá trình làm việc của HS/SV (ñiều chỉnh, giải quyết mâu thuẫn), khó khăn
trong việc tích hợp công nghệ, trong phân công công việc phù hợp với năng lực của
HS, trong ñánh giá kết quả khách quan, chính xác…
Cuối cùng tác giả ñề xuất giải pháp khắc phục ñồng thời cũng chính là hướng
nghiên cứu DHDA tiếp theo như: Hiệu quả của DHDA trong tương quan so sánh
với các PP khác? Khả năng giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống của DHDA? Giải
pháp cho khó khăn và thách thức của DHDA? …Đây là tài liệu tham khảo quan
trọng, gợi mở cho hướng nghiên cứu của NCS nhằm khai thác tối ña mặt thuận lợi
và góp phần khắc phục những khó khăn thách thức của DHDA.